1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai

72 971 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 644,95 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo công nghệ thông tin, chuyên ngành tin học Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai

Trang 1

MỤC LỤC

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,nnLỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH SẢN PHẨM PHẦN MỀM 3 1.Tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin 3

1.1 Khái quát về sản phẩm phần mềm và phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm 3

1.1.1 Lịch sử phát triển của máy tính điện tử 31.1.2 Nguyên nhân ra đời và sự phát triển của công nghệ phần mềm .41.1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất và sản phẩm phần mềm 7

1.2 Vai trò của việc phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin 11

1.2.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội 111.2.2 Vai trò của việc phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm phần mềm 151.2.3 Đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam 16

2 Nội dung phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty kinh doanh sản phẩm phần mềm 18

2.1 Khái quát về kinh doanh và phát triển kinh doanh 18 2.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm 19

Những nguồn lực tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm 192.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 21

Trang 2

2.2.3 Định hướng chiến lược kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp

22

2.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm 24

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 24

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN PHẨM PHẦN MỀM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI 28

1.Khái quát về công ty cổ phần Sao Mai 28

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 28

1.1.1 Sự ra đời của công ty cổ phần Sao Mai 28

1.1.2 Sự phát triển của công ty cổ phần Sao Mai trong những năm qua .29

1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức 31

1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Sao Mai 31

1.2.2 Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 33

2 Khái quát thực trạng kinh doanh của công ty cổ phần Sao Mai 36

2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty 36

2.1.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty 36

2.1.2 Thị trường của công ty 37

2.1.3 Phân tích nguồn lực của công ty 39

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sao Mai những năm gần đây 40

3 Thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm của công ty cổ phần Sao Mai 42

4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai 47

4.1 Những thành tựu đạt được 47

4.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 48

4.2.1 Những vấn đề còn tồn tại 48

4.2.2 Nguyên nhân 49

Trang 3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH SẢN

PHẨM PHẦN MỀM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI 53

1 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 53

1.1 Định hướng phát triển của công nghệ phần mềm ở nước ta trong thời gian tới 53

1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 55

2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm của công ty cổ phần Sao Mai 56

2.1 Nghiên cứu thị trường để xác định hướng phát triển sản phẩm 56

2.2 Nghiên cứu khoa học và công nghệ 57

2.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 58

2.4 Xây dựng chiến lược dịch vụ khách hàng một cách có hiệu quả .58 2.5 Mở rộng mạng lưới kinh doanh 59

2.6 Xây dựng chiến lược kinh doanh các sản phẩm trọng điểm 60

2.7 Hoạch định chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả 61

3.Một số kiến nghị 62

3.1 Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy việc thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin 62

3.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài 63

3.3 Những hỗ trợ đặc biệt cần thiết cho sự phát triển công nghiệp phần mềm 64

3.3.1.Chống vi phạm bản quyền 64

3.3.2.Hỗ trợ cho người lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin 64

3.3.3.Cải thiện cơ sở hạ tầng cho ngành công nghệ thông tin 65

3.3.4.Có biện pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin 65

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Khoa Thương Mại

Sinh viên : Vũ Tuấn Linh

Lớp : QTKD Thương Mại 46A

Sau một thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Sao Mai và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thanh Phong em đã hoàn thành

chuyên đề tốt nghiệp : "Một số giải pháp phát triển kinh doanh sản phẩm phần

mềm ở công ty cổ phần Sao Mai"

Chuyên đề tốt nghiệp của em không được sao chép từ bất kỳ công tr ình nghiên cứu, luận văn hay luận án nào, đó là công sức nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân em, tuy em có sử dụng một số tài liệu nhưng chỉ mang tính chất để tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành chuyên đề

Em xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thật, nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2008

Người viết cam đoan

Vũ Tuấn Linh

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Từ những năm 70 của thế kỷ 20, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bắtđầu có những đặc điểm mới Đó là sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mớiđược sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội Sau sự ra đời đó làmột quá trình phát triển bùng nổ không ngừng của công nghệ thông tin làm thayđổi toàn bộ cuộc sống của con người Với hàng loạt các ứng dụng phần mềmngày càng đa dạng về số lượng và chất lượng, máy tính đang dần thay thế conngười trong các hoạt động lao động trí óc, thế giới đang biến chuyển đến mộtnền kinh tế xã hội mới mà thông tin và tri thức được coi là nguồn lực chủ yếu

Ngành công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung và công nghiệp sảnxuất phần mềm nói riêng đã có những tiến bộ vượt bậc, từ việc chúng ta phảinhập khẩu 100% sản phẩm phần mềm đến nay chúng ta đã tự sản xuất thiết kếđược rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt Vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấyđược tiềm năng phát triển hêt sức to lớn của ngành công nghệ thông tin nóichung và phát triến công nghệ phần mềm trong thời gian tới

Là một công ty hiện đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực côngnghệ thông tin với sản phẩm chủ yếu là các phần mềm ứng dụng trong đờisống kinh tế xã hội, công ty cổ phần Sao Mai đang có một điều kiện lý tưởng

để phát triển Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh vôcùng khắc nghiệt, công ty Sao Mai cũng gặp không ít khó khăn đòi hỏi sự cốgắng nỗ lực không ngừng của công ty để có thể trở thành một trong nhữngcông ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin Sau quá trình thực tậptại công ty, với sự giúp đỡ của công ty và sự hướng dẫn của thầy NguyễnThanh Phong đã giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp pháttriển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai”

Chuyên đề gồm có ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về phát triển kinh doanh của doanh nghiệpkinh doanh sản phẩm phần mềm

Trang 7

Chương 2: Thực trạng kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổphần Sao Mai.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩmphần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai

Trang 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH

1.1.1 Lịch sử phát triển của máy tính điện tử

Do nhu cầu cần tăng độ chính xác và giảm thời gian tính tóan, conngười đã quan tâm chế tạo các công cụ tính toán từ xưa: bàn tính tay củangười Trung Quốc, máy cộng cơ học của nhà toán học Pháp Blaise Pascal(1623 – 1662), máy tính cơ học có thể cộng trừ nhân chia của nhà toán họcĐức Gootfried Willhelmvon Leibniz (1646 – 1716), máy sai phân để tính đathức toán học, máy phân tích điều khiển bằng phiếu đục lỗ của CharlesBabbage (1792 – 1871)

Tuy nhiên, máy tính điện tử thực sự hình thành vào thập niên 1950 và đếnnay trãi qua 5 thế hệ được phân lọai theo sự tiến bộ về công nghệ điện tử và viđịên tử cũng như các cải tiến về nguyên lý , tính năng và loại hình của nó

* Thế hệ 1 (1950 – 1958): Máy tính điện tử sử dụng các bóng đèn điện

tử chân không, mạch riêng rẽ, vào số liệu bằng phiếu đục lỗ, điều khiển bằngtay Máy có kích thước rất lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều, tốc độ tính tóanchậm khỏang 300 – 3.000 phép tính mỗi giây Lọai máy tính điển hình thế hệ

