1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An

53 562 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 201,91 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An

Trang 1

Lời nói đầu

Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nóiriêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đấtnước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như một mắt xích không thể thiếuđược trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của cácNgân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ,là cầu nối trong quan hệ kinh tế, và thương mại giữa các nước trên thếgiới.Tuy nhiên thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, bởi các chủ thểtham gia có sự cách biệt về địa giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế xã hội.Do đó, các bên tham gia luôn quan tâm đến việc tìm ra phương thức thanhtoán có hiệu quả nhất, tức là có ít rủi ro nhất đối với cả người mua lẫn ngườibán Và phương thức tín dụng chứng từ được các chủ thể chọn trong thanhtoán quốc tế bởi nó hội tụ được các yêu cầu từ cả hai phía người nhập khẩu vàngười xuất khẩu Với những ưu điểm vượt trội của mình, phương thức tíndụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động thanh toán quốctế Tuy nhiên đây là phương thức thanh toán phức tạp, đa dạng nên để hiểu vàsử dụng tốt phương thức này là việc không đơn giản.

Qua quá trình thực tập về nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngânhàng công thương Nghệ An, em đã được tìm hiểu và nắm bắt được phần nàovề nghiệp vụ này Em nhận thấy rằng việc mở rộng hình thức thanh toán theophương thức tín dụng chứng từ còn gặp phải không ít khó khăn, điều này ảnhhưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh chung của cả Ngân hàng Do vậy

em đã chọn dề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Nghệ An” Với nhận thức còn hạn

chế, thực tế còn ít, vì vậy đề tài còn nhiều khiếm khuyết.Ngoài phần mở đầuvà kết luận, chuyên đề gồm 3 chương :

Trang 2

toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương NA

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanhtoán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng côngthương NA

Trang 3

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyềnhưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tếgiữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữamột quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng củacác nước liên quan.

Thanh toán quốc tế đã ra đời như một tất yếu khách quan trong quátrình phát triển của nền kinh tế thế giới Các quan hệ thanh toán quốc tế đượcchia làm hai lĩnh vực rõ ràng là:Thanh toán trong ngoại thương (hay gọi theocách cũ là mậu dịch ) va Thanh toán phi ngoại thương (tức thanh toán phimậu dịch ) TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một hình thức củathanh toán trong ngoai thương (thanh toán mậu dịch ), một hình thức thanhtoán phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện nay, trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam(NHCTVN), thanh toán quốc tế được hiểu là quá trình thực hiện các nghiệpvụ như: chuyển tiền, thanh toán thẻ, nhờ thu, thanh toán L/C và các nghiệp vụngân hàng quốc tế khác bằng ngoại tệ trong nội bộ hệ thống NHCTVN, giữaNHCT với các tổ chức tài chính khác ở trong và ngoài nước thông qua mạngIBS (hệ thống nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHCTVN), mạng SWIFT(mạng tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu) hoặc các hệ thống khác.

1.1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ( Thư tíndụng - Letter of Credit )

Trang 4

cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng pháthành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit ),theođó,NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba( người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từthanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C Bàng ngôn ngữ luật,định nghĩa về Tín dụng chứng từ được nêu tạiĐiều 2, UCP 600, như sau:”Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ,cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắnvà không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một chứng thư trong đó ngânhàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứngtừ phù hợp với nội dung L/C Chính vì vậy, người ta còn gọi phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ là thanh toán L/C.

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

+ Người yêu cầu,Người mở, Người xin mở(aplicant): Là bên mà L/Cđược phát hành theo yêu cầu của họ.trong thương mại quốc tế, người mởthường là người nhập khẩu,yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành mộtL/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C

+ Người thụ hưởng, Người hưởng, Người hưởng lợi (beneficiary):Là bênhưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán haysở hữu hối phiếu đã chập nhận thanh toán của L/C.

