Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành tất yếukhách quan thì hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói chung và củacác doanh nghiệp trong từng quốc gia nói riêng là vấn đề mấu chốt để đưa nềnkinh tế quốc gia đó hội nhập với nền kinh tế thế giới Để có thể tiến hành hoạtđộng kinh doanh quốc tế một cách trôi chảy thì hoạt động thanh toán đóng vaitrò quan trọng Ngày nay, các ngân hàng thương mại đã tiến hành cung cấp chocác khách hàng của mình dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, linhhoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng, không ngừng đổi mới
và hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế Thông qua việc cung cấp các hoạtđộng thanh toán quốc tế với chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng thươngmại có thể khẳng định được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, tăng thunhập từ hoạt động thanh toán quốc tế và có thể phát triển ổn định trong môitrường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối vớicác ngân hàng thương mại, trong thời gian thực tập tại ngân hàng công thươngchi nhánh tỉnh Bắc Ninh, em thấy mặc dù hoạt động thanh toán tại ngân hàng đãđạt được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó hoạt động thanh toánquốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh vẫn còn có những hạn chế Ngoài
ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩmdịch vụ là lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngânhàng công thương Bắc Ninh nói riêng Chính vì vậy, việc phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh là hết sức cần thiết, nókhông những góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàngcông thương Bắc Ninh nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nóichung mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
Trang 2Đó là những lý do để em lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc
tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nhằm tìm ra giải phápphát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là các hoạt động thanh toán
quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn tại ngân hàng công thương chi nhánh Bắc
Ninh từ năm 2005 đến năm 2007
Bố cục của chuyên đề ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm có
ba chương:
Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại
các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
công thương Bắc Ninh.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh.
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nênchuyên đề của em còn có những thiếu sót Em kính mong nhận được sự giúp đỡcủa các Thầy, các Cô để nội dung được hoàn chỉnh và phong phú hơn
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTQT Thanh toán quốc tế
NHCT BN Ngân hàng công thương Bắc NinhNHCT Ngân hàng công thương
TDCT Tín dụng chứng từL/C Thư tín dụngNHNT Ngân hàng nhờ thuNHTH Ngân hàng thu hộNHPH Ngân hàng phát hànhNHTB Ngân hàng thông báoSTT Số thứ tự
ATM Máy rút tiền tự động
Trang 4Chương I Những vấn đề chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại
các ngân hàng thương mại
1.1 Thanh toán quốc tế.
1.1.1 Khái niệm.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởnglợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổchức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc giavới tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liênquan
Thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế Tuynhiên, trong thực tế hai lĩnh vực này giao thoa với nhau, không có một gianh giới
rõ rệt Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạtđộng ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậytrong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực,
đó là : Thanh toán trong ngoại thương và Thanh toán phi ngoại thương
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ
sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoàitheo giá theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sở các bên tiến hành mua bán vàthanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quanđến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa làthanh toán các hoạt động không mang tính thương mại
Trang 51.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế.
1.1.2.1 Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế.
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc giađang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bốicảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nướcvới phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt độngxuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và cácquan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác Hoạt động thanh toán quốc tế ngàycàng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt độngkinh tế đối ngoại nói riêng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đềuđặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại làcon đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại vàphát triển được Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn,chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa ngườimua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả Về giác độ kinh doanh, ngườimua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinhdoanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanhnghiệp
1.1.2.2 Thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩucũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông quangân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lýrộng khắp toàn cầu Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc
tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán
Trang 6Với vai trò thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầucủa khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tưvấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc
tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịchmua bán với nước ngoài Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế,khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngânhàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động vàtích cực Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại dịch vụ kỹthuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thươngmại quốc tế Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanhtoán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua bán,thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốcgia trên thế giới
1.1.3 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế.
Phương tiện thanh toán quốc tế thể hiện bằng các chứng từ tài chính được
sử dụng trong việc chi trả tiền lẫn cho nhau Hiện nay, các phương tiện thanhtoán đang được sử dụng chủ yếu bao gồm: Tiền mặt, hối phiếu, kỳ phiếu, séc vàthẻ ngân hàng Trong thanh toán quốc tế, các phương tiện được sử dụng chủ yếubao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu và séc Tuy nhiên việc sử dụng công cụ nào cònphụ thuộc vào đặc điểm của giao dịch thương mại, phương thức thanh toán, thảothuận giữa người mua, người bán và pháp luật của từng nước
1.1.3.1 Hối phiếu.
Là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khácbằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhấtđịnh hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả số tiền nhất địnhcho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trảcho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu
Trang 71.1.3.2 Kỳ phiếu.
Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký pháthứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của ngườinày hoặc trả cho người cầm phiếu
Về quy tắc lưu thông thì hối phiếu và kỳ phiếu là giống nhau Ta có thểcoi kỳ phiếu như là một hối phiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền Các điều
mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳphiếu
1.1.3.3 Séc – Cheque
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ralệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả chongười được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả chongười cầm séc
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán và được sử dụng rộngrãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao Hiện nay séc làphương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao dịch nội địa của tất
cả các nước Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hànghoá, cung ứng lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác
1.1.3.4 Thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từphương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứngdụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Thẻ ngân hàng làcông cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng đểthanh toán tiền mua hàng, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửicủa mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiệncác dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tựphục vụ ATM
Trang 81.1.4 Các phương thức dùng trong thanh toán quốc tế.
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trảtiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và ngườixuất khẩu Hiện nay trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanhtoán khác nhau như: Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ghi sổ Mỗiphương thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm Do đó các bên cần phảibàn bạc thống nhất và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương phương thứcthanh toán được áp dụng
1.1.4.1 Phương thức ghi sổ.
Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu khi xuất khẩuhàng hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho người nhập khẩu, theo dõi vào mộtcuốn sổ ghi riêng và việc thanh toán các khoản nợ này sẽ được thực hiện sau mộtthời kỳ nhất định
Phương thức ghi sổ có các đặc điểm:
- Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tàikhoản và thực hiện thanh toán
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu ngườinhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không
có hiệu lực thanh quyết toán
- Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau
- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng thay cho một loạt cácchuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiềnngay
Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và cácnước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì giữa các nước này có sự
Trang 9tương đồng về văn hoá, tập quán kinh doanh, luật lệ, các khách hàng có mốiquan hệ kinh doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau.
Ý nghĩa của phương thức ghi sổ:
- Đối với nhà nhập khẩu:
+ Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hoá và chấp nhận hànghoá
+ Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm
- Đối với nhà xuất khẩu:
+ Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thườngđược thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi
ro trong thanh toán không phát sinh
+ Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằmtăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăngđược doanh thu và lợi nhuận
1.1.4.2 Phương thức chuyển tiền.
Là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người nhập khẩu yêu cầungân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theomột địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định
Chuyển tiền là phương thức đơn giản, trong đó, người chuyển tiền vàngười nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau Ngân hàng khi thực hiệnchuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng hoahồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền vàngười thụ hưởng Trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụthuộc vào thiện chí của người mua Người mua sau khi nhận hàng có thể khôngtiến hành chuyển tiền, hoặe cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằmchiếm dụng vốn của người bán, do đó, làm cho quyền lợi của người bán khôngđược bảo đảm Chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương chuyển tiền
Trang 10thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tincậy lẫn nhau.
1.1.4.3 Phương thức thanh toán nhờ thu.
Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoànthành nghĩa vụ giao hàng thì tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu
hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu lập Có hai hình thức nhờthu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ
Nhờ thu trơn (Clean Collection): Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh
toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng
từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngânhàng
1.1.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ.