1 như EDVAC( Mỹ) hay BESM (Liên Xô cũ) …

* Thế hệ 2 (1958 – 1964): Máy tính dùng bộ xử lý bằng đèn bán dẫn,

mạch in Máy có chương dịch như Cobol, Fortral và hệ điều hành đơn giản Kích

Trang 9

thước máy còn lớn, tốc độ tính còn khỏang 10.000 đến 100.000 phép tính mỗigiây Điển hình như lọai IBM – 1070 (Mỹ) hay MINSK (Liên Xô cũ), …

* Thế hệ 3 (1965 – 1974): Máy tính được gắn các bộ xử lý bằng vi

mạch điện tử cỡ nhỏ có thể có được tốc độ tính khỏang 100.000 đến 1 triệuphép tính mỗi giây Máy đã có các hệ điều hành đa chương trình, nhiều ngườidùng đồng thời hoặc theo kiểu chia thời gian Kết quả từ máy tính có thể xuất

ra trực tiếp ở máy in Điển hình như lọai IBM 360 (Mỹ) hay EC (Liên Xô cũ)

* Thế hệ 4 (1974 đến nay): Máy tính có các đa vi mạch xử lý có tốc độ

tính đến hàng chục đến hàng tỷ phép tính mỗi giây Giai đọan này hình thành 2loại máy tính chính: máy tính cá nhân để bàn (Personal Computer – PC) hoặcxách tay (Laptop hoặc Notebook computer) và các lọai máy tính chuyên nghiệpthực hiện đa chương trình, đa xử lý,…hình thành các hệ thống máy tính(Computer Network), Internet và các ứng dụng phong phú đa phương tiện

* Thế hệ 5 (1990 – nay): Bắt đầu có các nghiên cứu tạo ra các máy tính

mô phỏng các họat động của não bộ và hành vi con người, có trí khôn nhântạo với khả năng tự suy diễn phát triển các tình huống nhận được và những hệquản lý kiến thức cơ sở để giải quyết các bài toán đa dạng

1.1.2 Nguyên nhân ra đời và sự phát triển của công nghệ phần mềm

1.1.2.1 Nguyên nhân ra đời

Khi máy tính chưa xuất hiện, thì việc lập trình chưa có khó khăn gì cả.Khi mới xuất hiện một vài chiếc máy tính chức năng kém thì việc lập trình bắtđầu gặp một vài khó khăn nho nhỏ Giờ đây khi chúng ta có những chiếc máytính khổng lồ thì những khó khăn ấy trở nên vô cùng lớn Như vậy ngànhcông nghiệp điện tử không giải quyết khó khăn nào cả mà họ chỉ tạo thêm ra

Trang 10

những khó khăn mới Khó khăn mà họ tạo nên chính là việc sử dụng sảnphẩm của họ

Thực vậy, với sự phát triển không ngừng và vượt bậc của khoa học kỹthuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống Máy tính đã đóng một vaitrò chủ đạo và không thể thiếu trong mọi họat động sản xuất, kinh doanh,thương mại, dịch vụ…

Để thỏa mãn và phục vụ cho các họat động này, không gì có thể thay thếđược đó chính là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin Trong

đó, sự phát triển đòi hỏi phải có một hệ thống máy tính với các phần mềmchuyên dụng, hữu ích và chất lượng cao phục vụ cho họat động đời sống

Làm thế nào để hệ thống máy tính vừa có thể đảm bảo sự tương thích,

hỗ trợ lẫn nhau giữa phần mềm và phần cứng trong đó yêu cầu cần khai thácđược các yếu tố:

Phần cứng phải có khả năng lưu trữ, phản ánh tiềm năng tính tóan.Phần mềm là cơ chế giúp chế ngự và khai thác các tiềm năng từ phầncứng

Do đó, để tăng sự tương thích giữa phần cứng và phần mềm, trong đóphần cứng luôn có sự phát triển và thay đổi một cách liên tục Ngược lại, phầnmềm trước đây chỉ được coi là nghệ thuật nhưng lại chưa có một phươngpháp hệ thống và phát triển phần mềm chưa có hệ thống quản lý Mặt khác,môi trường phần mềm còn mang tính chất cá nhân, thiết kế tiến trình khôngtường minh và không có tài liệu

Để khắc phục được sự việc này kỹ thuật tương tác mở ra một thế giớicho ứng dụng và mức độ mới, tinh vi hơn cho cả phần mềm và cả phần cứng,

Trang 11

từ đó đã đưa ra khái niệm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và số lượng các hệthống dựa trên máy tính tăng lên.

Vì vậy, làm cho thư viện phần mềm được mở rộng phát sinh số lượnglớn các câu lệnh Do đó, cần sửa chữa khi gặp lỗi và nâng cấp phần mềm khiyêu cầu người dùng thay đổi, thích nghi với những phần cứng mới Chính vìnhững nhu cầu này mà đòi hỏi việc bảo trì phần mềm cho phù hợp với yêucầu của người dùng và tương thích với cấu hình của phần cứng là cần thiết

Sự phát triển rộng khắp của hệ thống mạng máy tính với nhu cầu liênlạc, chia sẻ dữ liệu ngày càng tăng đòi hỏi sự phát triển của phần mềm đặcbiệt các phần mềm hỗ trợ là không thể thiếu

Kỹ nghệ (công nghệ) sự vật là cách tiếp cận mới và nhanh chóng thaythế các tiếp cận cũ để từ đó phát triển các phần mềm truyền thống trong cáclĩnh vực ứng dụng, các phần mềm này được đưa vào xử lý thực tế theo kiểucon người

Tóm lại, nguyên nhân sự ra đời của công nghệ phần mềm có thể kháiquát sau:

Trang 12

1.1.2.2 Lịch sử của công nghệ phần mềm

 Thập niên 1940: Các chương trình cho máy tính được viết bằng tay

 Thập niên 1950: Các công cụ đầu tiên xuất hiện như là phần mềmbiên dịch Macro Assembler và phần mềm thông dịch đã được tạo ra và sửdụng rộng rãi để nâng cao năng suất và chất lượng Các trình dịch được tối ưưhoá lần đầu tiên ra đời

 Thập niên 1960: Các công cụ của thế hệ thứ hai như các trình dịchtối ưu hoá và công việc kiểm tra mẫu đã được dùng để nâng cao sản phẩm vàchất lượng Khái niệm công nghệ phần mềm đã được bàn thảo rộng rãi

 Thập niên 1970: Các công cụ phần mềm, chẳng hạn trong Unix cácvùng chứa mã, lệnh make, v.v được kết hợp với nhau Số lượng doanh nghiệpnhỏ về phần mềm và số lượng máy tính cỡ nhỏ tăng nhanh

 Thập niên 1980: các PC và máy trạm ra đời Cùng lúc có sự xuấthiện của mô hình dự toán khả năng Lượng phần mềm tiêu thụ tăng mạnh

 Thập niên 1990: Phương pháp lập trình hướng đối tượng ra đời Cácquá trình nhanh như là lập trình cực hạn được chấp nhận rộng rãi Trong thậpniên này, WWW và các thiết bị máy tính cầm tay phổ biến rộng rãi

 Hiện nay: Các phần mềm biên dịch và quản lý như là NET, PHP vàJAVA làm cho việc viết phần mềm trở nên dễ dàng hơn nhiều