+ Ngân hàng Phát Hành ( Issuing Bank ): Là ngân hàng thực hiện pháthành L/C theo yêu cầu của Người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Ngườimở NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợpđồng mua bán.Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhà nhập khẩu đượcphép tự chọn NHPH NHPH còn có tên gọi khác là ngân hàng mở ( Opening

Trang 5

thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thườnglà ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp, còn có thể có các ngân hàng khác thamgia vào phương thức thanh toán L/C như ngân hàng xác nhận (Confirmingbank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng chấp nhận(Accepting bank), ngân hàng hoàn tiền (Reimbursing bank)

+Ngân hàng xác nhận ( confirming bank):Là ngân hàng bổ sung sự xácnhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.

+Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank):Là ngân hàng mà tại đó L/Ccó giá trị thanh toán hoặc chiết khấu,hoặc lá bất cứ ngân hàng nào nếu có giátrị tự do.

Sự khác biệt giữa thanh toán tín dụng chứng từ với các phương thức thanhtoán khác được thể hiện rõ nét ở những ưu, nhược đIểm của phương thứcthanh toán này, ngoài những khác biệt rõ nét như phương thức thanh toán tíndụng chứng từ đảm bảo công bằng cho người xuất khẩu và người nhập khẩuhơn các phương thức khác, phạm vi áp dụng rộng hơn nhưng ngược lại lạiphức tạp và tốn kém cho người xuất khẩu và người nhập khẩu hơn cácphương thức thanh toán khác, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bắtbuộc có sự tham gia của bên thứ ba là ngân hàng.

1.1.2.2 Các loại thư tín dụng chủ yếu.

a Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)

Là loại thư tín dụng mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị ngânhàng mở thư tín dụng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báotrước cho người hưởng lợi biết (đương nhiên việc đó phải diễn ra trước khithư tín dụng được thanh toán).Như vậy loại thư tín dụng có thể huỷ ngangthuộc loại cam kết không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý Đứng trên giác độquyền lợi của bên bán, loại thư tín dụng này không đảm bảo quyền lợi cho họ;

Trang 6

b.Thư tín dụng không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C ).

Đây là loại thư tín dụng mà sau khi nó đã được mở ra thì mọi việc liênquan tới sửa đổi bổ sung hoặc huỷ bỏ nó ngân hàng mở chỉ có thể được tiếnhành trên cơ sở sự thoả thuận của các bên có liên quan.

c.Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmirrevocable L/C)

Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàngkhác đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng mởthư tín dụng đó.

Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi chonên loại thư tín dụng này được coi là rất đảm bảo quyền lợi cho bên bán.

d Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocablewithout recourse L/C).

Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi người thụhưởng đã được trả tiền thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bấtkỳ tình huống nào.

e Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà ngân hàng trả tiền đượcphép trả toàn bộ hay một phần số tiền của thư tín dụng cho một hay nhiềungười theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

f Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).

Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạnhiệu lực lại tự động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thờigian nhất định.

g Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

Là loại thư tín dụng được mở ra dựa trên cơ sở số tiền của một thưtín dụng khác đã được mở trước đó Loại thư tín dụng này thường được sử

Trang 7

chung khá phức tạp; đặc biệt là những điều kiện về thời hạn, về bộ chứngtừ …

h Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).

Là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bênđối tác cũng đã được mở ra.

k.Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred L/C ).

Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở sẽ thanh toán dần dần trị giáthư tín dụng cho người hưởng lợi theo tiến trình chuyển giao hàng hoá của họvới bên mua Loại thư tín dụng này thích ứng với các hợp đồng giao hàngnhiều lần

l Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C).

Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: ngườiyêu cầu mở cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trongtổng số tiền của thư tín dụng đã mở, ngay cả khi người này còn chưa thựchiện nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người mua.

Trang 8

khác của ngân hàng, chẳng hạn như khi phát triển hoạt động TTQT sẽ tăngcường được khả năng huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của ngân hàng.

Thứ hai, tiến hành hoạt động TTQT tốt sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tốthơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao được uy tín của mình

Thứ ba, TTQT sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác với cácngân hàng khác trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới côngnghệ ngân hàng, từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo chuyên viên, góp phần đưangân hàng trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơnnhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, TTQT là dịch vụ trung gian, phí thu được từ hoạt động TTQTkhông phải là thu nhập chủ yếu nhưng cũng góp phần đáng kể vào tổng thunhập của ngân hàng Hơn nữa, mức phí trong hoạt động TTQT cũng là côngcụ để ngân hàng thực hiện chiến lược lôi cuốn khách hàng

Nói tóm lại, TTQT là mảng hoạt động rất quan trọng của ngân hàng, nókhông chỉ tạo ra thu nhập mà còn là nhân tố giúp ngân hàng nâng cao uy tín,tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô nghiệp vụ hoạt động cũng nhưtăng cường mối quan hệ của mình với các ngân hàng khác trên toàn thế giới.

1.2.1.Các tiêu chí phản ánh việc mở rộng hoạt động TTQT theo phươngthức tín dụng chứng từ

Hướng tới các mục tiêu:

 Thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng về thanh toán quốc tế: Đáp ứngnhu cầu khách hàng về các hình thức L/C, số lượng, qui mô, địa điểm,thời gian trong hoạt động thanh toán quốc tế.

 Thu hút tối đa khách hàng cho hoạt động thanh toán quốc tế bằngphương thức tín dụng chứng từ nói riêng và cho hoạt động kinh doanhcủa NH nói chung.

Trang 9

phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

 Nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng đối với khách hàng và các đối tácnước ngoài.

1.2.2 Các nhân tố tác động đến việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các nhân tố sau:

+ Các nhân tố chủ quan ( Xuất phát từ phía các ngân hàng ):- Dự trữ ngoại tệ

- Tỷ giá hối đoái

- Uy tín của ngân hàng trong TTQT

- Đội ngũ cán bộ và công nghệ thanh toán- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu + Các nhân tố khách quan:

- Chính sách của chính phủ và ngân hàng nhà nước về TTQT - Chịu sự điều chỉnh của các bộ luật quốc tế

1.2.3.Các biện pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ

- Nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức L/C- Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý

- Đổi mới công nghệ ngân hàng

Trang 10

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An

2.1.Tổng quan về Ngân hàng công thương Nghê An2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Hệ thống ngân hàng Việt Nam được thành lập ban đầu là ngân hàngmột cấp; một hệ thống ngân hàng nhà nước vừa hoạt động quản lý nhà nướcvề ngân hàng, vừa cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Đến năm 1989, hệ thống ngân hàng được tách thành hai cấp: Ngânhàng Nhà nước quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, và các Ngân hàngthương mại nhà nước cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng NHCTNAcũng được ra đời từ đó.

Trước đây, NHCTNA là chi nhánh ngân hàng cấp 1 trực thuộcNHCTVN, tổ chức gồm trụ sở chính, 02 chi nhánh ngân hàng cấp 2 và một sốphòng giao dịch, quỹ tiết kiệm NHCTNA hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnhNghệ An, ngoài ra NHCTNA còn hoạt động ở một số địa bàn khác theo sự chỉđạo của NHCTVN hoặc liên kết với các tổ chức khác.

Đến năm 2006, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thành lập,điều chỉnh chi nhánh, phòng giao dịch; 02 chi nhánh ngân hàng cấp 2 trựcthuộc NHCTNA được tách ra khỏi NHCTNA và được điều chỉnh thành ngânhàng cấp 1 trực thuộc NHCTVN Từ đó đến nay, NHCTNA không có chinhánh trực thuộc.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Nghệ An.

- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng Công ThươngViệt Nam được thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn tại quyết định số67/QĐ-NH 5 ngày 27/03/1993.

- Căn cứ Quyết định số 090/Qđ-HĐQT-NHCT ngày 04/6/02003 của hộiđồng quản trị về việc “Phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiệnđại hoá chi nhánh”.

- Theo đề nghị của tộng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam Quyết định: Chuyển mới mô hình tổ chức của chi nhánh Ngânhàng công thương Nghệ An theo dự án hiện đại hoá Ngân hàng công thương,thì Cơ cấu tổ chức của NHCTNA được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 12

NHCTNA có 160 cán bộ công nhân viên, trong đó có 145 người đã tốtnghiệp từ Đại học trở lên, chiếm 90%.

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong NHCTNA như sau:1 Ban giám đốc:

- Quản lý, điều hành mọi hoạt động tại NHCTNA.2 Phòng tổ chức- Hành chính:

- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ;

- Quản lý lao động, tiền lương, BHYT, BHXH, các chế độ liên quanđến chính sách của cán bộ công nhân viên;

- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinhdoanh;

- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tạiNHCTNA.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

- Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trang 13

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng;

- Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tácquản lý tài chính, chi tiêu nội bộ;

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,hạch toán kế toán;

Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vitính;

Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;

- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩmngân hàng.

6 Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu;- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngoại hối.7 Phòng thông tin điện toán:

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán;- Bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính bảo đảm thông suốt hoạt động tạiNHCTNA.

8 Phòng quản lý rủi ro:

Trang 14

- Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lý rủi ro;

- Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuânthủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng;

- Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghịcấp tín dụng và tài sản bảo đảm;

- Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạtđộng ngân hàng;

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề;

- Quản lý, khai thác và xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi cáckhoản nợ;

Quản lý, theo dõi và đôn đốc thu hồ các khoản nợ đã xử lý rủi ro.9 Phòng tiền tệ kho quỹ:

- Thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt;- Cung ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch;- Thu chi tiền mặt cho các khách hàng có lượng giao dịch tiền mặt lớn(trên mười triệu đồng).

Trang 15

- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩmdịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.

- Thực hiện cho vay bằng hình thức cầm cố.

Ngoài ra, tại NHCTNA còn có Bộ phận kiểm tra, kiểm soát trực thuộcBan Kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHCTVN; thực hiện chức năng, nhiệm vụkiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tại NHCTNA theo sự phân công, phânnhiệm của NHCTVN.

4 Mạng lưới hoạt động

Do có 02 chi nhánh trực thuộc NHCTNA vừa được nâng cấp lên trựcthuộc NHCTVN nên hiện tại NHCTNA có mạng lưới hoạt động rất nhỏ, trụsở chính và các Phòng giao dịch, Điểm giao dịch đều được bố trí trên địabàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Trong thời gian tới, NHCTNA đang cókế hoạch mở thêm một số phòng giao dịch ở các huyện lân cận thành phốVinh.

2.1.3 Một số hoạt động chính của ngân Hàng Công thương Nghệ An

2.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 2007

Tổng quan chung năm 2007, tình hình kinh tế - xã hội Nghệ An diễnbiến trong điều kiện khó khăn: Giá cả các loại vật tư, xăng dầu tăng cao, giávàng trong năm tăng, giảm thất thường, đến cuối năm giá vàng bình quântăng 20% so với năm 2006 và đạt mức giá cao nhất so với những năm trướcđây Tỷ giá USD cơ bản được bình ổn do giá thị trường và nguồn cung USDvào Nghệ An tăng mạnh Đồng thời, trong năm qua Nghệ An còn phải chịu

Trang 16

ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp… đã gây khó khăn,làm hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh Nhưng với sự chỉ đạo, điều hànhtích cực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư Nêntình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà tiếp tục có những bước phát triển nhấtđịnh: 20/23 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch Trong đó, tốc độ tăngtrưởng GDP đạt 10,5%; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp -Xây dựng đạt 17,02%; nông nghiệp tăng 2,88%; dịch vụ tăng 1,72%; kimngạch xuất khẩu đạt 195 triệu USD tăng 34,15% (trong đó xuất khẩu hànghoá đạt 120 triệu USD); kim ngạch nhập khẩu đạt 110,8 triệu USD tăng36,8% Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.010,8 tỷ, tăng 16,6% (trong đóthu nội địa 1.460 tỷ đồng, tăng 12,5%) Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt11.668 tỷ tăng 20,76%

Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn Nghệ An năm 2007 tiếp tục chịu sứcép cạnh tranh về lãi suất, các sản phẩm dịch vụ và phí dịch vụ Bên cạnhviệc luôn điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường, để thu hút khách hàngcác NH còn đưa ra nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn Ngoài ra trong năm2007, trên địa bàn có thêm 03 ngân hàng TM cổ phần, nâng tổng số cácTCTD trên địa bàn lên 16 đơn vị, các NH tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạtđộng bằng việc thành lập mới phòng giao dịch và điểm giao dịch Các sựkiện này đã làm tăng thêm tính cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng, tàichính.