Khái niệm: Là một thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát
hành thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người mở thư tíndụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng phục vụ người xuấtkhẩu) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của nhà xuất khẩu theo đúng nhữngđiều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng
Giao dịch qua L/C có một số đặc điểm sau:
- L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉcủa hai bên là ngân hàng phát hành và người thụ hưởng Mọi yêu cầu và chỉ thịcủa người xin mở L/C đã do ngân hàng đại diện, do dó, tiếng nói chính thức củangười xin mở L/C không được thể hiện trong L/C
- L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương: L/C là một giao dịch hoàntoàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là
cơ sở để hình thành giao dịch L/C Trong mọi trường hợp ngân hàng không liênquan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứdẫn chiếu nào đến hợp đồng này
Trang 11- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứngtừ: Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết địnhxem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không Cácchứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng vềviệc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hoá đã được giao, do
đó chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩuhoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Vì giao dịch chỉ bằngchứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽcủa chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Để được thanh toán, ngườixuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản
và điều kiện của L/C, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từphải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu
- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanhtoán và lừa đảo? Xét về giác độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro chonhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, thì L/C có ưu điểm vượt trội so với các phươngthức thanh toán khác Chính vì vậy mà phương thức này đã tồn tại và phát triểnnhư ngày nay Tuy nhiên, trong thực tế thương mại quốc tế, do diễn biến của thịtrường, giá cả mà L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhậnhàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận và lừa đảo
Trang 12NHPH(Issuing Bank)
NHTB(Advising Bank)
Nhà nhập khẩu(Importer)
Nhà xuất khẩu(Exporter)
(3)(6)(7)
(4)(6)(7)(1)
(5)
(8)(2)
Quy trình nghiệp vụ L/C:
Hình 1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản
thanh toán theo phương thức L/C
Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại
thương, nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêucầu phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng
Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông
qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thôngbáo L/C cho nhà xuất khẩu
Bước 4: Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu
không chấp nhận thì đề nghị sửa đổi , bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồngngoại thương
Trang 13Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu
của L/C và xuất trình (thông qua NHTB hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH
để được thanh toán
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp
thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp thì từ chốithanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu
Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà
nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
1.2 Các nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng.
Các nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàngbao gồm hai nhóm nhân tố chính đó là các nhân tố khách quan và các nhân tốchủ quan
1.2.1 Các nhân tố khách quan.
Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố thuộc về môi trườngkinh tế, môi trường pháp luật, môi trường chính trị phân tích các yếu tố nàynhằm tìm ra cơ hội và thách thức trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc
tế tại ngân hàng
- Môi trường kinh tế: Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế ảnh
hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế đó là: Sự tăng trưởng nền kinh tế, mức
độ mở cửa của nền kinh tế tăng dần qua các năm, sự linh hoạt, mức độ mở cửa
và độ liên kết của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế
Nền kinh tế tăng trưởng thường xuyên sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toánquốc tế phát triển Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu thường rất chú trọng tới yếu tố tỷ giá hối đoái Sự lên xuống của tỷ giá hốiđoái ảnh hưởng tới nhiều hoạt động trong nền kinh tế trong đó có hoạt độngthanh toán quốc tế
Trang 14- Môi trường chính trị: Các doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm thị trường
ổn định về chính trị để tiến hành hoạt động kinh doanh, vì môi trường chính trị
ổn định sẽ giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh tại thịtrường này Môi trường chính trị ổn định sẽ giúp quốc gia tiến hành xuất nhậpkhẩu dễ dàng hơn, điều này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tếphát triển Ngược lại, môi trường chính trị không ổn định sẽ gây nhiều rủi ro chodoanh nghiệp do vậy kém hấp dẫn các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng
Môi trường luật pháp: Một hành lang pháp lý chặt chẽ là cơ sở để các
doanh nghiệp có thể bảo đảm hoạt động kinh doanh của mình Nếu hành langpháp lý không chặt chẽ có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành kinhdoanh tại quốc gia đó Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụthanh toán quốc tế tại ngân hàng