1.1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất và sản phẩm phần mềm

1.1.3.1 Khái niệm sản phẩm phần mềm

Máy vi tính ra đời đã làm thay đổi cuộc sống của con người Máy vitính được thiết kế trên nguyên tắc: mọi quá trình xử lý thông tin đều có thểquy về một trình tự thực hiện liên tiếp các phép toán sơ cấp đơn giản Cấutrúc một máy tính bao gồm: bộ logic số học thực hiện các phép toán sơ cấp,

Trang 13

bộ điều khiển để chỉ huy việc thực hiện các phép toán theo trình tự quy định,

bộ nhớ để ghi các chương trình tính toán và dữ liệu, các thiết bị đưa dữ liệuvào và đưa kết quả ra Cấu trúc đó tạo thành phần cứng của máy tính, sẵnsàng tổ chức thực hiện các trình tự tính toán được quy đinh bởi các chươngtrình bất kỳ Tùy theo từng bài toán người ta viết một chương trình để giải nótrong một ngôn ngữ máy tính nào đó và chương trình được đưa vào máy đểthực hiện Các chương trình làm thành phần mềm của máy tính Như vậy,phần mềm là một bộ chương trình thực hiện một nhiệm vụ tương đối độc lậpnhằm phục vụ cho một ứng dụng cụ thể như việc quản lý hoạt động của máytính, áp dụng máy tính trong các hoạt động kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáodục, giải trí…

Đối tượng chính của công nghệ phần mềm là sản xuất ra các sản phẩmphần mềm

Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàngcùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng chúng

Có thể nói phần mềm là linh hồn của chiếc máy vi tính, không có cácphần mềm thì không thể điều khiển được máy vi tính, do đó khi nói đến vaitrò của phần mềm cũng là nói đến vai trò của máy vi tính và ngược lại nói đếnvai trò của máy vi tính là nói đến vai trò của phần mềm

1.1.3.2 Phân loại sản phẩm phần mềm

 Sản phẩm tổng quát: Đây là các phần mềm đứng riêng, được sảnxuất bởi một tổ chức phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàngnào có khả năng tiêu thụ

 Sản phẩm chuyên ngành: là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởikhách hàng trong chuyên ngành Phần mềm được phát triển một cách đặc biệtcho khách hàng qua các hợp đồng

Trang 14

Cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, hầu hết sản phẩm phần mềmđều làm theo đơn đặt hàng riêng (đặc biệt hóa) Nhưng kể từ khi có PC tìnhhình hoàn toàn thay đổi Các phần mềm được phát triển và bán cho hàng trămngàn khách hàng là chủ các PC và do đó giá bán các sản phẩm này cũng rẻhơn nhiều Microsoft là nhà sản xuất phần mềm lớn nhất hiện nay.

+ Khoa học về nội dung: Các thuật toán dựa trên những thành tựu mớicủa toán học và tin học, có cơ sở chặt chẽ Các chức năng và nhiệm vụ do sảnphẩm thực hiện có giá trị khoa học cao

+ Khoa học về hình thức thao tác: Tên của các lệnh hợp lý, thể hiệntính logic và phù hợp với tư duy tự nhiên của người dùng

- Tính sáng tạo: Tính sáng tạo của sản phẩm thể hiện sản phẩm phầnmềm được thiết kế và cài đặt đầu tiên, được sản xuất phục vụ cho những đặcthù, yêu cầu riêng như bộ xử lý văn bản, chương trình nhận dạng…

- Tính dễ sao chép: sản phẩm phần mềm có thể dễ dàng bị đánh cắpthông qua việc sao chép từ một máy tính này sang máy khác, do đó để tránhtình trạng này, khi thiết kế người ta thường đặt các khóa bảo vệ

- Tính toàn vẹn: không gây nhập nhằng trong thao tác, nhất quán về cúpháp, có cơ chế ngăn ngừa việc phát sinh ra những đối tượng sai quy cáchhoặc mâu thuẫn với các đối tượng có sẵn Có cơ chế khôi phục lại toàn bộ

Trang 15

hoặc một phần những đối tượng thuộc diện quản lý của sản phẩm trongtrường hợp có sự cố hỏng máy, mất điện đột ngột.

- Tính độc lập: độc lập đối với thiết bị, sản phẩm có thể cài đặt mộtcách dễ dàng trên nhiều loại máy và có thể quản lý được nhiều loại thiết bịkèm với máy

- Tính phổ dụng: sản phẩm phần mềm có thể áp dụng cho nhiều lĩnhvực theo nhiều chế độ làm việc khác nhau

- Tính dễ phát triển hoàn thiện: sản phẩm có thể mở rộng tăng cường,nâng cấp về mặt chức năng dễ dàng

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phần mềm: một sản phẩm phần mềmđược đánh giá có chất lượng tốt phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

- Dễ sử dụng

- Đáp ứng được các yêu cầu về tính năng sản phẩm

- Tốc độ xử lý nhanh

- Khả năng tương thích với các chương trình khác

- Khả năng bảo trì và nâng cấp sản phẩm

1.1.3.4 Các đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm phần mềm

Cũng giống như việc sản xuất một sản phẩm nào đó, sản phẩm phầnmềm cũng được triển khai sản xuất theo các giai đoạn:

- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

- Xác định các chức năng cần có của sản phẩm

- Chia các chức năng thành các nhóm độc lập tương đối với nhau Mỗinhóm sẽ ứng với một bộ phận hợp thành của sản phẩm

Trang 16

- Giao việc thiết kế và sản xuất cho từng bộ phận cho từng người hoặcnhóm người.

- Các nhóm triển khai công việc: thực hiện các bước thiết kế, sản xuất,thử nghiệm Trong quá trình này, các nhóm thường xuyên liên hệ với nhaunhằm hạn chế tối đa các công việc trùng lặp và đảm bảo tính tương thích khighép nối các bộ phận

- Ghép nối các bộ phận chi tiêt thành sản phẩm

- Thử nghiệm sản phẩm, sửa nếu cần

- Bán hoặc giao lô sản phẩm đầu tiên cho khách hàng

- Thu thập thông tin phản hồi từ phía người sử dụng Quyết định sửalại sản phẩm, cải tiến hoặc hủy bỏ việc sản xuất sản phẩm này

1.2 Vai trò của việc phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin

1.2.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội

Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của Công nghệ thông tin hiện đại, làloại máy móc thay thế con người trong các hoạt động lao động trí óc Chấtlượng và khối lượng của các hoạt động trí óc này không ngừng tăng lên theo

sự tiến triển nhanh chóng về khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của máy

Từ hàng chục năm nay, cùng với khả năng tính toán khoa học ký thuậtkhông ngừng được nâng cao, các hệ thống máy tính đã được ứng dụng để tổchức nhiều cơ sở dữ liệu thuộc mọi qui mô trong các ngành kinh tế, xã hội,hình thành dần kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng của sự phát triểnkinh tế thông tin ở nhiều nước

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, công nghệ thông tinđóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nâng cao đời sống vật

Trang 17

chất tinh thần, gìn giữ và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta Đảng và Nhànước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin Đâykhông chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, tri thức mà còn là một trongnhững công cụ để tuyên truyền, vận động các chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng trong thực hiện dânchủ hoá đời sống xã hội, đáp ứng kịp thời thông tin thời sự, thông tin khoahọc - công nghệ để ứng dụng vào đời sống sản xuất Chính phủ nước ta luônxem chiến lược phát triển thông tin là một bộ phận của chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội.

