Nâng cao hiệu quả việc quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 71)

Một là, trích DPRR hợp lý. Rủi ro của ngân hàng là hoạt động mang tính tiềm do đó việc trích lập dự phòng, phản ánh như 1 khoản chi phí trong giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng này khi có biến cố không thu được các khỏan đã cho vay. Nợ xấu sẽ được xử lý bằng quỹ dự phòng nếu xảy ra. Vì vậy việc trích DPRR rất quan trọng, phải tuân thủ qui định về trích lập, kịp thời đề ra hướng giải quyết nếu dự phòng rủi ro vượt quá lợi nhuận.

Hai là, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro bằng công nghệ hiện đại. Để phòng ngừa rủi ro, các ngân hàng cần có một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro để kịp thời đưa ra phương án, đánh giá đối với từng khoản vay. Ví dụ như VietinBank đã xây dựng hệ

thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng, đưa ra các cảnh báo về mức độ rủi ro của khách hàng cho ngân hàng, từ đó chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ khách hàng, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu, tăng chất lượng tín dụng của hệ thống. Hệ thống này có khả năng tích hợp nhiều nguồn thông tin của khách hàng thông qua hệ thống Kho Dữ liệu doanh nghiệp, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy từ bên ngoài. Từ đó ngân hàng sẽ luôn cập nhật được thông tin đầy đủ về khách hàng như tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, biến động trong ngành nghề kinh doanh, nguồn trả nợ,.. ..Như vậy công tác quản trị, phòng ngừa rủi ro nên hiện đại hóa, áp dụng khoa học công nghệ, đánh giá kịp thời tình hình để đưa ra phương án phòng ngừa và xử lý kịp thời. Cụ thể đó là ứng dụng hệ thống công nghệ đối với công tác quản trị rủi ro thị trường trên module T -risk, phần mềm F2B - hệ thống quản lý hạn mức tín dụng khách hàng, hệ thống dự báo xác suất vỡ nợ.

Ba là, thay đổi mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Mô hình đo lường thống kê rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Việt Nam là mô hình chỉ số, đánh giá dựa theo tiêu chuẩn quy định mà không sử dụng mô hình thống kê tính toán xác suất. Thông tin thì không minh bạch nên mô hình đo lường không chính xác. Vì vậy vần phải xây dựng mô hình đo lường rủi ro, tính toán rủi ro, xác suất xảy ra vỡ nợ (PD), tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EDA) cho các đối tượng này, đồng thời điều chỉnh cần thiết theo ý kiến chuyên gia. Dựa vào mô hình này thì việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng sẽ dễ dàng hơn, từ rủi ro vỡ nợ có thể quy ra điểm cho một phần xếp hạng tín dụng.

Bốn là, phân loại giám sát nợ xấu định kỳ. Cần có sự giám sát chặt chẽ để kịp thời có những biện pháp linh hoạt phù hợp. Nhiều ngân hàng khá lơ là trong việc giám sát nợ, làm mất đi cơ hội giúp khách hàng phục hồi kinh doanh, bản thân ngân hàng mất đi cơ hội thu hồi nợ.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu

Một là, cơ cấu lại thời hạn trả nợ kết hợp với tham mưu giúp khách hàng có khả năng trả nợ. Ngân hàng nên kiểm soát chặt chẽ khi cơ cấu lại kì hạn, lãi suất trả nợ, tránh trường hợp khách hàng bỏ trốn. Xây dựng một khung quy định những trường hợp nào thì được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tư vấn cho khách hàng về phương án trả nợ với

kì hạn mới. Coi khách hàng là “bạn”, giúp đỡ nhưng không coi khách hàng là “thượng đế” mà bỏ qua việc kiểm soát chặt chẽ.

Hai là, chủ động trong việc thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay nghị quyết 42 đã giúp cho ngân hàng và các AMC dễ thở hơn trong việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo. Để việc xử lý tài sản bảo đảm diễn ra hiệu quả, cần có sự chủ động, lên phương án sẵn sàng cho mọi tình huống. Nếu khách hàng không hợp tác, có thể phải dùng đến biện pháp qua pháp luật, các nhà chức trách để giúp đỡ thu hồi tài sản. Xây dựng AMC riêng cho ngân hàng để chịu trách nhiệm chính về xử lý nợ xấu, thanh lý tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo nếu phát mại mà sụt giảm giá trị có thể không phát mại mà đem đi đầu tư sinh lời.

Ba là, hình thành một bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp khi hoán đổi nợ thành vốn.

Việc hoán đổi nợ thành vốn áp dụng cho nhóm 5 và sau khi đã trích lập dự phòng. Nợ nhóm 5 thường đến từ doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ nên việc hoán đổi nợ thành vốn phải cẩn trọng. Nên có bộ chỉ tiêu đánh giá cụ thể về khả năng có thể phục hồi của doanh nghiệp này, từ đó đưa ra quyết định có sử dụng biện pháp này hay không. Sau khi đã hoán đổi nợ thành vốn, cần giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh. Ngân hàng nên giao cho AMC tách 1 bộ phận chuyên tham mưu, điều hành giúp đỡ các doanh nghiệp này kinh doanh hiệu quả hơn.

Bốn là, bán nợ cho các tổ chức khác không chỉ VAMC. Không chỉ xử lý nợ bằng cách bán nợ cho VAMC, các ngân hàng và các AMC của ngân hàng cũng nên đẩy mạnh việc mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm. Quan trọng là giá cả, thông tin phải minh bạch thì mới thu hút người mua

3.2.4 Nâng cao nội lực của các ngân hàng

Một là, nâng cao năng lực tài chính. Các NHTM đặc biệt là những ngân hàng nhỏ hiện nay cần gấp rút thực hiện lộ trình tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra nên cho các nhà đầu tư nước ngoài tham giá góp vốn mua cổ phần của các NHTM. Việc này giúp các NHTM bổ sung thêm vốn kinh doanh, hoạt động hiệu quả hơn khi có sự giám sát thêm từ nhà đầu tư nước ngoài.

Hai là, không phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng mà nên đẩy mạnh ở các dịch vụ.

trung đẩy mạnh hoạt động tín dụng, trong khi hoạt động tín dụng lại cực kì rủi ro, nên nợ xấu là không tránh khỏi. Vì vậy các NHTM không nên phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng mà nên đẩy mạnh hoạt động trong các mảng dịch vụ thanh toán, thẻ,.. .và thu được lợi nhuận từ những phí dịch vụ đó. Những hoạt động này ít rủi ro hơn trong khi nhu cầu sử dụng là lớn.

Ba là, đào tạo cán bộ tín dụng ngân hàng về chuyên môn và đạo đức. Các cán bộ tín dụng nếu không được trang bị tốt về kiến thức và đạo đức sẽ dẫn đến sai lầm trong việc cấp tín dụng. Cần thường xuyên có những lớp đào tạo cán bộ, cập nhật thêm cho các cán bộ những thông tin mới nhất liên quan đến thị trường để đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực làm việc, trách nhiệm với công việc.

Bốn là, đa dạng hóa danh mục cho vay trong quy trình tín dụng. Việc chỉ tập trung đầu tư vào một vài lĩnh vực sẽ mang đến những rủi ro lớn cho ngân hàng, đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, hạn chế nợ xấu. Tuy nhiên vẫn nên phân chia cơ cấu cho vay hợp lý, cho vay nhiều hơn vào những lĩnh vực an toàn, những lĩnh vực rủi ro vẫn cho vay nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ.

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Ngoài việc các NHTM tự chủ động sử dụng những biện pháp đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro, hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu, Chính phủ và NHNN cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu và xử lý nợ xấu.

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Một là, xây dựng, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc. Chính phủ cần ban hành những quy định, văn bản pháp luật nhằm giám sát, điều tiết chặt chẽ hơn thị trường tài chính, tiền tê, ngành ngân hàng để xác định những mục tiêu cốt lõi hỗ trợ hệ thống tài chính, đảm bảo tốc độ và khả năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, phân tán rủi ro tài chính. Một hệ thống tài chính vững chắc sẽ là nơi hiệu quả để xây dựng và phát triển các thị trường mới như thị trường mua bán nợ xấu.

Hai là, hoàn thiện khung pháp lý về phá sản ngân hàng. Chính phủ nên tiếp tục tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các NHTM yếu kém. Mạnh tay xử lý những ngân hàng yếu kém qua việc mua bán, sáp nhập. Xây dựng khung pháp lý chuẩn cho việc phá sản của NHTM như ở Nhật Bản.

Ba là, phát triển một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Hiện nay, theo VAMC, rất nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đến các khoản nợ xấu ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên, điều họ lo ngại là Việt Nam vẫn thiếu một môi trường pháp lý thuận lợi cho thị trường mua bán nợ. Do vậy cần chú trọng việc tháo gỡ các vướng mắc về luật, để khơi thông pháp lý đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, trong đó cần thu hút các tổ chức trong và ngoài nước tham gia nhiều hơn vào quá trình nợ xấu ngân hàng. Ngoài ra, cần xây dựng chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư mua nợ. Thứ nhất là chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những nhà đầu tư mua nợ về để khôi phục, phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nợ xấu. Điều này sẽ khuyến khích và là động lực để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Thứ hai là có thể xây dựng cơ chế tài chính ưu đãi cho việc “mua - bán nợ quan trọng” và giao VAMC tổ chức dịch vụ. Với khoản nợ xấu quan trọng, quy mô lớn, nên có cơ chế ưu đãi tài chính bằng cách người mua (VAMC) trả một phần tiền (20 - 30 khoản giá trị mua nợ), phần còn lại được vay với lãi suất ưu đãi.

