Trong 4 năm trở lại đây, các biện pháp chính được sử dụng để giảm nợ xấu bao gồm: VAMC thu hồi nợ, TCTD trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC, TCTD tự xử lý (bằng xóa nợ, thu hồi nợ...). Theo đó, các TCTD tự giải quyết nợ xấu vẫn là phương pháp chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống, chiếm 52 trong các biện pháp xử lý.
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu các biện pháp xử lý nợ xấu VAMC thu. h□i I4⅛ CTD ch Láp . P hi CU. £ hiét
Nguồn: Báo cáo ngành Ngân hàng 2016 VCBS
2.2.1 Các biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại
❖Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Quy định về việc sử dụng DPRR để giải quyết nợ xấu là khác nhau ở các ngân hàng. Có những khoản vay sẽ được ngân hàng linh động sử dụng TSBĐ để xử lý rủi ro trước thay vì sử dụng DPRR. Thường thì đó sẽ là khoản vay tín chấp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có TSBĐ thế chấp mà dựa trên uy tín của doanh nghiệp, thì thường ngân hàng sẽ tự xử lý nợ xấu bằng sử dụng dự phòng rủi ro.
Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng.
Biện pháp trích lập dự phòng rủi ro vẫn là một trong những biện pháp được áp dụng triệt để. Đây cũng là biện pháp bắt buộc với tất cả các TCTD, nếu không trích lập dự phòng sẽ không được chia cổ tức.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận thuần của một số ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017
■ Năm 2015 BNam 2016 BNam 2017
Nguồn: Vietstock.vn
Năm 2015, tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận khá đồng đều ở các ngân hàng, dao động khoảng 39% - 59%, chỉ có Eximbank là ngân hàng có tỷ lệ cao nhất. Eximbank có chi phí dự phòng rủi ro là 1434 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ có 1523 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận là gần 94,16%. ABBank là ngân hàng đứng thứ 2 với tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận là 85%. Sang năm 2016, tỷ lệ này của Eximbank và ABBank cũng đã giảm, nhưng lại có ngân hàng SHB với tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận đạt mức kỷ lục 131,55%, có thể thấy nợ xấu của ngân hàng là rất lớn. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank lại có chi phí dự phòng âm. Điều này là Sacombank đang đối mặt với giai đoạn khó khăn trong giai đoạn vừa qua khi thực hiện theo đề án tái cơ cấu của NHNN, sáp nhập và xử lý nợ xấu của ngân hàng Phương Nam và ngân hàng này đang cần một thời gian nữa mới giảm được với gánh nặng lỗ và chi phí dự phòng. Bằng chứng là sang năm 2017, tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận của Sacombank đã dương trở lại, đạt 18%.
Biểu đồ 2.11: Mức trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng 2015 - 2017
■ Năm 2015 BNam 2016 BNam 2017
Nguồn: Vietstock.vn
BIDV dẫn đầu với mức trích lập 11887 tỷ đồng, tiếp sau đó là Vietinbank với 6663 tỷ đồng và Vietcombank với 4507 tỷ đồng. Trong đó, con số dự phòng tại Vietcombank và VietinBank đã vượt quá cả số dư nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đặc biệt, đối với Vietcombank mức dự phòng vượt trội hơn 4.000 tỷ đồng trong khi ngân hàng này đã không còn nợ xấu tại VAMC. Điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp dùng dự phòng để xóa nợ xấu thì Vietcombank vẫn có thêm hơn 4.000 tỷ lợi nhuận, đó là chưa kể ngân hàng đã trích lập 4.500 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó phần bán cho VAMC là 220 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,14%; các tổ chức tín dụng tự xử lý 328 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,8%. Trong tổng lượng nợ xấu đã xử lý thực chất 328 nghìn tỷ đồng đó, chiếm lớn nhất là 141.886 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn lực dự phòng rủi ro. Như vậy có thể thấy biện pháp sử dụng DPRR để giải quyết nợ xấu vẫn là biện pháp hiệu quả và được các ngân hàng áp dụng triệt để.
❖Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Cụ thể, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Có thể thấy NHNN cho phép sử dụng biện pháp này trong trường hợp muốn khách hàng có thời gian để có phương án trả nợ cũng như tránh bị xếp hạng xấu khi tiếp cận vốn NHTM khác. Tuy nhiên, biện pháp này ít được NH áp dụng vì khi kéo dài thời gian trả nợ thì càng thêm nhiều rủi ro không đòi được nợ đối với ngân hàng. Không có con số thống kê cụ thể về việc áp dụng biện pháp này nhưng chắc chắn một điều là các ngân hàng phải thận trọng khi áp dụng.
