Định hướng trong xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 68 - 69)

Theo thực trạng xử lý nợ xấu giai đoạn 2015 -2017, có thể thấy biện pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu là sử dụng DPRR và bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên việc sử dụng DPRR để xử lý nợ một cách từ từ, an toàn chứ không phải là ngân hàng thực sự thu hồi được khoản tiền để bù đắp nợ. Ngoài ra việc bán nợ cho VAMC để xử lý nợ cũng không hiệu quả do tỷ lệ VAMC thu hồi được nợ rất thấp, còn lại là phát hành trái phiếu đặc biệt và các ngân hàng phải trích lập trong vòng 5 năm. Vì vậy VAMC chưa phát huy được vai trò là tổ chức xử lý nợ xấu mà vẫn bị coi là kho chứa nợ xấu để các NHTM làm đẹp sổ sách. Con số báo cáo tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD là dưới 3 nhưng nếu tính cả số nợ chưa đươc xử lý tại VAMC thì tỷ lệ nợ xấu gấp đến gần 3 lần.

Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới cùng thực trạng hiện tại của vấn đề nợ xấu ở Việt Nam, một số định hướng được đưa ra cho công tác xử lý nợ xấu.

Một là, nâng cao các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm nợ xấu. Việc các NHTM thận trọng trong quy trình tín dụng và quản trị rủi ro sẽ giúp hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng. Phát hiện sớm nợ xấu cũng giúp các ngân hàng kịp thời có những biện pháp hiệu quả để xử lý nợ xấu.

Hai là, đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã có thì cần được duy trì và nâng cao hiệu quả và cần thêm những giải pháp mới, hoặc phát triển từ các biện pháp đã có.

Ba là, áp dụng công nghệ khoa học hiện đại vào các hoạt động từ việc xếp hạng tín dụng, quản trị rủi ro đến việc xử lý nợ. Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp các hoạt động này dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.

Bốn là, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, thị trường mua bán nợ xấu. Một hành lang pháp lý vững chắc là cơ sở cho các hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, minh bạch. Đặc biệt là nếu phát triển thị trường mua bán nợ xấu, thì việc xử lý nợ xấu càng dễ dàng hơn.

Giải quyết nợ xấu cần sự phối hợp của các chủ thể: NHTM, Chính phủ, NHNN, các doanh nghiệp. Các NHTM cần có cả các biện pháp phòng ngừa hạn chế nợ xấu, từ việc nâng cao quy trình tín dụng, kiểm soát rủi ro trong từng khâu, và phát triển thêm một số biện pháp xử lý nợ xấu như chứng khoán hóa nợ xấu, hoán đổi nợ thành vốn, đồng thời nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực tài chính. Để có những giải pháp mang tính hệ thống, tác động nhanh và sâu rộng, cần có sự điều tiết của Chính phủ. Chính phủ cần đưa ra những quy chế, tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho vấn đề xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo, phát triển thị trường mua bán nợ. NHNN lại đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các NHTM trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu, đưa ra những giải pháp kịp thời cho các ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu xuất phát từ doanh nghiệp, nên cũng cần phải có những giải pháp kiến nghị để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, quản lý các khoản vay sao cho đáp ứng khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w