Máy vi tính cùng với hệ thống phần mềm đã làm thay đổi mọi mặt củađời sống xã hội từ sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý sản xuấtcho đến đời sống văn hóa xã hội:

- Máy tính ra đời làm thay đổi cách thức sản xuất kinh doanh: từnhững năm 50 máy tính đã tham gia vào quá trình tự động hóa sản xuất chophép công nhân giảm nhiều thao tác lao động, thay thế con người trong nhữngđiều kiện lao động phức tạp, độc hại Cùng với sự phát triển của máy tínhđiện tử tòan bộ hệ thống dây chuyền sản xuất cũng được thay đổi và phát triểntheo Vào thập kỷ 80 hệ thống máy tính linh hoạt ra đời (FlexibleManufacturing System - FMS) cùng với máy điều khiển số qua máy tính(Computer Numeircal Control - CNC) các công đoạn sản xuất có thể vậnhành mà không cần có sự tham gia của con người Không chỉ dừng lại ở trongquá trình sản xuất, máy tính còn tác động ở đầu vào và đầu ra của quá trìnhsản xuất Trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu người ta sử dụng máy tínhvới phần mềm quản lý nguyên vật liệu để tính toán xác định danh mụcnguyên vật liệu tối thiểu cần có trong kho, máy tính giúp cho quá trình quản

lý nguyên vật liệu chặt chẽ: từ việc ký hợp đồng mua, chất lượng, số lượng,

Trang 18

giá cả… tới việc vận chuyển, thời gian, bảo hiểm, thời tiết… phương tiện vậnchuyển, quãng đường…Sức mạnh đầu ra của quá trình sản xuất thể hiện ởthông tin, máy tính giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính cáclàm cho việc tiêu thụ hàng hóa dễ dàng thuận lợi.

- Thay đổi cách quản lý điều hành: Trước đây khi quyết định một vấn

đề gì người quản lý hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của mình, máy vi tính

ra đời lấy thông tin là đối tượng hoạt động, nó làm thay đổi phương thức thuthập, xử lý, truyền đạt, giải quyết thông tin Và hơn thế máy tính cho phépxây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học và đầy đủ nhằm hỗ trợ cho các quyếtđịnh của quản lý Quản lý được hiểu là bao gồm quản lý kinh tế và quản lýhành chính Từ rất sớm máy tính đã được sử dụng trong quản lý Người ta xâydựng rất nhiều các tổ chức, bố trí máy tính phục vụ cho quản lý và hình thành

hệ thống thông tin quản lý (Management information system) gồm:

Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System)

Hệ thống dữ liệu (Data Processing System)

Hệ thống tự động văn phòng (Office Âutomtic System)

Hệ thống chuyên gia (Expert System)

Máy tính tham gia mọi ngóc ngách của hoạt động quản lý tạo cơ sở, kếhoạch cho người quản lý ra quyết định

- Tạo nên lối sống và làm việc mới: máy tính đang làm thay đổi cáchlàm việc của người lao động, cách thức quan hệ giữa con người với con ngườitrong quá trình sản xuất và các mối quan hệ người với người ngoài xã hội

Cùng với quá trình vi tính hóa, tự động hóa sản xuất, quá trình tự độnghóa văn phòng cũng được thúc đẩy Máy tính mở rộng tác động tới mọi cánhân trong xã hội Quá trình sản xuất được vi tính hóa, người lao động và

Trang 19

người quản lý không cần hòan toàn có mặt tại công sở xí nghiệp thì mới hòanthành nhiệm vụ Người lao động làm việc tại gia đã xuất hiện ở một số lĩnhvực, một số thời điểm.

Người ta chú ý nhiều hơn tới chất lượng và số lượng công việc, giảm đitính bắt buộc của thời gian lao động Lúc này người lao động hướng lao độngcủa mình vào quá trình đào tạo và sáng tạo trí tuệ, nhiệm vụ của lao độngkhác đi, đòi hỏi trình độ khác cao hơn Người lao động lúc này là người laođộng trí tuệ

Quá trình vi tính hóa làm cho việc tái sản xuất sức lao động của ngườilao động mang nhiều hình thức mới, cả trong gia đình và xã hội Trong giađình các nhu cầu ăn mặc, ở, giải trí đã có những hình thức giải quyết mới phùhợp với tính đa dạng của nhu cầu

Giải trí, chữa bệnh, đào tạo tại gia cũng đang trở nên phổ biến nhờ hệthống máy tính Với các chương trình phần mềm được đóng gói trên các đĩa

CD gọn nhẹ người ta có thể lựa chọn và xem các chương trình giải trí mớinhất, việc nghiên cứu và sản xuất ra phần mềm y tế giúp cho phép bất cứngười dân nào cũng có thể thông qua máy tính để biết về sức khỏe, bệnh tậtcủa mình Nhờ các chương trình phần mềm này dân trí y tế cũng được nângcao, người dân có thể lường trước tính trầm trọng của bệnh dịch, cách phòngtránh Máy vi tính cũng đóng vai trò không nhỏ trong đào tạo và đào tạo lạingười lao động Với hàng loạt các phần mềm chyên ngành giáo dục đào tạongừơi lao động có thể tự học tập tại nhà, đây đang là phương thức đào tạongày càng phổ biến tại các nước phát triển

Trang 20

1.2.2 Vai trò của việc phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm phần mềm

Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ra đời đã góp phần đáp ứng nhucầu phần mềm của thị trường trong nước và yêu cầ đổi mới hộ nhập kinh tếcủa đất nước Với tốc độ tăng trưởng khoảng 23%/ năm cho đến nay con sốcác doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phần mềm là trên 750 công ty phầnmềm với khoảng 35000 lập trình viên đang làm việc cùng với hơn 300 tổchức gồm các trung tâm tin học, khoa học công nghệ thông tin, viện nghiêncứu… có tham gia cung cấp phần mềm

Về cơ cấu doanh nghiệp hiện nay có khoảng 5.1% công ty là doanhnghiệp nhà nước, 86% là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân,công ty cổ phần và khoảng 8.9% là các công ty liên doanh và 100% vốn đầu

tư nước ngoài, các công ty phần mềm ở Việ Nam hiện nay chủ yếu là cáccông ty quy mô nhỏ, bình quân mỗi công ty chỉ có hơn 40 lao động Quy mônhỏ như vậy nên các công ty dễ quản lý điều hành, năng động trong kinhdoanh Tuy nhiên quy mô nhỏ chỉ phù hợp với phương thức gia công phầnmềm hoặc chỉ làm được các phần mềm đơn giản Về sản phẩm phần mềmhiện nay khá phong phú và đa dạng về chủng loại Trên thị trường hiện nayhiện tượng tập trung sản xuất và cung ứng cùng một loại phần mềm là kháphổ biến như phần mềm kế toán, từ điển, quản lý, tìm kiếm… dẫn đến tìnhtrạng trùng lắp trong sản xuất và cung cấp phần mềm giữa các công ty Phầnlớn các sản phẩm phần mềm là các sản phẩm nhỏ lẻ đơn giản Thị trường vẫnthiếu nghiêm trọng các phần mềm ứng dụng riêng cho các ngành, phần mềm

hệ thống lớn với các giải pháp tổng thể Doanh thu phần mềm của cả nướchàng năm đạt trên 20 triệu USD, phải nói rằng hiện nay công nghiệp phầnmềm Việt Nam đã có nền móng ban đầu nhưng chưa thực sự vững chắc vàvẫn còn các tiềm năng chưa khai phá hết

Trang 21

Trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin,các sản phẩm phần mềm đang được coi là mũi nhọn định hướng cho sự pháttriển của cả doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có được nhiều phần mềm ứngdụng có hiệu quả trong các hoạt động kinh tế xã hội sẽ có nhiều điều kiệnphát triển mở rộng thị trường, thỏa mãn nhiều nhu cầu của khách hàng, thuđược lợi nhuận cao.