❖Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm
Thời gian qua các ngân hàng đã thành lập các AMC - công ty quản lý tài sản, là công ty con của ngân hàng, triển khai các hoạt động thu hồi nợ, trong đó, ba biện pháp chính thường được áp dụng là đôn đốc khách hàng trả nợ, thu giữ tài sản đảm bảo, khởi kiện khách hàng.
Tuy nhiên việc xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng, AMC vô cùng khó khan do hành lang pháp lý, thủ tục rườm rà gây khó dễ. Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực, đưa ra những điều khoản cho các ngân hàng, công ty quản lý tài sản tự do thu hồi xử lý tài sản đảm bảo, các ngân hàng ráo riết lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ bị bỏ lại nhiều năm. Một số ngân hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý để khởi kiện ra tòa một số khoản nợ khó đòi.
Ngày 14/9/2017, NH Quốc Dân (NCB) tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp là lô đất 2.100 m2 tại khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, với giá khởi điểm hơn 11,6 tỷ đồng. Ngay19/9/2017, Agribank dự kiến ngày tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản và quyền sử dụng đất của dự án V-Ikon với mức khởi điểm 319,5 tỷ đồng. Như vậy năm 2017 vừa qua, biện pháp thu hồi xử lý tài sản đảm bảo đã được phát huy, giúp các ngân hàng thu hồi một khoản tiền đáng kể bù đắp cho những khoản nợ xấu đã từ lâu.
❖Hoán đổi nợ thành vốn và chứng khoán hóa các khoản vay
Thời gian qua một số trường hợp đã triển khai nợ xấu thành vốn góp như VietinBank tham gia làm cổ đông chiến lược khi cổ phần hóa các cảng thành viên thuộc Vinalines. VietinBank được chuyển số nợ vay 5.000 tỉ đồng của Vinalines và các đơn vị thành viên thành vốn cổ phần tại các cảng thành viên khi tiến hành cổ phần hóa. Tiếp đó, ACB cũng đã phải mua lại 12,6 triệu cổ phần của Công ty CP vận tải biển VN (mã VOS) đơn vị thành viên của Vinalines.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã thực hiện phương án chuyển nợ thành vốn góp. Vào giai đoạn 2011 - 2012 Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng đã ngừng cung cấp tín dụng, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Công ty bị thua lỗ, số dư nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá lên tới cả nghìn tỉ đồng.
Được sự đồng ý của Chính phủ, SHB trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50 vốn điều lệ Bianfishco (Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỉ đồng) và tham gia vào hoạt động tái cấu trúc toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Bianfishco. Hiện tại theo lãnh đạo SHB, Bianfishco đã ổn định hoạt động và bắt đầu có lãi, đời sống người lao động được duy trì.
Tuy nhiên, việc chuyển hóa nợ thành vốn góp nếu không thận trọng sẽ để lại nhiều hệ lụy. Nhìn vào thực tế hiện nay, rất nhiều ngân hàng đổ vốn cho vay hạ tầng, giao thông, bất động sản, xi măng... nếu việc chuyển nợ thành vốn góp diễn ra ồ ạt, khi đó ngân hàng sẽ trở thành những nhà đầu tư giao thông, bất động sản, trong khi lĩnh vực
này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi chức năng nhiệm vụ của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, chứ không phải kinh doanh sản xuất hàng hóa hay quản lý doanh nghiệp.
Nhìn từ Bianfishco, VietinBank, có thể thấy, đổi nợ thành vốn góp có nhiều điểm tích cực. Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy, giải pháp nuôi nợ này giúp ngân hàng có thêm thời gian để thu hồi nợ, trước mắt là làm sạch bảng cân đối tài sản, giúp nợ xấu giảm đi nhanh chóng.
Còn biện pháp chứng khoán hóa khoản vay còn là một biện pháp mới mẻ với Việt Nam. Tại đất nước có thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam thì việc sử dụng chứng khoán hóa là khá mới và khó áp dụng. Nghiệp vụ chứng khoán hóa nợ xấu hâu như chưa xuất hiện ở Việt Nam.
❖ Mua bán các khoản nợ xấu
Việc mua bán các khoản nợ xấu của NHTM hiện nay chủ yếu là với VAMC. Các ngân hàng và AMC của nó chủ yếu bán nợ xấu chứ ít khi mua nợ, và giao dịch giữa các ngân hàng về mua bán nợ cũng rất hiếm. Do thị trường mua bán nợ chưa hình thành và VAMC gần như độc quyền nên chủ yếu các ngân hàng bán nợ cho VAMC.