1.2.2 Các nhân tố chủ quan.
Nhóm các nhân tố chủ quan gồm các nhân tố như quy mô hoạt động củangân hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, uy tín của ngân hàng, trình độcác thanh toán viên, qua việc phân tích các nhân tố này sẽ tìm ra giải phápnhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của hoạt động thanhtoán quốc tế tại ngân hàng
- Quy mô hoạt động của ngân hàng: nếu ngân hàng có quy mô hoạt động
lớn, có uy tín trên thị trường sẽ tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụthanh toán quốc tế tại ngân hàng này, do vậy hoạt động thanh toán quốc tế tạingân hàng sẽ phát triển hơn Ngược lại, nếu một ngân hàng có quy mô nhỏ bé,khách hàng ít biết đến thì sẽ rất khó tạo niềm tin cho khách hàng, đặc biệt lànhững khách hàng nước ngoài, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc thựchiện hoạt động thanh toán quốc tế
Trang 15- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Việc ngân hàng lựa chọn chiến
lược kinh doanh như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế Nếu ngân hàng chỉ lựa chọn chiến lược nhằm hướng vào việcphục vụ các hoạt động thanh toán trong nước thì cũng gây khó khăn trong việctiến hành hoạt động thanh toán quốc tế Còn nếu ngân hàng chú trọng đến pháttriển các dịch vụ phục vụ cho kinh doanh quốc tế thì sẽ tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển
- Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế Cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế phải là người có nghiệp vụ, nắm
bắt thông tin nhanh nhạy, có đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có khảnăng tư vấn cho khách hàng về những phương thức thanh toán mà khách hàng cóthể áp dụng phù hợp trong từng trường hợp Cán bộ thanh toán quốc tế là ngườitrực tiếp kiểm tra bộ chứng từ, do đó cần phải có kinh nghiệm, có chuyên mônmới có thể phát hiện ra những điều chưa hợp lý, bảo vệ quyền lợi của kháchhàng làm tăng uy tín của ngân hàng, từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh củangân hàng trên thị trường quốc tế
- Nền tảng công nghệ thông tin Đây là yếu tố rất quan trọng trong hoạt
động thanh toán quốc tế Nền tảng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp ngânhàng có thể thực hiện nhanh quá trình thanh toán cho khách hàng, đảm bảo đượclợi ích của khách hàng Mặt khác nền tảng công nghệ thông tin hiện đại còn giúpcho ngân hàng có thể bảo mật được thông tin của khách hàng được tốt hơn
Trang 16Hiện nay, ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã vượt quanhững khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nềnkinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộngmạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh tiền tệ Mặt khác ngânhàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động và sử dụng vốn, thay đổi cơcấu đầu tư phục vụ phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hoá.
Chi nhánh ngân hàng công thương Bắc Ninh bao gồm có 9 phòng ban vớichức năng của các phòng ban như sau:
Trang 17 Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giaodịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhànước và của Ngân hàng công thương Việt Nam Cung cấp các dịch vụ Ngânhàng theo quy định của NHNN và NHCT Quản lý hệ thống giao dịch trên máy,quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về
sử dụng các sản phẩm của ngân hàng
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Là phòng tổ chức thực hiệnnghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánhtheo quy định của NHCT Việt Nam
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thựchiện giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác nguồn vốn bằngVNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sảnphẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàngcông thương
Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịchvới khách hàng là các cá nhân để huy động bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay; quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế
độ, thể lệ hiện hành của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng côngthương, quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn khoquỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàngcông thương, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong vàngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn
Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảotrì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máytính của chi nhánh
Trang 18 Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác
tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhànước và quy định của ngân hàng công thương Việt Nam Thực hiện công tácquản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiệncông tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Là phòng nghiệp vụ có chức nănggiúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh củachi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơchế quản lý của ngành
Phòng quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưucho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giámsát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụngcho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương
án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn
bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam.Chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề
Chi nhánh ngân hàng công thương Bắc Ninh có các chức năng sau:
- Sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực của Ngânhàng Công thương
- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả phục vụphát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
- Thực hiện các nghĩa vụ về tổ chức theo quy định của pháp luật và của Ngânhàng Công thương
Các nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng Công thương Bắc Ninh:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanhtoán của các tổ chức và dân cư trong nước và nước ngoài bằng VND và ngọại tệ
Trang 19- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và cáchình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt độngkinh doanh ngân hàng.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các
tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình và mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tíndụng của ngân hàng Nhà nước và quy định của ngân hàng Công thương
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá theo quyđịnh của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Công thương
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ theo quyđịnh của ngân hàng Công thương Việt Nam và theo mức uỷ quyền
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền trong nước vàquốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ ngân hàng khác
- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt và các ấn chỉ quantrọng
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu tưphát triển theo yêu cầu của khách hàng
- Cất trữ, bảo quản, quản lý các giấy tờ có giá trị, các tài sản quản lý quý chokhách hàng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng Côngthương Việt Nam
2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2007 kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao,tổng sản phẩm xã hội đạt mức tăng 15,65% Trong đó, Công nghiệp và xây dựngchiếm tỷ trọng 51% tăng 20,62%, dịch vụ chiếm tỷ trọng 17,79% tăng 17,79%.Các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề có tốc độ xây dựngtương đối khá, nhiều dự án sản xuất công nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả.Bên cạnh đó, trong năm qua giá một số nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị trường
Trang 20chứng khoán biến động thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động ngân hàng, chỉ số giá cảtăng đã tác động đến tâm lý của người dân có tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng công thương Bắc Ninh là một ngân hàng thương mại Quốc doanh
có uy tín, được sự quan tâm, ủng hộ của tỉnh uỷ, HĐND, UBND, NHNN và chỉđạo trực tiếp của NHCT Việt Nam, cùng với sự điều hành năng động của banlãnh đạo và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực của tập thể CBCNV trong toàn chinhánh, năm 2007 chi nhánh NHCT Bắc Ninh đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh tiếp tục phát triển bềnvững đạt hiệu quả cao
Ngay từ những ngày đầu năm 2007 Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉđạo theo các mục tiêu, giải pháp mà hội nghị công nhân viên của chi nhánh đãthảo luận đóng góp xây dựng, bám sát định hướng phát triển kinh tế của địaphương để điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh phù hợp với diễn biếncủa thị trường Vì vậy, chi nhánh đã hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu kếhoạch được NHCT Việt Nam giao, cụ thể:
Trang 21Bảng 2.1 Các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm 2007.