Các sản phẩm phần mềm đang có vai trò không thể thiếu trong mọihoạt động của nền kinh tế xã hội Vì vậy, việc kinh doanh sản phẩm phầnmềm sẽ là một hướng đi đúng đắn trong việc phát triển mở rộng các doanhnghiệp công nghệ thông tin

Khác với kinh doanh sản phẩm phần cứng, lĩnh vực phần mềm đa dạnghơn rất nhiều và phụ thuộc vào năng lực, trình độ của từng doanh nghiệp.Việc sản xuất ra những sản phẩm phần mềm chất lượng tốt, có hiệu quả, giátrị sử dụng cao trong các hoạt động thực tiễn là một trong những nhân tố giúpdoanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng, khẳng định được vị thếcủa doanh nghiệp trong thị trường công nghệ thông tin đang ngày càng bùng

nổ với khối lượng khổng lồ các sản phẩm được sản xuất ra

Việc phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm sẽ giúp các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nước ta tận dụng đượchết nguồn nhân lực với trình độ cao trong nước hiện nay, sử dụng hợp lýnguồn lực để tìm ra hướng phát triển nhanh và bền vững nhất cho mình

1.2.3 Đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam

Nhìn chung có thể đưa ra một đánh giá khái quát về ngành công nghiệpphần mềm Việt Nam bằng hai chữ khiêm tốn Khiêm tốn từ số lượng doanhnghiệp, quy mô hoạt động, cho đến nguồn lực lao động, phạm vi và thị trườngkinh doanh Theo số liệu thống kê mới đây nhất Việt Nam có hơn 200 doanh

Trang 22

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có kinh doanh phầnmềm và gần 100 tổ chức gồm các trung tâm tin học, viện nghiên cứu có thamgia cung cấp phần mềm Đa số các công ty có kinh doanh phần mềm có tuổiđời rất trẻ, có 65,8% công ty được thành lập từ năm 1996 trở lại đây Chính vìvậy các công ty đó còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới mẻ này.Không chỉ thiếu về kinh nghiệm mà còn yếu cả về nguồn lực (vốn, conngười) Có đến 86% trong tổng số các công ty TNHH, công ty tư nhân hoặccông ty cổ phần Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm8,8%, thuộc sở hữu Nhà nước còn ít hơn: 5,1% Vì đa phần thuộc sở hữu tưnhân nên nguồn vốn hoạt động còn nhiều hạn chế Nguồn lực con người cũngđang là vấn đề nan giải của các công ty phần mềm hiện nay Lao động trongcác công ty phần mềm vừa ít, vừa thiếu kinh nghiệm Trung bình một công tychỉ có khoảng 30 lao động, cá biệt có hai công ty có số nhân viên đông nhất làcông ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) có 927 nhân viên, Công ty đầu tưphát triển công nghệ (FPT) có 750 nhân viên

Tuy vậy trong thời gian qua, công nghệ phần mềm Việt Nam dù cònnhiều khó khăn song đã có được những tiến bộ vượt bậc Theo đánh giá củaHiệp hội Công nghiệp điện toán châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO), ViệtNam là một trong 25 quốc gia hấp dẫn về lĩnh vực gia công phần mềm trênthế giới Trong 3 năm qua ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã cónhững bước tiến đáng ghi nhận với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 30% -45% Cụ thể, năm 2004, tổng giá trị phần mềm Việt Nam gia công là 170triệu USD, trong đó xuất khẩu là 45 triệu USD

Ở các thị trường như Mỹ, Hung-ga-ri, và đặc biệt là Nhật Bản, uy tíncủa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ngày càng được nâng cao, chỉđứng sau các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc

Trang 23

Hiện nay khoảng 80%-90% doanh thu của nhiều doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam chủ yếu nhờ vào xuất khẩu.

Việt Nam có hơn 750 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia côngphần mềm với khoảng 35 nghìn kỹ sư và kỹ thuật viên Nhiều doanh nghiệpViệt Nam đã được cấp chứng chỉ quốc tế về phát triển phần mềm CMM, đặcbiệt có hai doanh nghiệp là FPT và PSV đã đạt chứng chỉ CMM ở mức caonhất - CMM 5

Cùng với việc mở rộng quan hệ để tìm kiếm khách hàng, trong nhữngnăm qua, các doanh nghiệp phần mềm luôn chú trọng phát triển và nâng caochất lượng nguồn nhân lực Có hàng trăm kỹ sư phần mềm được cử đi tunghiệp tại Nhật Bản theo chương trình học bổng AOTS của Nhật Bản và cácchương trình đào tạo quản lý chất lượng phần mềm khác

2 Nội dung phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm ở Công ty kinh doanh sản phẩm phần mềm

2.1 Khái quát về kinh doanh và phát triển kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụtrên thị trường nhằm mục đích sinh lời Kinh doanh bao gồm hai loại: Sảnxuất kinh doanh hoặc kinh doanh dịch vụ Ở công ty cổ phần Sao Mai, sảnphẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là các sản phẩm phần mềm ứng dụng

do công ty sản xuất ra

Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp kinh doanh sảnphẩm phần mềm thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu trước mắt,lâu dài và thường xuyên của kinh doanh thương mại là lợi nhuận Nó cũng lànguồn động lực của người lao động, trong điều kiện cạnh tranh, có nhiềudoanh nghiệp sản xuất và bán những loại hàng hóa giống nhau thì việc thu hút

Trang 24

khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn được các nhu cầu của cáckhách hàng, sản phẩm được bán ra phải được đưa đến đúng nơi, đúng thờigian khách hàng yêu cầu Đồng thời phải có dịch vụ thuận tiện văn minh,được khách hàng chấp nhận Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận,

do đó một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có thể thu đượcnhiều lợi nhuận nhất từ việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Vì vậy,

để phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thêm thị trường, thu được nhiềulợi nhuận hơn nữa công ty Sao Mai cần thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu củakhách hàng, đồng thời tăng chất lượng hoạt động dịch vụ trong kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy gay gắt của đất nước ta,các doanh nghiệp không chỉ cố gắng duy trì sự hoạt động của mình mà phảikhông ngừng tìm cách mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàng, tăng quy

mô hoạt động cả về chiều sâu và chiều rộng Sự phát triển của doanh nghiệpphải luôn luôn đặt lên vị trí hàng đầu, không nên vì lợi nhuận trước mắt màlàm mất lòng tin của khách hàng Nói cách khác, trong hoạt động kinh doanhcủa mình công ty cổ phần Sao Mai phải tự lựa chọn những chiến lược phùhợp với điều kiện của mình để đi tới một mục tiêu cao nhất là làm cho doanhnghiệp ngày càng phát triển mở rộng

2.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm

Những nguồn lực tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm

Nguồn lực của doanh nghiệp được hiểu là tất cả các nguồn lực baogồm con người (nhân sự), các nguồn lực tài chính, các cơ sở vật chất kỹ thuật.Đây là một trong những yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đến khả năng

Trang 25

thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung và một doanhnghiệp kinh doanh phần mềm nói riêng.

Nguồn lực về nhân sự được thể hiện thông qua số lượng người lao độngcủa doanh nghiệp, chất lượng của lao động và những hoạt động, đóng góp của

họ cho cả hệ thống tổ chức Qua số lao động trực tiếp làm việc tại một doanhnghiệp ta có thể biết được quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó là lớn haynhỏ, có tiềm năng phát triển hay không

Hiện nay, ở các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm nước ta, số lượnglao động ở mỗi doanh nghiệp là khá nhỏ với trung bình chỉ khoảng 40 người.Sản phẩm phần mềm thực chất là sản phẩm của lao động trí óc của con người

Vì thế chất lượng nguồn lao động có thể nói là yếu tố đáng quan tâm nhấttrong nguồn lực về nhân sự của mỗi doanh nghiệp Muốn có được những sảnphẩm phần mềm tốt, có giá trị cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũnhân viên có trình độ cao, được đào tạo tốt Song song với việc phát triển kinhdoanh, các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm cần hết sức chú ý đến việcbồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có

Nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp được thể hiện thông qua cácchỉ tiêu về vốn kinh doanh, ngân quỹ tiền mặt, tổng doanh thu, tổng chi phí,cán cân thanh toán…Một yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh đó là vấn

đề tài chính Mỗi doanh nghiệp muốn có được sự thành công trong kinhdoanh đều phải giải quyết tốt các vấn đề về tài chính, có nguồn vốn để đầu tư,kinh doanh, giảm chi phí hoạt động kinh doanh, qua đó thu lợi nhuận Khôngnằm ngoài số đó, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm luôn phảiquan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, có biện pháp sử dụng vốnhiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Trang 26

Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm tất cả các thiết bị, máy móc,nhà xưởng, hệ thống cửa hàng và các nguyên liệu vật chất khác, phục vụ choquá trình kinh doanh của doanh nghiệp Ở các doanh nghiệp kinh doanh phầnmềm, nguồn lực cơ sở vật chất bao gồm các máy vi tính, thiết bị tin học, cáctài liệu, thông tin có liên quan, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nơi làm việc

… Có thể nói đây là những yêu cầu thiết yếu, phải có ngay từ khi mỗi doanhnghiệp bắt đầu họat động kinh doanh của mình Việc có một nguồn lực cơ sởvật chất tốt sẽ tạo tiền đề cho sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanhnghiệp

Như vậy, có thể nói nguồn lực của doanh nghiệp là tổng hợp các điềukiện về con người, các phương tiện vật chất kỹ thuật khác để đảm bảo hoạtđộng của doanh nghiệp theo các mục tiêu chiến lược đã định Trong quá trìnhkinh doanh, lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp cần phải phân bổ nguồn lực thậthợp lý cho các mục tiêu hoạt động, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể

2.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Bao gồm việc phân tích cả môi trường bên trong và bên ngoài doanhnghiệp tìm ra những cơ hội cũng như những nguy cơ có thể đến với doanhnghiệp để từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanhnghiệp

Các cơ hội đến với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm(oppotunities) thường là các yếu tố chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế

vĩ mô, chế độ chính sách của nhà nước ủng hộ quan tâm đến phát triển mặthàng công nghệ thông tin, nhu cầu của thị trường, các khách hàng của doanhnghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước tạiđịa phương, sự thuận lợi về vị trí địa lý thuận lợi cho bán hàng, tiêu thụ sảnphẩm, nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ có trình

Trang 27

độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công việc, doanh nghiệp nhận đượcnguồn tài trợ về tài chính từ các tổ chức hoặc tư nhân…

Các nguy cơ đe dọa đối với doanh nghiệp (threats) có thể đến từ nhiềuphía, chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém, lạc hậu trong công nghệ, trình độ kỹ thuậtcủa sản phẩm, có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tang với doanh nghiệp cả trong

và ngoài nước, các chi phí trong quá trình kinh doanh, tâm lý của người tiêudùng, các chính sách của nhà nước còn gây khó khăn cho việc tiến hành kinhdoanh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực không có chất lượng đồng bộ, khôngđược đào tạo tốt, hiệu quả trong công việc không cao, khả năng về tài chính còn

eo hẹp, gây khó khăn cho các kế hoạch phát triển mở rộng của doanh nghiệp…

Các doanh nghiệp cần nắm rõ những nguy cơ và cơ hội để có đượchướng di đúng đắn cho mình, tránh những quyết định sai lầm

2.2.3 Định hướng chiến lược kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp

Chiến lược được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động hướngtới mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng những cơ hội

và thách thức từ bên ngoài Vì vậy, trước hết chiến lược liên quan tới các mụctiêu của doanh nghiệp; thứ đến, nó bao gồm không chỉ những gì doanh nghiệpmuốn thực hiện mà còn là thách thức thực hiện những công việc đó, là mộtloạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau, phươngpháp phối hợp các hành động và quyết định đó Chiến lược của doanh nghiệpphải khai thác được những điểm mạnh cơ bản của mình, đồng thời phải tínhđến những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam giúp cho mỗi doanh nghiệp đạtđược mục tiêu kinh doanh đã đề ra Vì vậy sau khi xác định mục tiêu kinhdoanh của mình, các doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình hiện tại của mình

để đưa ra và lựa chon những chiến lược kinh doanh đúng đắn

Trang 28

Do đó ta có thể xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp theocác bước sau:

- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược

Nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược là căn cứ để xây dựng và lựa chọn chiếnlược kinh doanh

- Đánh giá sự tác động của các nhân tố bên ngoài tới doanh nghiệpBao gồm các nhân tố như: tình hình tăng trưởng kinh tế, môi trườngpháp lý, đối thủ cạnh tranh, sự phát triển của khoa học công nghệ…

- Đánh giá các điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp

Thông qua phân tích các vấn đề về nhân sự, nguồn lực tài chính, cơ sởvật chất kỹ thuật

- Xây dựng các phương án chiến lược

Xây dựng một loạt các phương án chiến lược kinh doanh khả thi chodoanh nghiệp

- Đánh giá và lựa chọn chiến lược phù hợp với điều kiện của doanhnghiệp

Để lựa chọn chiến lược phù hợp, cần nhận biết chiến lược hiện tại củadoanh nghiệp, phân tích tình hình phân bổ, sử dụng nguồn lực để đánh gíachiến lược lựa chọn có phù hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh, phùhợp với quan điểm, đường lối và phương pháp lãnh đạo hay không Chiếnlược đó phải phù hợp với nguồn tài chính, vật chất, nhân lực và chu kỳ sốngcủa sản phẩm trên thị trường Cần đánh giá tổng hợp toàn diện các tiêu thức

để đảm bảo chiến lược lựa chọn là đúng đắn

Trang 29

2.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp có rất nhiều tác độngđến các doanh nghiệp, đó có thể là cơ hội, cũng có thể là nguy cơ đối vớidoanh nghiệp, nó bao gồm các nhân tố sau:

Ổn định và tăng trưởng kinh tế

Ổn định và tăng trưởng kinh tế là cơ sở cho mọi sự phát triển của mộtquốc gia, là điều kiện để phát trọng để phát triển kinh doanh sản phẩm phầnmềm Sự tăng trưởng ổn định về kinh tế làm cho thu nhập tăng, nhu cầu tiêudùng và tiết kiệm tư nhân cũng tăng Do đó nhu cầu đầu tư kinh doanh nóichung và nhu cầu kinh doanh sản phẩm phần mềm nói riêng cũng sẽ tăng.Cùng với đó là sự đảm bảo trong hoạt động đầu tư, làm tăng sự kỳ vọng và tintưởng của người đầu tư

Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh luôn phải tuân theo các quy định về phápluật của nhà nước Không nằm ngòai số đó, các doanh nghiệp kinh doanhphần mềm cũng luôn phải tuân thủ các quy định của nhà nước trong quá trìnhtiến hành kinh doanh Một hệ thống pháp luật hòan chỉnh, đồng bộ sẽ tạo điềukiện cho các hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp, trái lại sự phức tạp vàthiếu đồng bộ của các văn bản phấp luật mang lại nhiều phiền toái và rắc rốitrong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh

Công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay đang phát triển cực kỳ mạnh

mẽ, ngày càng nhiều công ty phần mềm được ra đời tạo nên một môi trường

Trang 30

cạnh tranh gay gắt Điều này khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có tác dụng trong việc buộc các doanh nghiệpphải thực sự có ý thức trong việc tự hoàn thiện, mở rộng, phát triển các dịch

vụ của mình để thu hút và phục vụ khách hàng

Nhu cầu thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ vớiphân công lao động Ở đâu có phân công lao động xã hội và sản xuất hànghoá thì ở đó thì có thị trường Khái niệm về thị trường ngày càng được hoànthiện cùng với sự phát triển của sản xuất và kinh doanh Thị trường củadoanh nghiệp trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ ,có nhucầu về hàng hóa và dịch vụ vuả doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vàcần được thỏa mãn Nhu cầu của khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, mọi kế hoạch kinh doanh, tổ chức, hoạchđịnh chính sách của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu khách hàng

Để phân tích được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp cần thuthập được các thông tin tổng quát về thị trường, giá cả thị trường và các đốithủ cạnh tranh

Sự phát triển của công nghệ phần mềm

Những con số thống kê cho thấy, sự phát triển công nghệ phần mềm ởnước ta trong thời gian gần đây là rất khả quan, với sự tăng nhanh cả về chấtlượng và số lượng, trở thành một trong những nước đứng đầu khu vực về sảnxuất và gia công phần mềm Vì thế, hơn bao giờ hết, công nghệ phần mềm ởViệt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát triển một cách bền vững và nhanhchóng

Trang 31

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đó là các nhân tố như tài chính, nhân sự, công nghệ, cơ sở vật chất kỹthuật Cũng giống như các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, các nhân tố bêntrong doanh nghiệp cũng tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, nó có thể là điểm mạnh, cũng có thể là điểm yếu của doanhnghiệp

Nhân tố tài chính

Một doanh nghiệp kinh doanh phần mềm có tình hình tài chính mạnh sẽluôn được tin cậy do nó sẽ có khả năng cập nhật các công nghệ mới, nâng caochất lượng dịch vụ khách hàng Tình hình tài chính của một doanh nghiệpthường được thể hiện qua các chỉ tiêu như: nguồn vốn chủ sở hữu, khả năngsinh lời, lợi nhuận…

Nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh phần mềmkhông đòi hỏi phải lớn như các ngành khác, tuy nhiên nó vẫn phải đảm bảođược các yêu cầu tối thiểu để trang bị máy móc, cơ sở vật chất Trong nềnkinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụthuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không Lợi nhuận

là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, lànguồn quan trọng để doanh nghiệp đầu tưmở rộng kinh doanh Lợi nhuận làkhoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí và các khoản thuếphải nộp

Nhân tố nhân sự

Doanh nghiệp cần phải có một cách thức tổ chức sao cho hợp lý nhấtvừa thông thoáng gọn nhẹ vừa phải chặt chẽ, các bộ phận phải phối hợp nhịpnhàng với nhau để đem lại hiệu quả họat động cao nhất

Trang 32

Doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi về trình độ chuyên môn,

có kinh nghiệm Sự thành công của doanh nghiệp ,phụ thuộc rất nhiều vào độingũ nhân viên của doanh nghiệp, do đó rất cần chú trọng đến việc tuyển dụng,phải nêu ra những tiêu chí cụ thể trong tuyển dụng Một đội ngũ nhân viên cónền tảng kiến thức tốt, kỹ năng xử lý tình huống tốt, tác phong làm việc nhanhnhẹn và đoàn kết sẽ là chìa khóa thành công trong mọi công trong mọi côngviệc của doanh nghiệp

Vì thế, doanh nghiệp cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên tốt, một bộmáy lãnh đạo chuyên nghiệp và cơ cấu tổ chức hợp lý là yêu cầu tất yếu choquá trình phát triển cũng như hoạt động của doanh nghiệp Điều này đặc biệtquan trọng nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phầnmềm, sản phẩm từ sự lao động trí óc của con người

Nhân tố công nghệ

Trong thời đại ngày nay, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh phầnmềm, bất cứ ở lĩnh vực nào các doanh nghiệp đều phải coi công nghệ là mộttrong những ưu tiên hàng đầu Việc nhanh chóng áp dụng thành tựu mới vềkhoa học công nghệ có thể đem lại cho doanh nghiệp những đổi mới, tạođược lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh Thành công có thể đến với nhữngdoanh nghiệp biết nắm bắt những công nghệ mới, biết đi trước nghiên cứu,sản xuất ra những sản phẩm công nghệ cao, có ứng dụng rộng rãi

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN PHẨM PHẦN MỀM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI

1 Khái quát về Công ty cổ phần Sao Mai

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Sự ra đời của Công ty cổ phần Sao Mai

Kể từ năm 1986, khi Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hócác quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa hôi nhập quốc tế Nhà nước

đã có nhiều biện pháp, chính sách thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước,khuyến khích các công dân Việt Nam tự do thương mại, tự do kinh doanhtheo định hướng xã hội chủ nghĩa Năm 2002, nắm bắt kịp thời chủ trươngchính sách của Đảng, Nhà nước cũng như xu thế thị trường lúc bấy giờ, ba cổđông đã cùng chung vốn và chung sức sáng lập nên Công ty cổ phần Sao Mai

Công ty cổ phần Sao Mai có ngành nghề kinh doanh không thuộc đốitượng cấm kinh doanh; tên công ty được đặt đúng theo quy định tại điều 24.1Luật Doanh Nghiệp 99: không nhầm lẫn các doanh nghiệp khác, không viphạm truyền thống văn hóa của người Việt; công ty có hồ sơ đăng ký kinhdoanh và nộp đủ lệ phí đăng kí kinh doanh Bởi vậy, công ty đã được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 010 300 1255 vào ngày 2/8/2002 để bắtđầu đi vào hoạt động

Sau đây là một vài nét khái quát về Công ty Cổ phần Sao Mai:

Tên công ty: Công ty cổ phần Sao Mai

Tên giao dịch đối ngoại: Sao Mai Joint Stock Company

Trang 34

Tên giao dịch viết tắt: SMC.JSC

Trụ sở chính: Số 2/B3 tổ 45 tập thể công ty Thiết kế: Điện I, PhườngThanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại : 04 5542120

Fax : 04 5542119

E-mail : smc@saomai_vn.com

Website : www.saomai_vn.com

Tên chi nhánh: Chi nhánh công ty cổ phần SaoMai

Địa chỉ chi nhánh: tầng 7, số 3 lô B đường Nguyễn Tuân, Phường NhânChính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

1.1.2 Sự phát triển của Công ty cổ phần Sao Mai trong những năm qua

Có thể tóm tắt sự phát triển của Công ty qua những giai đoạn sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt quá trình phát triển của công ty cổ phần Sao Mai

2002 Công ty cổ phần Sao Mai bắt đầu đi vào hoạt động

2003 Bước vào lĩnh vực phần mềm cho các doanh nghiệp trong nước

2004 Phát triển gia công phần mềm cho nước ngoài

2005 Tìm kiếm, nâng cao thị trường trong và ngoài nước

2006 Thành lập photoshop và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Nhật

Bản

Ngày 2 tháng 8 năm 2002, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh,công ty đã gia nhập thị trường với những ngành nghề kinh doanh đầu tiên làkinh doanh phần cứng Khi mới đi vào hoạt động, công ty mới chỉ có 5 người

Trang 35

Đây là giai đoạn khó khăn nhất, tất cả mọi thành viên đều phải cố gắng tối đa,

nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc

Cuối năm 2003, Công ty Sao Mai bắt đầu bước vào lĩnh vực phần mềmsau khi đã ổn định thị trường phần cứng Đây là một quyết đinh sáng suốt củaban lãnh đạo, một sự nhìn nhận kinh doanh tuyệt vời đã mang lại cho công tymột bước ngoặt lớn Bởi lĩnh vực phần mềm bắt đầu từ đây đã giúp công ty cómột bộ mặt mới Công ty Sao Mai từng bước, từng bước xâm nhập vào thịtrường phần mềm Việt Nam Dù giai đoạn này tiến không nhanh do mới đivào hoạt động nhưng đó là tiền đề cho Sao Mai phát triển sau này

Năm 2004, chính sách “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ quốc tế

đã giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới

và khu vực Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mạivới 40 nước, thì ngày nay nhờ thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, làmbạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợiViệt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước trên thế giới, ký kết các hiệpđịnh thương mại đa phương và song phương với trên 80 quốc gia, thực hiệnchế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhữngnước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị trường lớn như Mỹ,Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hoa ở Đông Á

Nắm bắt cơ hội đó, Công ty Sao Mai đã bắt đầu xâm nhập vào thịtrường nước ngoài Công ty đã chọn Nhật Bản làm đối tác chủ yếu bởi NhậtBản là quốc gia có nền công nghệ hiện đại, nhu cầu sử dụng phần mềm rất lớn

và đặc biệt Giám đốc công ty là người rất thông thạo ngôn ngữ và văn hóaNhật Bản

Trong suốt những năm 2004, 2005, 2006, công ty Sao Mai đã thực hiệnnhững hợp đồng phần mềm có giá trị lớn, và từ đây lĩnh vực phần mềm đã trở

Trang 36

thành hoạt động chínhm nguồn thu nhập chủ đạo cho công ty Để phát triểnđược như vậy, phần không nhỏ phải kể đến sự nỗ lực của Ban Giám Đốc công

ty Giám đốc Nguyễn Văn Tuyến đã mang về cho công ty rất nhiều đối tác NhậtBản với những hợp đồng giá trị cùng với Phó giám đốc Nguyễn Quang Hưng,một người rất thông thạo lĩnh vực công nghệ thông tin đá trực tiếp chỉ đạo thựchiện hợp đồng một cách có hiệu quả Sự kết hợp hoàn hảo của hai vị lãnh đạonày đã giúp Sao Mai không những tồn tại mà còn không ngừng phát triển

Năm 2005 đánh dấu mốc phát triển về doanh thu đối với công ty SaoMai Đây là tiền đề để năm 2006 Sao Mai mở rộng thêm hai lĩnh vực làPhotoshop và Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Nhật Bản Hai lĩnh vực nàytuy mới mẻ nhưng lại gặp rất nhiều thuận lợi do công ty có nhiều người biếttiếng Nhật và giỏi lập trình Cho đến thời điểm này, hoạt động công ty đượccoi là ổn định và được đánh giá có triển vọng trở thành một trong những công

ty hàng đầu về sản xuất phần mềm

1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức

1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Sao Mai

1.2.1.1 Chức năng của công ty

Công ty cổ phần Sao Mai có chức năng kinh doanh các sản phẩm baogồm cả phần cứng và phần mềm, cụ thể là:

Phần mềm (Software): Sản xuất và gia công phần mềm trong các lĩnhvực Giáo dục, quản lý và điều hành doanh nghiệp, gia công và xuất khẩu các

dự án phần mềm (outsoursing và Offshore) cho các đối tác Nhật Bản và Mỹ

Tư vấn về các dự án về CNTT

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2. Điều lệ công ty Khác
5. Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và gia công phần mềm Khác
6. Báo cáo tài chính của công ty các năm 2003, 2004, 2005, 2006Các tài liệu khác Khác
1. PGS.TS. Hoàng Minh Đường, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II, NXB Lao động xã hội, Hà nội Khác
2. Nguyễn văn Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội, 2004 Khác
3. GS.TS Hoàng Đức Thân, GS.TS Đặng Đình Đào Giáo trình Kinh tế thương mại Khác
4. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS Trần văn Bão Giáo trình Chiến lựợc kinh doanh của doanh nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 2.1.Bảng so sánh doanh thu các năm của công ty cổ phần SaoMai trong giai đoạn 2003 - 2006 - Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai
i ểu 2.1.Bảng so sánh doanh thu các năm của công ty cổ phần SaoMai trong giai đoạn 2003 - 2006 (Trang 48)
Biểu 2.2. Bảng so sánh doanh thu phần mềm của công ty cổ phần Sao Mai qua các năm (Đơn vị tính: VNĐ) - Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai
i ểu 2.2. Bảng so sánh doanh thu phần mềm của công ty cổ phần Sao Mai qua các năm (Đơn vị tính: VNĐ) (Trang 49)
Biểu 2.2. Bảng so sánh doanh thu phần mềm của công ty cổ phần - Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai
i ểu 2.2. Bảng so sánh doanh thu phần mềm của công ty cổ phần (Trang 49)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w