Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 74 - 75)

Một là, xây dựng, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc. Chính phủ cần ban hành những quy định, văn bản pháp luật nhằm giám sát, điều tiết chặt chẽ hơn thị trường tài chính, tiền tê, ngành ngân hàng để xác định những mục tiêu cốt lõi hỗ trợ hệ thống tài chính, đảm bảo tốc độ và khả năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, phân tán rủi ro tài chính. Một hệ thống tài chính vững chắc sẽ là nơi hiệu quả để xây dựng và phát triển các thị trường mới như thị trường mua bán nợ xấu.

Hai là, hoàn thiện khung pháp lý về phá sản ngân hàng. Chính phủ nên tiếp tục tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các NHTM yếu kém. Mạnh tay xử lý những ngân hàng yếu kém qua việc mua bán, sáp nhập. Xây dựng khung pháp lý chuẩn cho việc phá sản của NHTM như ở Nhật Bản.

Ba là, phát triển một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Hiện nay, theo VAMC, rất nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đến các khoản nợ xấu ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên, điều họ lo ngại là Việt Nam vẫn thiếu một môi trường pháp lý thuận lợi cho thị trường mua bán nợ. Do vậy cần chú trọng việc tháo gỡ các vướng mắc về luật, để khơi thông pháp lý đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, trong đó cần thu hút các tổ chức trong và ngoài nước tham gia nhiều hơn vào quá trình nợ xấu ngân hàng. Ngoài ra, cần xây dựng chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư mua nợ. Thứ nhất là chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những nhà đầu tư mua nợ về để khôi phục, phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nợ xấu. Điều này sẽ khuyến khích và là động lực để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Thứ hai là có thể xây dựng cơ chế tài chính ưu đãi cho việc “mua - bán nợ quan trọng” và giao VAMC tổ chức dịch vụ. Với khoản nợ xấu quan trọng, quy mô lớn, nên có cơ chế ưu đãi tài chính bằng cách người mua (VAMC) trả một phần tiền (20 - 30 khoản giá trị mua nợ), phần còn lại được vay với lãi suất ưu đãi.

Bốn là, cần đẩy mạnh chứng khoán hóa nợ xấu. Chỉ khi thị trường mua bán nợ xấu có nhiều và đa dạng hàng hoá thì mới nhiều người tham giá. Các tổ chức, cá nhân nên được Chính phủ cho vay một khoản tiền có lãi suất bằng 0 trong 3 - 5 năm để tham gia mua lại nhằm khuyến khích nhiều người tham gia thị trường.

Năm là, mạnh bạo mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có tiềm lực mạnh về tài chính và quản lý điều hành các doanh nghiệp khá hiệu quả. Chính phủ nên có các cơ chế khuyến khích họ tham gia mua nợ xấu.

Sáu là, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ. Nghị quyết 42 đã tháo gỡ một số nút thắt trong việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo, song vẫn tồn tại một số hạn chế như thủ tục pháp lý khá lằng nhằng, thời gian xử lý chậm. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý hiệu quả TSBĐ, có những khung pháp lý tạo thuận lợi trong việc thu hồi xử lý cho các ngân hàng, AMC, VAMC.

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w