1.095.047243.285476.614375.148
177,7143117,6535
2 Dư nợ cho vay nền kinh tế
- Dư nợ cho vay ngắn hạn
- Dư nợ cho vay trung, dài
hạn
- Dư nợ cho vay tài trợ uỷ
thác
529.962335.201187.978
6.785
955.839615.113323.418
17.308
180184172
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng công thương Bắc Ninh.
Từ bảng trên ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạtđược những thành tựu to lớn Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt1.095047 triệu đồng, tăng 77,7% so với đầu năm, đạt 99,5% so với kế hoạch năm
2007 Trong đó so với đầu năm:
- Tiền gửi doanh nghiệp: 243.285 triệu đồng tăng 42,6%
Trang 22- Tiền gửi tiết kiệm: 476.614 triệu đồng tăng 17,6%
- Phát hành công cụ nợ (kỳ phiếu, giấy tờ có giá khác) và vốnvay các tổ chức khác: 375.148 triệu đồng gấp 5,35 lần
- Nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do tăng cường các biện pháptiếp thị có hiệu quả đối với các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư Mặtkhác, chi nhánh không ngừng chấn chỉnh toàn diện các bộ phận giao dịch đổimới tác phong, thái độ giao dịch, nâng cao văn hoá giao tiếp, cải tiến lề lối làmviệc để phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn
Kinh doanh trong môi trường ngày một khó khăn và sức cạnh tranh giữacác ngân hàng ngày càng gia tăng nhưng hoạt động đầu tư tín dụng của ngânhàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn tăng cả số lượng và chất lượng
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 là 955.839 triệu đồngtăng 80% so với đầu năm, vượt 27,4% so với kế hoạch năm 2007 Trong đó:
- Dư nợ cho vay ngắn hạn: 615.113 triệu đồng tăng 84% sovới đầu năm
- Dư nợ cho vay trung , dài hạn 323.418 triệu đồng tăng 72%
so với đầu năm
- Dư nợ cho vay tài trợ uỷ thác: 17.308 triệu đồng, gấp 2,55lần so với đầu năm
Dư nợ xấu đến 31/12/2007: 850 triệu đồng chiếm 0,088% rất thấp so vớiquy định
Thu phí dịch vụ ngân hàng năm 2007 là 2807 triệu đồng tăng 61,3% sovới năm trước, vượt 27,6% kế hoạch năm 2007
Phát hành thẻ năm 2007 đạt 7632 thẻ gấp 3 lần so với năm trước, vượt 632thẻ so với kế hoạch
Trang 23Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro năm 2007 đạt 17.600 triệu đồng tăng96,9% so với năm trước, vượt 31,3% so với kế hoạch ngân hàng công thươngViệt Nam giao.
Các mặt hoạt động khác như kế toán, kho quỹ, tổ chức hành chính đềutích cực phục vụ tốt nhất nhiệm vụ chính trị của Chi nhánh là kinh doanh antoàn, hiệu quả, bền vững và phát triển
Trong những năm qua, ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
đã đẩy mạnh các hoạt động thanh toán, kinh doanh đối ngoại, bảo lãnh, kiều hối,chuyển tiền Doanh số hoạt động tăng dần qua các năm
Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động của ngân hàng công thương Bắc Ninh.