2.2.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu của cơ quan quản lý Nhà nước
❖ Thành lập công ty quản lý tài sản
Năm 2013, Thống đốc NHNN quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty VAMC). Đây là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100 vốn điều lệ, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam. Hoạt động của Công ty VAMC gồm có: Mua nợ xấu của các TCTD; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty VAMC thu nợ; Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Tổ chức bán đấu giá tài sản; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD,...
Các NHTM có nợ xấu sẽ bán nợ cho VAMC và được nhận lại trái phiếu lãi suất 0/năm, kì hạn 5 năm dựa trên giá trị mua khoản nợ. VAMC ưu tiên mua các khoản nợ có dư nợ lớn và đã chuyển đổi thành trái phiếu đặc biệt, ưu tiên mua theo giá thị trường đối với các khoản có số dư nợ gốc có giá trị lớn nhằm giảm thiểu chi phí theo dõi, quản lý, giám sát đối với khách hàng vay, tài sản bảo đảm cho VAMC. Đồng thời cũng ưu tiên chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá thị trường. Khi mua nợ, VAMC sẽ đưa cho các NHTM trái phiếu. Các NHTM cũng phải trích lập dự phòng cho khoản trái phiếu đó. Giá mua sẽ được VAMC và tổ chức tín dụng (TCTD) tự thoả thuận trên cơ sở kết quả định giá, khả năng phát mại tài sản bảo đảm, hoặc triển vọng thu hồi khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc khả năng bán khoản nợ cho nhà đầu tư.
Dư nợ gốc nội bảng 107.64
4 42.183 20.995
“4 Giá mua 99.14
3
STT Năm 2015 2016 T8/2017
1 Điều chỉnh lãi suất
Dư nợ gốc 269 1178 24
9
Số lượng KH 13^ 8
1
24
2 Miễn, giảm lãi phí
Số tiền miễn giảm 43.9 83
4 459 Số lượng KH 20 43 4 Ĩ4 4 3 Cơ cấu nợ Dư nợ gốc 338^ 23 1 91 Số lượng KH 10" 1 2 1 STT Chỉ tiêu 2015 2016 T8/2017 1 Bán nợ Số lượng KH 9 4 0 560" Số lượng khoản nợ 11 5 7 65 1 Giá bán 1.18 3 4.860 H 2 Bán TSBĐ Giá bán 4.18 0 6.356 3.017
Bảng 2.2: Số nợ xấu ngành ngân hàng bán cho VAMC 2015 - 2017 (đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: VAMC
Năm 2015, VAMC mới đi vào triển khai được 2 năm nhưng đã thu hút rất nhiều ngân hàng tổ chức tín dụng bán nợ xấu. Số khoản nợ lên đến 14310 tỷ đồng và dư nợ gốc nội bảng là 107644 tỷ đồng. Tuy nhiên sang năm 2016, có vẻ các ngân hàng, tổ chức cũng không còn mặn mà với biện pháp này mà vẫn muốn tự xử lý nợ xấu, nên số khách hàng của VAMC giảm gần 10 lần, số khoản nợ chỉ còn 1240 tỷ đồng và dư nợ gốc nội về việc xử lý nợ xấu, VAMC chủ yếu xử lý qua việc cơ cấu, miễn giảm lãi cho khách hàng, bán đầu giá các khoản nợ và phát mại, bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, còn việc chứng khoán các khoản nợ vẫn chưa được triển khai hiệu quả.
Bảng 2.3: Thống kê về số lượng nợ được cơ cấu, điều chỉnh lại của VAMC giai đoạn 2015 - 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Nguồn: VAMC
Tích lũy từ năm 2015 đến 31/8/2018, số lượng khách hàng được điều chỉnh lãi suất là 118 người với số dư nợ 1690 tỷ đồng. Số khách hàng được miễn giảm lãi thì nhiều hơn, đạt 697 người với dư nợ 1333,9 tỷ đồng. Số lượng khách hàng được cơ cấu lại nợ rất ít, chỉ có 26 người với dư nợ 664 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Số lượng nợ mà VAMC xử lý bằng việc bán nợ và bán TSBĐ (Đơn vị: Tỷ đồng)
Nguồn: VAMC
Có thể thấy việc bán nợ ngày càng được đẩy mạnh, từ 9 khách hàng với số lượng 11 khoản nợ năm 2015 đã tăng lên thành 40 khách hàng với 57 khoản nợ năm 2016. Chỉ với 8 tháng đầu năm 2017, số lượng khách hàng và khoản nợ tăng đột biến lên 560 khách