Bốn là, cần đẩy mạnh chứng khoán hóa nợ xấu. Chỉ khi thị trường mua bán nợ xấu có nhiều và đa dạng hàng hoá thì mới nhiều người tham giá. Các tổ chức, cá nhân nên được Chính phủ cho vay một khoản tiền có lãi suất bằng 0 trong 3 - 5 năm để tham gia mua lại nhằm khuyến khích nhiều người tham gia thị trường.

Năm là, mạnh bạo mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có tiềm lực mạnh về tài chính và quản lý điều hành các doanh nghiệp khá hiệu quả. Chính phủ nên có các cơ chế khuyến khích họ tham gia mua nợ xấu.

Sáu là, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ. Nghị quyết 42 đã tháo gỡ một số nút thắt trong việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo, song vẫn tồn tại một số hạn chế như thủ tục pháp lý khá lằng nhằng, thời gian xử lý chậm. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý hiệu quả TSBĐ, có những khung pháp lý tạo thuận lợi trong việc thu hồi xử lý cho các ngân hàng, AMC, VAMC.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Một là, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động hệ thống ngân hàng.

Công tác thanh tra giám sát lỏng lẻo là một trong các nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao. NHNN cần tăng cường hoạt động này trong toàn hệ thống, kiểm tra và phát hiện tức thời các sai phạm hay các tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng để có những biện pháp kịp thời. Đối với các tổ chức tín dụng cố tình che giấu nợ, không thực hiện nghiêm túc xử lý nợ xấu sẽ phải tiến hành thanh tra toàn diện, yêu cầu kiểm toán, yêu cầu hạn chế tín dụng, tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn.

Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giám sát các TCTD. Chuyên môn, trình độ của đội ngũ thanh tra giám sát TCTD là vô cùng quan trọng. Ngoài ra sự suy dổi về đạo đức cũng dẫn đến việc thất thoát nguồn vốn. Đào tạo thế hệ trẻ với tri thức và ứng dụng công nghệ tốt sẽ làm thay đổi dần dần đội ngũ cán bộ, làm việc hiệu quả hơn và có những đề xuất góp ý mới hơn.

Ba là, xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu có tính chủ động cho các NHTM cổ phần.

Hiện nay, việc xử lý nợ xấu hoặc các khoản sắp phát sinh nợ xấu của các NHTM cổ phần khá bị hạn chế. Điều này làm việc xử lý nợ xấu kéo dài, gây thêm khó khăn cho ngân hàng. NHNN nên xây dựng một cơ chế xử lý nợ xấu chung cho các ngân hàng, để các ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ.

Bốn là, thành lập một tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s, Fitch, Standard&Poor’s chung cho hệ thống NHTM Việt Nam. Có thể phát triển trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CICB thành tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp bới đã có sẵn thông tin của khách hàng và các tổ chức. Nếu phát triển được mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cho cả hệ thống thì việc phân loại xử lý nợ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

3.3.3 Kiến nghị với doanh nghiệp

Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ cũng là khởi nguồn cho việc mất khả năng trả nợ, dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Vì vậy trong phần giải pháp này, việc đề xuất giải pháp quản lý điều hành, kiểm soát khả năng trả nợ là điều cần thiết. Các giải pháp này bao gồm:

Một là, nâng cao năng lực quản trị. Việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh khoản một phần là do người điều hành không đủ kiến thức, kinh nghiệm. Vì vậy, với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cần xem xét về khả năng

quản lý của người điều hành, thay đổi người nều người hiện tại không đáp ứng được về mặt năng lực. Để làm được điều này, cần xây dựng một cơ chế lành mạnh trong hệ thống doanh nghiệp, việc thăng tiến dựa trên năng lực của từng người. Các doanh nghiệp nhà nước cũng cần thay đổi, giảm tình trạng quan liêu, “mua chức” để có một môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn

Hai là, luôn đảm bảo về lưu lượng tiền mặt. Khi nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn hãy cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất rồi chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết để vẫn duy trì được việc kinh doanh, sinh lời cho doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp không còn khả năng để làm điều đó, cần nhanh chóng bán tất cả các hàng tồn kho, thanh lý tài sản để đảm bảo nghĩ vụ trả nợ cho các chủ nợ.

Ba là, kịp thời báo với ngân hàng khi xảy ra vấn đề về trả nợ. Doanh nghiệp nên thường xuyên theo đõi diễn biến môi trường kinh tế, xã hội để có những thích ứng phù hợp. Khi nền kinh tế có biến động, suy thoái, làm ăn khó khăn, doanh nghiệp cần có những thay đổi về việc chi tiêu, kinh doanh cho phù hợp. Doanh nghiệp nên báo với chuyên viên khách hàng doanh nghiệp phụ trách khoản vay về những khó khăn để có những tư vấn về phương án trả nợ kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở thực trạng xử lý nợ xấu của chương 2, chương 3 đề ra những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM. Ngoài ra, chương này còn trình bày nhóm giải pháp và kiến nghị với Chính phủ và NHNN về công tác xử lý nợ xấu để hoàn

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w