Nguồn: Ngân hàng công thương Bắc Ninh
Từ bảng trên ta thấy, qua các năm thì tổng nguồn vốn hoạt động của ngânhàng công thương chi nhánh Bắc Ninh đều tăng, cụ thể là từ năm 2005 đến năm
2006 tổng nguồn vốn hoạt động tăng 33.770 triệu đồng tương ứng với tăng 5,8%,
từ năm 2006 đến năm 2007 tổng nguồn vốn hoạt động tăng 478.813 triệu đồngtương ứng tăng 77,7%
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm dần qua các năm, cụ thể là từ 0,3% năm
2005 xuống còn 0,1% năm 2006 và đến năm 2007 chỉ còn là 0,088% rất thấp sovới quy định
Về hoạt động huy động vốn:
Trang 24Công tác huy động vốn là một nền tảng vững chắc cho các hoạt động củangân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay Huy độngvốn càng nhiều thì khả năng cho vay của ngân hàng càng cao và điều này sẽ làmtăng lợi nhuận của ngân hàng
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng côngthương Bắc Ninh đạt 1.095.047 triệu đồng, tăng 77,7% so với đầu năm, chiếm tỷ
lệ 30% so với tổng nguồn vốn huy động của tất cả các ngân hàng khác đang hoạtđộng trên cùng địa bàn Trong đó cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế:
+ Tiền gửi của doanh nghiệp là 243.285 triệu đồng, chiếm 22,22%/ tổngnguồn vốn tự huy động, so với năm 2006 tăng 72.679 triệu đồng tương ứng vớităng 42,6%
+ Tiền gửi của dân cư là 476.614 triệu đồng, chiếm 43,52%/ tổng nguồnvốn tự huy động, so với năm 2006 tăng 71.330 triệu đồng tương ứng với tăng17,6%
Hđộng huy động vốn tăng trưởng liên tục và ổn định sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng Đặc biệt việchuy động nguồn vốn ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành các hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ, các hoạt động tài trợ ngoại thương Tình hình huyđộng vốn của ngân hàng công thương Bắc Ninh được thể hiện qua bảng sau:
Trang 25Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Bắc Ninh.
Đơn vị: triệu đồng.
NămChỉ tiêu
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền
Tỷtrọng Số tiền
TỷtrọngTổng nguồn vốn
huy động
582.464
616.234
1.095.047
25,53
%
170.060
34,57
%
355.232 32,44
%III Phân theo loại
34,63
%
216.360
Trang 26Hoạt động sử dụng vốn:
Bám sát chủ trương chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, mục tiêu phươnghướng nhiệm vụ của ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh đã phát huylợi thế của mình nhanh chóng thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ, trong đótrọng tâm nhất là công tác tín dụng với phương châm “đi vay để cho vay” lấyhiệu quả của khách hàng làm mục đích của ngân hàng, chi nhánh ngân hàngcông thương Bắc Ninh đã cung cấp vốn kịp thời, hợp lý cho mọi đối tượng kháchhàng
Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng công thương Bắc Ninh được thểhiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn theo thời gian tại ngân hàng công
thương Bắc Ninh.
Đơn vị: triệu đồng Năm
Trang 27Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tại ngân hàngcông thương Bắc Ninh tăng liên tục qua các năm Tổng dư nợ cho vay đến31/12/2007 là 955.839 triệu đồng tăng 425.877 triệu đồng so với năm 2006.Trong đó cơ cấu dư nợ theo thời gian là:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn la 615.113 triệu đồng tăng 80% so với đầunăm
+ Dư nợ cho vay trung, dài hạn 323.418 triệu đồng tăng 84% so với đầunăm
+ Dư nợ cho vay tài trợ uỷ thác là 17.308 triệu đồng, gấp 2,55 lần so vớiđầu năm
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Hoạt động tín dụng ngân hàng có nhiều mục tiêu nhưng quan trọng nhất làđảm bảo kinh doanh có lợi nhuận Với chức năng là một doanh nghiệp kinhdoanh tiền tệ, để có thể đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày cànggay gắt ngân hàng công thương Bắc Ninh đã cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụchất lượng cao, với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, văn minh lịch sự Do đó,ngân hàng công thương đã gây dựng được niềm tin trong dân cư, tạo mối quan
hệ tốt với các khách hàng là doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao và phát triểnhoạt động của ngân hàng Ngày nay hoạt động kinh doanh của ngân hàng côngthương Bắc Ninh ngày càng được mở rộng, các loại hình dịch vụ ngày càng pháttriển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Kết quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau: