0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Sự phát triển của công ty cổ phần SaoMai trong những năm qua

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM PHẦN MỀM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI (Trang 34 -38 )

2. Nội dung phát triển kinh doanh sản phẩm phần mề mở công ty kinh

1.1.2 Sự phát triển của công ty cổ phần SaoMai trong những năm qua

Có thể tóm tắt sự phát triển của Công ty qua những giai đoạn sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt quá trình phát triển của công ty cổ phần Sao Mai

NĂM Sự kiện

2002 Công ty cổ phần Sao Mai bắt đầu đi vào hoạt động

2003 Bước vào lĩnh vực phần mềm cho các doanh nghiệp trong nước 2004 Phát triển gia công phần mềm cho nước ngoài

2005 Tìm kiếm, nâng cao thị trường trong và ngoài nước

2006 Thành lập photoshop và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Nhật Bản

Ngày 2 tháng 8 năm 2002, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, công ty đã gia nhập thị trường với những ngành nghề kinh doanh đầu tiên là kinh doanh phần cứng. Khi mới đi vào hoạt động, công ty mới chỉ có 5 người. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, tất cả mọi thành viên đều phải cố gắng tối đa, nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc.

Cuối năm 2003, Công ty Sao Mai bắt đầu bước vào lĩnh vực phần mềm sau khi đã ổn định thị trường phần cứng. Đây là một quyết đinh sáng suốt của ban lãnh đạo, một sự nhìn nhận kinh doanh tuyệt vời đã mang lại cho công ty một bước ngoặt lớn. Bởi lĩnh vực phần mềm bắt đầu từ đây đã giúp công ty có một bộ mặt mới. Công ty Sao Mai từng bước, từng bước xâm nhập vào thị trường phần mềm Việt Nam. Dù giai đoạn này tiến không nhanh do mới đi vào hoạt động nhưng đó là tiền đề cho Sao Mai phát triển sau này.

Năm 2004, chính sách “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước, thì ngày nay nhờ thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước trên thế giới, ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương với trên 80 quốc gia, thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hoa ở Đông Á.

Nắm bắt cơ hội đó, Công ty Sao Mai đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Công ty đã chọn Nhật Bản làm đối tác chủ yếu bởi Nhật Bản là quốc gia có nền công nghệ hiện đại, nhu cầu sử dụng phần mềm rất lớn và đặc biệt Giám đốc công ty là người rất thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.

Trong suốt những năm 2004, 2005, 2006, công ty Sao Mai đã thực hiện những hợp đồng phần mềm có giá trị lớn, và từ đây lĩnh vực phần mềm đã trở thành hoạt động chínhm nguồn thu nhập chủ đạo cho công ty. Để phát triển được như vậy, phần không nhỏ phải kể đến sự nỗ lực của Ban Giám Đốc công ty.

Giám đốc Nguyễn Văn Tuyến đã mang về cho công ty rất nhiều đối tác Nhật Bản với những hợp đồng giá trị cùng với Phó giám đốc Nguyễn Quang Hưng, một người rất thông thạo lĩnh vực công nghệ thông tin đá trực tiếp chỉ đạo thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả. Sự kết hợp hoàn hảo của hai vị lãnh đạo này đã giúp Sao Mai không những tồn tại mà còn không ngừng phát triển.

Năm 2005 đánh dấu mốc phát triển về doanh thu đối với công ty Sao Mai. Đây là tiền đề để năm 2006 Sao Mai mở rộng thêm hai lĩnh vực là Photoshop và Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Nhật Bản. Hai lĩnh vực này tuy mới mẻ nhưng lại gặp rất nhiều thuận lợi do công ty có nhiều người biết tiếng Nhật và giỏi lập trình. Cho đến thời điểm này, hoạt động công ty được coi là ổn định và được đánh giá có triển vọng trở thành một trong những công ty hàng đầu về sản xuất phần mềm.

1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức

1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Sao Mai

1.2.1.1. Chức năng của công ty

Công ty cổ phần Sao Mai có chức năng kinh doanh các sản phẩm bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cụ thể là:

Phần mềm (Software): Sản xuất và gia công phần mềm trong các lĩnh vực Giáo dục, quản lý và điều hành doanh nghiệp, gia công và xuất khẩu các dự án phần mềm (outsoursing và Offshore) cho các đối tác Nhật Bản và Mỹ. Tư vấn về các dự án về CNTT.

Phần cứng (Hardware): Cung cấp các thiết bị, linh kiện máy tính, và các thiết bị mạng, tư vấn các giải pháp xây dựng mạng Intrainet, dịch vụ bảo trì hệ thống.

Với những chức năng trên, công ty cổ phần Sao Mai có những nhiệm vụ cơ bản sau:

a) Công ty phải nộp đầy đủ các loại thuế cho Nhà nước Việt Nam

Hoạt động của công ty được chia làm hai lĩnh vực rõ rệt là: phần cứng và phần mềm.

Phần cứng có từ khi công ty mới thành lập, là hoạt động thường xuyên của công ty, do đó công ty phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp

Phần mềm mới được đi vào hoạt động từ năm 2004, nên được hưởng chế độ ưu đãi miễn thuế trong vòng 4 năm từ 2005 – 2009

Các loại thuế công ty phải nộp bao gồm: - Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm

- Thuế giá trị gia tăng, công ty phải nộp thuế GTGT cho Nhà nước = VAT đầu ra – VAT đầu vào

- Thuế môn bài cho hai địa điểm: trụ sở chính và chi nhánh (mỗi địa điểm là 1 triệu đồng )

- Các loại thuế khác theo quy đinh hiện hành tại thởi điểm nộp thuế hàng năm

b) Công ty phải trả tiền thuê mặt bằng và phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật cho công ty TNHH AN & HUY

c) Trong quá trình hoạt động, công ty phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy phép đầu tư, các điều khoản của Điều lệ công ty

d) Công ty phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng chống cháy nổ và an toàn lao

động theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM PHẦN MỀM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI (Trang 34 -38 )

×