Những hạn chế trong phương pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 63)

Một là, trích lập dự phòng ăn mòn lợi nhuận ngân hàng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, dù lợi nhuận của nhiều ngân hàng thu về rất lớn, nhưng phải chi hàng ngàn tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro như BIDV (lợi nhuận 17556 tỷ đồng, trích lập dự phòng lên tới 11553 tỷ đồng). Rất nhiều ngân hàng cứ kiếm được 2 đồng thì chỉ được giữ lại 1 đồng lợi nhuận, phải chi 1 đồng cho trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể, VPBank lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (hợp nhất) là 11.255 tỷ đồng thì phải trích lập dự

phòng rủi ro 5.620 tỷ đồng; ACB đạt lợi nhuận 3.332 tỷ đồng, phải trích lập 1.423 tỷ đồng vào năm 2017

Hai là, việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập. Khách hàng có thể không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ tích cực để giải quyết khó khăn cho tổ chức tín dụng. Ngoài ra, điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Ba là, biện pháp hoán đổi nợ thành vốn còn hạn chế. Các tổ chức tín dụng chỉ được hoán đổi loại nợ xấu xấu nhất- nợ nhóm 5, đã được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 100% theo quy định hiện hành, hoặc đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, đã đưa ra ngoại bảng nên mục đích của việc hoán đổi nợ thành không phải là để làm đẹp sổ sách mà như 1 khoản đầu tư của ngân hàng, giúp doanh nghiệp hồi phục. Tuy nhiên cần lưu ý thận trọng khi dùng biện pháp này vì nợ nhóm 5 thường là của doanh nghiệp làm ăn kém cỏi nên khó có lãi trở lại được

Bốn là, tốc độ xử lý nợ của VAMC rất thấp. Tỷ lệ thu hồi được chỉ gần 15%, còn lại vẫn nằm ở TPĐB và khoản nợ chưa xử lý được. Cho đến nay VAMC chưa thể dung tiền thật để mua nợ theo giá trị thị trường giống như trên thế giới mà phải thông qua phát hành trái phiếu. Vì vậy thực chất VAMC chỉ mới đóng vai trò như là “cái kho” lưu trữ nợ xấu chứ chưa thực sự là công cụ hiệu quả xử lý được nợ xấu.

Năm là, thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam chưa thực sự rõ nét. Đây cũng là lý do tại sao VAMC và các ngân hàng chưa thể thực hiện việc xử lý nợ thông qua chứng khoán hóa khoản nợ một cách hiệu quả được. Thị trường mua bán giống như cái “chợ”, phải có người mua, kẻ bán, có hàng hóa đa dạng và được công khai minh bạch. Nhưng quá ít người mua kẻ bán, chỉ có VAMC, DATC và các AMC của các ngân hàng tham gia vào thị trường này, nên chưa thể kích hoạt thị trường phát triển mạnh được. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có mong muốn thực hiện mua nợ xấu qua VAMC nhưng các quy định hiện hành về vấn đề này khá phức tạp, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Sáu là, thiếu sự linh hoạt, đa dạng khi áp dụng các phương pháp xử lý nợ xấu.

Việc các ngân hàng sử dụng phương pháp xử lý nợ xấu hiện nay tại Việt Nam còn khá hẹp. Các NHTM mới chỉ tập trung vào 3 nhóm biện pháp là sử dụng DPRR, thu hồi và xử lý TSBĐ, bán các khoản nợ xấu cho VAMC mà chưa mở rộng các biện pháp khác.

2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong các biện pháp xử lý nợ xấu

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, nền kinh tế chưa đủ vững mạnh. Nợ xấu được giải quyết khi doanh nghiệp khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận để trả nợ được ngân hàng. Vì vậy cần thực hiện nhiêu giải pháp cùng với những bộ ban ngành khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời thúc đẩy, vực dậy nền kinh tế, từ đó nợ xấu được đẩy lùi.

Hai là, thị trường chứng khoán còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là thị trường thứ cấp với những khoản chứng khoán phái sinh. Chính vì vậy mà thị trường mua bán nợ xấu chưa thể phát triển được. Thị trường mua bán giống như cái “chợ”, phải có người mua, kẻ bán, có hàng hóa đa dạng và được công khai minh bạch. Nhưng hàng hóa thì chưa có, người mua bán như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thì e ngại về sự minh bạch cũng như hành lang pháp lý.

Ba là, hành lang pháp lý chưa thống nhất, rõ ràng. Chưa hoàn thiện khung pháp lý là một trong những nguyên nhân gây tốc độ xử lý nợ xấu thấp. Từ việc xử lý TSBĐ, tranh chấp TSBĐ, mua bán nợ, giá khoản nợ đều cần có những văn bản pháp lý quy định cụ thể và chặt chẽ với nhau.

Bốn là, chưa có một hành lang pháp lý cụ thể cho VAMC. VAMC hiện nay hoạt động không dựa trên một văn bản pháp luật cụ thể nào trong suốt thời gian từ lúc thành lập đến nay. Chính vì vậy mà hoạt động của VAMC chưa hiệu quả, tiềm ẩn nhiều vấn đề bên trong.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, các NHTM vẫn sống dựa chủ yếu vào tín dụng. Hệ lụy từ tăng trưởng “nóng” về tín dụng thời gian qua là rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Do đó, các NHTM đã phải trích lập dự phòng rất nhiều và sử dụng quỹ DPRR để xử lý nhóm nợ, khiến lợi nhuận giảm đi.

Hai là, thiếu linh hoạt trong quá trình giám sát, xử lý nợ. Trong quy trình xử lý nợ xấu, các NHTM khá kém linh hoạt. Khi khoản vay bị xếp hạng vào nhóm nợ xấu, bước đầu các NHTM chỉ tập trung tìm biện pháp xử lý nào để không làm xấu kết quả kinh doanh, nhanh và ít tốn chi phí nhất mà không giám sát xem khoản nợ xấu mà minh xử lý như vậy đã hiệu quả chưa, chưa hiệu quả thì có cần áp dụng biện pháp khác không. Mỗi khoản nợ xấu đều có nguyên nhân riêng, độ rủi ro khác nhau, nên không phải khoản nợ nào cũng chỉ sử dụng một vài loại biện pháp.

Ba là, các ngân hàng không đủ nguồn lực cho việc tự xử lý nợ xấu. Trích lập dự phòng rủi ro quá nhiều làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đôi khi trích lập dự phòng rủi ro còn vượt quá cả số lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếm được, làm giảm nguồn lực của ngân hàng.

Bốn là, khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong quá trình thu hồi và xứ lý TSBĐ. Nhiều khách hàng chây ì, không trả nợ nhưng cũng không hợp tác với ngân hàng trong quá trình thu hồi TSBĐ, gây khó khăn cho ngân hàng, AMC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Theo dõi diễn biến nợ xấu có thể thấy rằng nợ xấu của hệ thống NHTM đã giảm ở mức an toàn tuy nhiên có dấu hiệu có thể tăng trở lại do những bất cập trong các biện pháp xử lý nợ xấu đang tiến hành. Sau khi đã đánh giá hiệu quả và tìm ra những hạn chế cùng nguyên nhân hạn chế của các biện pháp xử lý nợ xấu, các giải pháp và đề nghị cho việc xử lý nợ xấu sẽ được nêu rõ ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU

Theo thực trạng xử lý nợ xấu giai đoạn 2015 -2017, có thể thấy biện pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu là sử dụng DPRR và bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên việc sử dụng DPRR để xử lý nợ một cách từ từ, an toàn chứ không phải là ngân hàng thực sự thu hồi được khoản tiền để bù đắp nợ. Ngoài ra việc bán nợ cho VAMC để xử lý nợ cũng không hiệu quả do tỷ lệ VAMC thu hồi được nợ rất thấp, còn lại là phát hành trái phiếu đặc biệt và các ngân hàng phải trích lập trong vòng 5 năm. Vì vậy VAMC chưa phát huy được vai trò là tổ chức xử lý nợ xấu mà vẫn bị coi là kho chứa nợ xấu để các NHTM làm đẹp sổ sách. Con số báo cáo tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD là dưới 3 nhưng nếu tính cả số nợ chưa đươc xử lý tại VAMC thì tỷ lệ nợ xấu gấp đến gần 3 lần.

Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới cùng thực trạng hiện tại của vấn đề nợ xấu ở Việt Nam, một số định hướng được đưa ra cho công tác xử lý nợ xấu.

Một là, nâng cao các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm nợ xấu. Việc các NHTM thận trọng trong quy trình tín dụng và quản trị rủi ro sẽ giúp hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng. Phát hiện sớm nợ xấu cũng giúp các ngân hàng kịp thời có những biện pháp hiệu quả để xử lý nợ xấu.

Hai là, đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã có thì cần được duy trì và nâng cao hiệu quả và cần thêm những giải pháp mới, hoặc phát triển từ các biện pháp đã có.

Ba là, áp dụng công nghệ khoa học hiện đại vào các hoạt động từ việc xếp hạng tín dụng, quản trị rủi ro đến việc xử lý nợ. Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp các hoạt động này dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.

Bốn là, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, thị trường mua bán nợ xấu. Một hành lang pháp lý vững chắc là cơ sở cho các hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, minh bạch. Đặc biệt là nếu phát triển thị trường mua bán nợ xấu, thì việc xử lý nợ xấu càng dễ dàng hơn.

Giải quyết nợ xấu cần sự phối hợp của các chủ thể: NHTM, Chính phủ, NHNN, các doanh nghiệp. Các NHTM cần có cả các biện pháp phòng ngừa hạn chế nợ xấu, từ việc nâng cao quy trình tín dụng, kiểm soát rủi ro trong từng khâu, và phát triển thêm một số biện pháp xử lý nợ xấu như chứng khoán hóa nợ xấu, hoán đổi nợ thành vốn, đồng thời nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực tài chính. Để có những giải pháp mang tính hệ thống, tác động nhanh và sâu rộng, cần có sự điều tiết của Chính phủ. Chính phủ cần đưa ra những quy chế, tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho vấn đề xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo, phát triển thị trường mua bán nợ. NHNN lại đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các NHTM trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu, đưa ra những giải pháp kịp thời cho các ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu xuất phát từ doanh nghiệp, nên cũng cần phải có những giải pháp kiến nghị để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, quản lý các khoản vay sao cho đáp ứng khả năng trả nợ.

3.2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2.1. Nâng cao quy trình cấp tín dụng

Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một bài toán nan giải, cần mất rất nhiều công sức và thời gian mới có thể giải quyết triệt để nợ xấu. Cho dù năm 2017 tỷ lệ nợ xấu đã được đẩy lùi ở mức an toàn nhưng nợ xấu vẫn rình rập đe dọa tăng cao vì các biện pháp đưa ra chưa thực sự hiệu quả để phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu không hề dễ dàng, vì vậy việc phòng ngừa nợ xấu là vô cùng quan trọng. Hơn nữa việc này cần được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình cấp tín dụng.

Một là, thắt chặt chính sách tín dụng. Nhiều ngân hàng mải mê tranh đua mở rộng tín dụng, chiếm lĩnh thị trường mà cho vay dưới chuẩn. Việc hạ thấp tiêu chuẩn khoản vay gây nên những rủi ro, nguy hại cho ngân hàng. Những khoản vay dưới chuẩn thường đến từ những các nhân, tổ chức yếu kém về khả năng tài chính, tài sản đảm bảo giá trị thấp, khả năng thu hồi nợ rất kém, mầm mống nợ xấu xuất hiện. Để phòng ngừa nợ xấu, tốt nhất là kiểm soát từ gốc rễ. Nâng cao chất lượng khoản vay giúp ngân hàng có những khoản vay chất lượng có khả năng thu hồi cao, tránh được rủi ro nợ xấu. Việc nâng chuẩn cho vay nên được áp dụng với toàn bộ hệ thống chứ không riêng gì ngân hàng nào. NHNN nên có thêm văn bản qui định về chuẩn cho vay, kiểm soát chặt chẽ những ngân hàng vi phạm để có hướng xử lý kịp thời.

Hai là, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là tài sản quan trọng giúp các NHTM, AMC thu hồi lại để bù đắp khoản nợ xấu. Tài sản bảo đảm có giá trị thấp, khó bán, phát mại sẽ gây khó khăn trong quá trình thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy cần nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo, khoản vay càng lớn thì tài sản bảo đảm cho nó phải càng lớn và ít bị sụt giảm giá trị. Có thể nói bất động sản là một tài sản đảm bảo vô cùng phổ biến bởi giá trị lớn và ổn định. Tuy nhiên cần phải chú trọng đến chất lượng của tài sản đó vì vẫn có thể xảy ra sụt giảm theo giá thị trường. Ở đây cũng cần công tác thẩm định giá của các ngân hàng phải minh bạch.

Ba là, đồng bộ về tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng. Các ngân hàng hiện nay đểu có hệ thống xếp hạng tín dụng dựa trên kinh nghiệm (mô hình chuyên gia) bao gồm cả định tính và định lượng. Thông tin định tính thì không chính xác bơi thông tin tại Việt Nam thiếu sự minh bạch, chuẩn xác, hơn nữa việc đưa ra yêu tố định tính thường dựa vào kinh nghiệm, chiến lược từng ngân hàng nên việc đánh giá giữa các ngân hàng chưa có sự đồng nhất. Cùng một khách hàng nhưng qua hệ thống của các ngân hàng khác nhau sẽ cho ra điểm khác nhau. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống chấm điểm tài chính, phi tài chính thống nhất các bộ tiêu chuẩn, triển khai áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho toàn hệ thống. Điều này sẽ giúp việc đánh giá khách hàng trở nên khách quan hơn, chính xác hơn. Nên triển khai mới hệ thống xếp hạng tín dụng và thẩm định tự động (CRA) theo thông lệ quốc tế chung cho toàn hệ thống. Ngoài ra có thể xây dựng mô hình đánh giá xếp loại tín dụng tùy theo từng nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, start-up cũng cần được áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng khác, đánh giá về nhiều phương diện hơn so với những doanh nghiệp lớn.

Bốn là, kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Khi vay ngân hàng, khách hàng luôn phải cam kết trong hợp đồng tín dụng về mục đích sử dụng vốn của mình. Ngân hàng xem xét mục đích sử dụng vốn, sau quá trình phân tích đánh giá về tính khả thi của phương án sử dụng vốn này mới cho vay. Tuy nhiên nếu sau khi được giải ngân, khách hàng lại sử dụng vốn sai mục đích, thì toàn bộ những thẩm định đánh giá phương án sử dụng vốn của ngân hàng không còn giá trị. Lúc này rủi ro lại tăng do việc sử dụng vốn của khách hàng sai mục đích ban đầu có thể dẫn đến thua lỗ, không có khả năng trả được nợ. Như vậy, trong quy trình tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt

động sau vay của khách hàng để có biện pháp phù hợp khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời kịp thời xử lý, hỗ trợ, tránh mất mát cho cả hai bên.

Năm là, giám sát khoản vay thường xuyên định kì. Để có thể kịp thời chuyển nhóm nợ, xử lý nợ xấu, thì các NHTM cần phải giám sát khoản vay chặt chẽ, định kì,

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w