Những hỗ trợ đặc biệt cần thiết cho sự phát triển công nghiệp phần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai (Trang 68 - 73)

2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh sản phẩm

3.3.Những hỗ trợ đặc biệt cần thiết cho sự phát triển công nghiệp phần

3.3.1.Chống vi phạm bản quyền

tranh, ảnh, nhạc…chứa đựng một đặc tính là nếu tăng số lượng bản sao chép thì dung lượng và nội dung không hề suy chuyển. Đặc tính này là nguồn gốc đem lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất, nhà xuất bản và phân phối phần mềm, đồng thời đây cũng là nguyên nhân khiến cho họ lo lắng – phần mềm rất dễ bị đánh cắp. Về kỹ thuật sao chép các chương trình phần mềm thì không khó khăn, việc xác định dấu vết và bằng chứng vi phạm là rất khó tìm.

Xuất phát từ những lý do đó vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ thực sự là nỗi lo của những người sáng tạo và phổ biến các sản phẩm phần mềm.

Vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện đầy đủ về vấn đề bản quyền để bảo vệ quyền tác giả và giảm những vi phạm xuống mức thấp nhất. Ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ vi phạm bản quyền là 94%(nguồn tạp chí Thế giới vi tính). Đây là con số báo động trầm trọng về mức độ đánh cắp bản quyền ở Việt Nam.

3.3.2.Hỗ trợ cho người lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Lương của người lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở VN chưa được cao. Mức lương của quản lý dự án và lập trình viên tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 tới 1/2 những lập trình viên và quản lý dự án tương ứng tại Trung Quốc và Ấn Độ.

3.3.3.Cải thiện cơ sở hạ tầng cho ngành công nghệ thông tin

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng CNTT cũng rất quan trọng trong kinh doanh. Việt Nam cần phát triển theo hướng cạnh tranh. Tính cạnh tranh này không nằm ở giá cả thấp, bởi giá cả thấp không có ý nghĩa quan trọng nhất trong lĩnh vực IT. IT là lĩnh vực kinh doanh giá trị cao. Điều cần hướng tới trong cạnh tranh là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn

3.3.4.Có biện pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin

Hiện nay các trường đại học, cao đẳng và trung cấp kỹ thuật của Việt Nam hàng năm có 10.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, 5.000 sinh viên hiện đang theo học ngành công nghệ thông tin và 10.000 cán bộ trong lĩnh vực này. Nhà nước cần phối hợp hơn nữa với các doanh nghiệp để có chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành công nghệ thông tin.

Nâng cao trình độ áp dụng khoa học công nghệ mới ở các công ty. Hiện các công ty phần mềm cũng có nhiều hạn chế trong khả năng sản xuất được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Chỉ có 2 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ mô hình trưởng thành về năng lực CMMI cấp 5. Cũng chỉ có 40 doanh nghiệp khác đạt chứng chỉ mô hình trưởng thành về năng lực cấp thấp hơn hay năng lực theo tiêu chuẩn ISO 9001

KẾT LUẬN

Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển, như ta thường nói, nó mang đến cho ta cả những cơ hội, cả những thách thức.

Trong những năm vừa qua, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung và công nghiệp sản xuất phần mềm nói riêng đã có những tiến bộ vượt bậc, từ việc chúng ta phải nhập khẩu toàn bộ sản phẩm phần mềm đến nay chúng ta đã tự sản xuất thiết kế được rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngòai.

Công ty cổ phần Sao Mai là một công ty trẻ mới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phần mềm song nhờ sự nỗ lực hết mình của đội ngũ lao động, sự quản lý tài tình, những chiến lược hợp lý của ban giám đốc đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng khen ngợi. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh, song nhìn chung có thể nói công ty cổ phần Sao Mai là một công ty đầy tiềm năng phát triển trong những năm tới. Trong tương lai, công ty cần xây dựng được cho mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn, nỗ lực hết mình để ngày càng phát triển hơn nữa, trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực phần mềm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tài liệu từ Công ty cổ phần Sao Mai:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2. Điều lệ công ty

3. Nội quy công ty 4. Hợp đồng lao động

5. Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và gia công phần mềm

6. Báo cáo tài chính của công ty các năm 2003, 2004, 2005, 2006

Các tài liệu khác:

1. PGS.TS. Hoàng Minh Đường, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II, NXB Lao động xã hội, Hà nội. 2. Nguyễn văn Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao

động xã hội, 2004.

3. GS.TS Hoàng Đức Thân, GS.TS Đặng Đình Đào Giáo trình Kinh tế thương mại

4. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS Trần văn Bão Giáo trình Chiến lựợc kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Các Website:

www.dantri.com.vn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm ở công ty cổ phần Sao Mai (Trang 68 - 73)