Những thuận lợi - khó khăn và các cơ hội - thách thức nêu trên đã tácđộng mạnh mẽ mọi hoạt động kinh doanh của các NHTM Nhưng phát huytốt những yếu tố thuận lợi, khắc phục những khó khăn và cùng với sự quantâm giúp đỡ trên mọi mặt của các Cấp ủy, Chính quyền địa phương cũngnhư các Cơ quan; Ban; Ngành trong Tỉnh và của các Ngân hàng cấp trên,nên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã gặt hái được những thành côngnhất định.

Trang 17

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn:

Năm 2007 công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnhtranh mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại trên điạ bàn cả về điểm giaodịch lẫn lãi suất huy động vốn và các hình thức khuyếch trương khuyếnmãi Sự biến động bất ổn của lãi suất và những khó khăn trên đã đặt ra côngtác huy động vốn của chi nhánh đứng trước nhiều thách thức lớn Tuy nhiên,chi nhánh đã cố gắng duy trì, phát triển nguồn tiền gửi của khách hàngtruyền thống, tăng cường mở rộng mạng lưới, lập thêm quỹ tiết kiệm tại khuvực có tiềm năng Mặt khác, chi nhánh đặc biệt quan tâm nâng cao chấtlượng phục vụ, đa dạng hoá các sản phẩm Ngân hàng để nâng cao hiệu quảhoạt động của các quỹ tiết kiệm Nhờ vậy nguồn vốn huy động của Ngânhàng vẫn giữ sự ổn định.

Tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Tính đến 31/12/2007 - Tổng nguồn vốn huy động đến đạt 972 tỷ đồng,tỷ lệ tăng trưởng 6,3% so với đầu năm, đạt 99,2% kế hoạch.

- Nguồn vốn huy động bình quân trong năm đạt 937 tỷ đồng, tỷ lệ tăngtrưởng 6,3% so với nguồn vốn huy động bình quân năm 2006.

- Thị phần nguồn vốn huy động của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 10% trêntoàn Tỉnh.

- Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng:

+ Tiền gửi TCKT đến cuối năm đạt 134 tỷ đồng năm, tăng trưởng16,5% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 14% trên tổng nguồn vốn huy động.

+ Tiền gửi dân cư đến cuối năm đạt 838 tỷ đồng, tăng trưởng 5% sovới đầu năm, chiếm tỷ trọng 86% trên tổng nguồn vốn huy động

2.1.3.3.Hoạt động tín dụng :

Thực hiện các chỉ tiêu tín dụng:

Trang 18

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm đạt 971 tỷ đồng, tốc độtăng trưởng 15% so với đầu năm và đạt 105% kế hoạch.

- Dư nợ bình quân trong năm đạt 829 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 3,6%so với dư nợ bình quân năm 2006.

- Thị phần dư nợ của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 8% trên toàn Tỉnh.- Tỷ lệ cho vay DNNN 45% trên tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay không có tàisản đảm bảo 34% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu 0,057% trên tổng dư nợ.

Phân tích theo cơ cấu dư nợ:

Dư nợ phân theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn đến cuối năm đạt 546 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56%tổng dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng 18,4% so với đầu năm.

- Dư nợ trung, dài hạn đến cuối năm đạt 425 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng44% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng 10,7% so với đầu năm

Dư nợ theo chất lượng:

- Dư nợ nhóm 1: 937,7 tỷ đồng, chiếm 96,6% trên tổng dư nợ - Dư nợ nhóm 2: 32,8 tỷ đồng, chiếm 3,4% trên tổng dư nợ

- Dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5): 551 triệu đồng, chỉ chiếm0,057% trên tổng dư nợ.

Công tác tín dụng trong năm qua của Chi nhánh thực hiện mục tiêu

xuyên suốt đó là “nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới thông lệ vàchuẩn mực quốc tế” Quản lý tín dụng theo đúng tiêu chuẩn ISO, chất

lượng quản lý rủi ro tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt cácnghiệp vụ tín dụng tại các phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro; Đồngthời, công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa vớicác bộ phận chuyên trách là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cánhân Sự thay đổi về tư duy quản lý, phương thức quản trị rủi ro tín dụng làbước chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh trongtương lai, đặc biệt là trong điều kiện NHCT thực hiện cổ phần hóa.

Trang 19

Công tác đầu tư, cho vay đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho Kháchhàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ vốn cho các dự án mới đi vàohoạt động Chú trọng tới các chương trình thu mua Nông sản thực phẩm xuấtkhẩu hàng hoá, đầu tư vốn cho các dự án Miền Tây Nghệ An nhằm phục vụtốt định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh Trong năm, Chi nhánh đã tiếp tụcgiải ngân dự án thủy điện Quảng Trị và dự án Thuỷ điện Bản vẽ nên đã nângtổng dư nợ cho vay, góp phần cải thiện tốt cơ cấu dư nợ theo hướng tích cựchơn

Với chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, chất lượng tín dụng củaNHCT Nghệ An tiếp tục được cải thiện, dư nợ nhóm 2, dư nợ xấu chiếm tỷlệ thấp trên tổng dư nợ Nhờ chất lượng tín dụng được duy trì khá tốt, nêntrích lập dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN trong năm 2007 chỉcòn 7.955 triệu đồng (trong đó: Dự phòng củ thể chỉ còn 169 triệu), giảm rấtnhiều so với những năm trước Nguyên nhân là do một mặt, tập trung vàocông tác xử lý thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu Mặt khác, chi nhánh đã gắn tăngtrưởng với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng dư nợ có tài sản đảm bảo vàdư nợ cho vay các doanh nghiệp dân doanh Thực hiện nghiêm túc các giớihạn tín dụng được giao.

Trong công tác tín dụng đã tuân thủ chặt chẽ quy trình, thể lệ, chế độTín dụng, Luật NHNN, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạocủa Ngành, nhất là các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng của NHCT ViệtNam, đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án/ PASXKD; Thẩm định khách hàng vay vốn; Chỉ đạo, đôn đốc cán bộ thườngxuyên kiểm tra tình hình hoạt động SXKD, phân tích thực trạng tài chính,phân tích tình hình bảo đảm tiền vay và xếp hạng Doanh nghiệp nhằm đánhgiá một cách chính xác để có hướng đầu tư vốn hợp lý

2.1.3.4.Các hoạt động dịch vụ:

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càngđược chú trọng mở rộng và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của Ngânhàng Kinh nghiệm cho thấy phát triển dịch vụ vừa mang lại thu nhập an

Trang 20

toàn, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bácho Ngân hàng, thu hút khách hàng Nhận thức được điều đó, trong thời gianqua, chi nhánh đã luân chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng các dịchvụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng Nhờ vậy thu nhập từdịch vụ của năm 2007 ngày càng tăng,,thể hiện:

+ Tổng doanh số mua, bán ngoại tệ (quy đổi): 788 604 tỷ đồng, tốc độtăng trưởng 30% so với năm 2006.

+ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt 275triệu đồng.

+ Chi trả kiều hối cho 5.493 lượt người với tổng doanh số chi trả đạt

128 tỷ đồng, chiếm thị phần 30% dịch vụ kiều hối chính thức chuyển qua hệthống Ngân hàng trên địa bàn.

- Thanh toán trong nước và chuyển tiền:

Doanh số thanh toán đạt 68.074 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2006.Trong đó mở được hơn 300 tài khoản mới, thực hiện 33000 món chuyển tiềnvà thanh toán điện tử Nhiều dịch vụ hiện đại được đưa vào ứng dụng nhưdịch vụ chuyển tiền nhanh, chi trả lương qua thẻ ATM, đảm bảo an toànmang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

- Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:

- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 có những bước tăng

trưởng vượt bậc, tổng doanh số thanh toán L/c đạt 323 tỷ đồng, tăng 61% sovới năm 2006.

Ngân hàng nhận thức rõ ưu thế vị trí kinh doanh của mình nằm trên địabàn trung tâm thương mại của tỉnh Nghệ An, chi nhánh đã mạnh dạn đưa cácdịch vụ đối ngoại như thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ séc du lịch … tại cácquỹ tiết kiệm và bước đầu thu được kết quả khả quan, đồng thời nâng caotrình độ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh khi đã hội nhập.

Trang 21

- Hoạt động tiền tệ kho quỹ:

Cùng với sự phát triển chung các mặt hoạt động của NHCT Nghệ an,công tác tiền tệ và an toàn kho quỹ cũng đã có chuyển biến tích cực Đội ngũcán bộ trực tiếp làm công tác tiền tệ kho quỹ đã có gắng hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao Công tác tiền tệ kho quỹ từ khâu nhận, phát tiền, kiểmđếm, niêm phong đến bảo quản, vận chuyển tiền, không để ra sai sót, đảmbảo an toàn tuyệt đối về tài sản.

Tổng thu tiền mặt: 3.527 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2006.Tổng chi tiền mặt: 3.450 tỷ đồng, tăng 11 % so cùng kỳ năm 2006.Bội thu tiền mặt: 77 tỷ đồng.

Chi trả tiền thừa cho khách hàng 322 món với số tiền 353 triệu đồng,phát hiện 900.000 đồng tiền giả Mặt hoạt động này đã góp phần tạo đượcniềm tin của Khách hàng đối với Ngân hàng công thương.

- Công tác thông tin, điện toán:

Sau khi triển khai thành công chương trình hiện đại hóa giai đoạn I Chinhánh NHCT Nghệ An tiếp tục được giao nhiệm vụ là đầu mối trong việcthực hiện chương trình hiện đại hóa giai đoạn II, công tác điện toán của đãthực hiện thành công nhiều lần nâng cấp, rà soát, chỉnh sửa chương trìnhđảm bảo cho chi nhánh vận hành các chương trình phần mền hệ thống mộtcách hiệu quả và an toàn

Công tác điện toán với hệ thống thiết bị công nghệ thông tin, mạngmáy tính, mạng viễn thông, hệ thống các phần mềm ứng dụng hoạt độngthông suốt an toàn, hiệu quả, đã góp phần tạo ra một môi trường viễn thông,công nghệ thông tin tốt cho hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh.

- Các hoạt động khác:

Công tác kiểm tra kiểm soát luôn được coi trọng và dần dần đi vàonề nếp với chất lương ngày càng cao Năm 2007 công tác này được thực

Trang 22

hiện thường xuyên, theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát hiện, chấn chỉnhkịp thời những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ

Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ nhằm quản lý, sử dụng lao độngmột cách tốt nhất trên cơ sở nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động củaphòng ban được ban giám đốc đặc biệt quan tâm Mặt khác, công tác đào tạođược đặc biệt chú trọng, chi nhánh luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuậnlợi để CBCNV học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ.

Kết quả tài chính:

Sau một năm nỗ lực phấn đấu, chi nhánh NHCT Nghệ An đã thực hiện

tốt chi tiêu tài chính Chênh lệch Thu nhập-chi phí sau khi đã trích lậpDPRR đạt 17.550 triệu đồng, tăng 144% so với năm 2006

Với những kết quả đạt được chi nhánh Ngân hàng Công thương NghệAn ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và ngày càngchiếm được lòng tin của khách hàng.

2.2 Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tạiNgân hàng công thương Nghệ An.

2.2.1.Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tếcủa Ngân hàng công thương Nghệ An.

Đối với Ngân hàng Công thương Nghệ An, hoạt động kinh doanh đốingoại là một hoạt động mới so với các hoạt động khác Tuy nhiên, qua gần10 năm thực hiện hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đã thu được nhữngthành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự đi lên của Ngân hàng Côngthương Nghệ An Bắt đầu tiến hành từ năm 1993, thời gian đầu Ngân hànggặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, động viên kịp thờicủa Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Công thương ViệtNam, Phòng kinh doanh đối ngoại đã tích cực làm việc và đưa Ngân hàngCông thương Nghệ An luôn luôn đứng đầu trong hoạt động thanh toán quốc

Trang 23

tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam và xây dựng được mộthệ thống các khách hàng truyền thống Năm 1994, Ngân hàng bắt đầu mởrộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.Những năm qua, trong thanh toán quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu, phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thếhơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và do sự phát triểncủa hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương thứcthanh toán này Đối với Ngân hàng, tổng kim ngạch thanh toán theo phươngthức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 80 – 83 % tổng giá trị kim ngạchthanh toán quốc tế.

So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C với các phương thức thanh toánquốc tế khác

Đơn vị: tr.usd

Tổng k/nchuyển tiền

Tổng k/nnhờ thu

Tổng kimngạch L/C

Tổng k/nTTQT

Tỷ trọngk/n L/C

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán quốc tếđược sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưuđIểm của nó Khối lượng thanh toán của phương thức thanh toán này chiếmgiá trị 80% đến gần 83% tổng giá trị thanh toán quốc tế đang được sử dụng.Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là nguồn thu chính cho hoạt động

Trang 24

thanh toán quốc tế của phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Côngthương Nghệ An.

Với tư cách là một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam,hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụngchứng từ nói riêng không ngừng được nâng cao về mặt giá trị cũng như tỷtrọng trong hoạt động thanh toán quốc tế Tuy Ngân hàng Ngoại thương làngân hàng có truyền thống trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng bằngsự nỗ lực và bằng lợi thế so sánh của mình, Ngân hàng Công thương NghệAn cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể Và điều đó càng thể hiện tầmquan trọng của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạingân hàng.

2.2.2.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu

2.2.2.1.Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu.

Sơ đồ : Mở và thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Côngthương Nghệ An

(1) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng.

(2) Ngân hàng Công thương Nghệ An phát hành L/C, chuyển tiếp lênhội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hội sở chínhNHCTVNNgân hàng

CTNANgười nhập

Người xuấtkhẩu

Ngân hàngthông báo(4)

Trang 25

(3) Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thôngbáo qua mạng SWIFT.

(4) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuấtkhẩu.

(5) Người xuất khẩu giao hàng.

(6) Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêucầu thanh toán.

(7) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Côngthương Nghệ An.

(8) Chuyển tiền thanh toán ( nếu là thanh toán ngay ) hoặc thông báothanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) chongân hàng phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửiđến từ ngân hàng phcụ vụ người xuất khẩu.

(9) Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cầnthiết.

Bảng mức lệ phí thanh toán hàng nhập khẩu

2.Sửa đổi, tăng tiền 0,1% chênh lệch L/C (1o-300USD)

4.Thanh toán L/C 0,2% giá trị L/C (15-500USD)

(Tài liệu quy chế và quy trình nghiệp vụ TTTM tạm thời áp dụng trong hệthống INCAS của NHCTVN)

2.2.2.2.Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu.

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước và thế giới cónhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng về dầu lửa trên thế giới đălàm giá nguyên liệu tăng lên rất cao.Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt

Trang 26

động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước Để hiểu rõ thêm tình hìnhđó hãy theo dõi bảng sau:

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưu  đIểm của nó - Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An
ua bảng trên, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưu đIểm của nó (Trang 22)
Năm 2005, tình hình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phát triển về số lượng, đa dạng về hình thức thanh  toán - Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An
m 2005, tình hình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phát triển về số lượng, đa dạng về hình thức thanh toán (Trang 26)
Bảng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu - Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An
ng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu (Trang 28)
Bảng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu - Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An
ng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w