1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng

67 785 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 209,92 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng

Trang 1

Mục lục

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN

QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

5

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp ụng tại NHTM 7

1.2.4 Quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ 15

1.3 Chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG

24

2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương

Hải Phòng

24

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 25

2.1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương

Hải phòng

32

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng

chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng

36

2.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng

Ngoại thương Hải phòng

36

2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng

40

Trang 2

thương Hải phòng

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN

DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

HẢI PHÒNG

55

phòng trong thời gian tới

55

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương

thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải

phòng

57

3.2.1 Nâng cao năng lực của thanh toán viên 57

3.2.2 Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán 58

3.2.3 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng. 59

3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng. 59

3.2.5 Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng

chứng từ

60

3.2.7 Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán 61

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 62

K

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng cao độ hiện nay, Việt Nam đanghòa nhập, phát triển kinh tế gắn liền với kinh tế khu vực và trên thế giới Xu thế

Trang 3

mại và hợp tác quốc tế của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển, điều nàyđòi hỏi các hoạt động thanh toán quốc tế cũng phải được hoàn thiện và phát triển

cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhiều,

đa dạng và phức tạp

Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ cao, vớimức tăng trưởng bình quân trên 7%/năm, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, sốlượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh và trao đổihàng hóa dịch vụ với thế giới ngày càng cao Cùng với đó là việc hiệp định thươngmại Việt – Mỹ có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng quy chế thương mại bình thường vĩnhviễn với Việt Nam và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO Đây

là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triểnhoạt động thanh toán quốc tế

Với hơn 30 năm phát triển và trưởng thành trong lĩnh vực ngân hàng – tàichính, việc nâng cao và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánhngân hàng Ngoại thương Hải Phòng càng có ý nghĩa quan trọng Chi nhánh đãkhẳng định được vai trò chủ đạo và ưu thế lớn của mình trong hoạt động thanhtoán quốc tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng Hiện nay trên địa bàn thành phốHải Phòng với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh, cácngân hàng thương mại cổ phần lớn và các chi nhánh, văn phòng đại diện của cácngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài… tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trongviệc giữ gìn thị phần đang có và mở rộng thêm khách hàng… dẫn đến hoạt độngthanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cũng chịunhững tác động không nhỏ Do đó nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nóichung và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng là yêucầu khách quan, cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài:

Trang 4

chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng”

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, quý báu của cô giáo – Tiến sĩCao Ý Nhi và các cô, bác, anh, chị Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng

đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này

Chuyên đề trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thanh toán quốc tế bằng

phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng

chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế

bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàngNgoại thương Hải Phòng

Trang 5

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàngthương mại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do thương mại đang diễn ranhanh chóng và là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới Chính vì vậycác ngân hàng thương mại cũng như các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất củathanh toán quốc tế, đồng thời tuân thủ một cách nghiêm túc trên nguyên tắc “bìnhđảng – cùng có lợi”

Như vậy: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với các

tổ chức quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng ở các nước khác nhau để thúc đẩy một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ”

1.1.1.2 Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân

Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc pháttriển ngoại thương, là công cụ thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước vớinhau Khi hoạt động thanh toán giữa hai quốc gia được thực hiện nhanh chóng,chính xác, sẽ giảm được thời gian chu chuyển vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lưu

Trang 6

mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, giúp cho hoạt động ngoại thương thực hiện tốt chứcnăng của mình là mở rộng lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước.

Ở một khía cạnh khác, những lợi thế do hoạt động ngoại thương mang lạikhông chỉ còn đơn giản là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới màcao hơn nữa là sự thắt chặt quan hệ ngoại giao đưa các quốc gia tới một tiếng nóichung trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, ngoại giao, văn hóa …Khẳng định uy tín

và vị trí của đất nước trên trường quốc tế

Trong phạm vi của một quốc gia, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cònđược ghi chép, phản ánh trên cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó Thôngqua đó tất cả các chỉ tiêu như tình hình ngoại thương đang nhập siêu hay xuất siêu,những mặt hàng được xuất khẩu chủ lực, giá trị xuất nhập khẩu,… sẽ được phảnánh một cách rõ nét Qua đó nhà nước có những quyết định điều chỉnh hợp lý trong

hệ thống pháp luật, đề ra các chính sách thích hợp cho người dân và các doanhnghiệp trong nước như khuyến khích đầu tư, sản xuất các mặt hàng phục vụ xuấtkhẩu, ưu tiên tài trợ nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, thiết yếu

Thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế là đồng nghĩa với việc thúc đẩy hoạtđông xuất nhập khẩu tạo cầu nối kinh tế trong và ngoài nước, góp phần giải quyếtnhững vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước như: sử dụng nguồn nhânlực có hiệu quả, sử dụng tài nguyên hợp lý, nâng cao năng lực sản xuất trongnước… đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, ổn định của nền kinh tế quốc dân

1.1.1.3 Các công cụ dùng trong thanh toán quốc tế

Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế các bên tham gia phải lựa chọn

và sử dụng một trong các phương tiện thanh toán như: Séc, Hối phiếu, Kỳ phiếu,

… để đem lại sự thuận tiện và hiệu quả

 Hối phiếu: là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát chongười khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định

Trang 7

lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

 Séc: là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hangtrích từ tài khoản của mình trả cho người được chỉ thị có tên ghi trên séc hoặcngười cầm séc một số tiền nhất định

 Kỳ phiếu: Là một chúng từ cam kết trả tiền do người lập hối phiếu ký phát

để trả tiền cho người hưởng lợi một số tiền nhất định vào một ngày nhất đinh Vớitính chất thụ động như vậy nên kỳ phiếu ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế

 Thẻ thanh toán: là một công cụ thanh toán không dung tiền mặt hiện đại vàtiên tiến nhất thế giới hiện nay Ngân hang phát hành và cung cấp thẻ cho kháchhang sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các quầy tự động

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp dụng tại Ngân

hàng thương mại

Trong thanh toán quốc tế người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức khácnhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bên tham gia sẽ đàm phán, thỏathuận sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi

Sau đây là một số phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu tạicác ngân hàng thương mại hiện nay:

* Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance).

Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán qua đó người trả tiền yêucầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ởmột địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu

Các bên tham gia thanh toán gồm:

- Người yêu cầu chuyển tiền

- Người thụ hưởng

- Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền

- Ngân hàng trả tiền

Trang 8

- Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanhtoán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bứcđiện và được gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạngviễn thông như SWIFT.

- Chuyển tiền bằng thư: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanhtoán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư

và được gửi cho Ngân hàng thanh toán

Ưu điểm: Đây là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn, phíthanh toán thấp, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian

Nhược điểm: Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiên chí của ngườibán do đó dễ bị người mua chiếm dụng vốn trong thanh toán Tuy nhiên người muacũng có thể gặp rủi ro trong trường hợp thanh toán trả tiền trước cho người bán màkhông nhận được hàng như trong hợp đồng

* Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán, theo đó người bán saukhi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, sẽ

ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cớ sở hối phiếu lập ra

Các bên tham gia thanh toán gồm:

- Người yêu cầu uỷ nhiệm thu

- Ngân hàng nhận uỷ thác thu

Trang 9

đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứvào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện lànếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộchứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.

Điều kiện thanh toán của phương thức thanh toán nhờ thu: Khách hàng cầnchỉ rõ với Ngân hàng về yêu cầu thanh toán của mình, củ thể trả tiền theo điều kiệnD/P hay D/A

- Nếu theo điều kiện D/P thì người mua phải thanh toán tiền trên hối phiếumới nhận được chứng từ để nhận hàng

- Nếu theo điều kiện D/A thì người mua nhận được bộ chứng từ khi họ đã kýchấp nhận thanh toán trên hối phiếu kỳ hạn

- Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu:

Ưu điểm: So với phương thức nhờ thu phiếu trơn phương thức nhờ thu kèmchứng từ đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt cho người bán không chế bộ chúng

từ hàng hóa đối với người mua

Nhược điểm: Người bán thông qua ngân hàng giữ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉđảm bảo quyền sở hữu hàng hóa chứ chưa khống chế việc trả tiền của người mua.Trong phương thức này ngân hàng chỉ đứng vị trí trung gian thu tiền hộ người bán,ngân hàng không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua

* Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary of Credit)

Phương thức tín dụng chứng từ là một cam kết trong đó ngân hàng (ngânhàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tindụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi khi người này xuất trìnhcho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tíndụng

Trang 10

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến nhấthiện nay, nó bảo vệ được quyền lợi của cả người mua lẫn người bán Nội dung củaphương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thựchành thống nhất về tín dụng chúng từ - UCP”.

1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN

DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm:

Thư tín dụng ((Letter of Credit - L/C) là một cam kết thanh toán của Ngânhàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toánphù hợp với các điều kiện của L/C

Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ gồm có:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (The Applicant for The Credit): là ngườimua, người nhập khẩu hàng hoá

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện chongười nhập khẩu

- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu hay bất cứngười nào khác mà người hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng nhận L/C và thông báo chongười hưởng

- Ngoài ra, trong từng trường hợp còn có thể có các ngân hàng khác tham giavào phương thức này như ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định, ngân hàngchiết khấu, ngân hàng hoàn trả…

1.2.2 Các loại thư tín dụng

o Theo công dụng của thư tín dụng người ta phân ra:

Trang 11

L/C có thể huỷ ngang ( Revocable letter of Credit).

Là loại L/C có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho ngườihưởng lợi nhưng việc sửa đổi hay hủy bỏ phải được tiến hàng trước khi người bángiao hàng hay xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo

L/C không huỷ ngang (Irrevocable letter of Credit)

Là loại L/C sau khi đã được mở và người xuất khẩu thừa nhận thì trong thờigian hiệu lực không được sửa đổi, bổ xung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng

ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia

L/C xác nhận (Confirming L/C)

Là loại L/C không huỷ ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảothanh toán cho L/C trong trường hợp hợp ngân hàng mở L/C không thực hiệnnghĩa vụ thanh toán của mình khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các quy địnhcủa L/C

Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)

Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng trảtiền rồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người bán khôngphải hoàn trả số tiền họ đã nhận được trong bất cứ trường hợp nào

Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu và L/C:

"Without recourse to drawers"

o Theo thời hạn thanh toán của thư tín dụng,:

Trang 12

L/c trả ngay (Draft at sight L/C)

Là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếuđược xuất trình Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phải thanh toán trước

khi nhận hàng vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng cập cảng

L/C trả chậm (Deferred Payment L/C).

Là loại L/C không huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàngxác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/Csau một thời gian khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giaohàng

o Theo quan hệ đối tác:

L/C trực tiếp(Straight L/C)

Là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành L/C chỉgiới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng L/C Loại L/C này thường yêu cầungười thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân hàng phát hành L/C

L/C cho phép chiết khấu (l/C Available by Negotiation)

Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành L/C uỷ quyền cho một ngân hàngkhác hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do ngườithụ hưởng xuất trình

o Một số loại L/C đặc biệt:

L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C)

Trang 13

Là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngânhàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo để thựchiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng Thôngthường số tiền này được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải bồihoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quyđịnh.

L/C chuyển nhượng (Transferable L/C).

Là loại L/C không huỷ ngang trong đó người hưởng lợi đầu tiên có thể yêucầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C chomột hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai

Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trongviệc chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi đầu tiên

L/C tuần hoàn (Revolving L/C).

Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đãhết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũxong hoặc đã hết thời hạnhiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và thông tin được sử dụng một cách tuần hoàntrong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiên

Có hai L/C tuần hoàn:

- L/C tuần hoàn có tích lũy – Cummulative revolving L/C

- L/C tuần hoàn không có tích lũy – Non Cummulative Revoling L/C

L/C giáp lưng (Back to Back L/C).

Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuấtkhẩu để hưởng số tiền thanh toán cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngânhàng phục vụ mình mở L/C cho nha cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau,L/C được mở sau gọi là L/C giáp lưng, L/C đầu gọi là L/C gốc

Giữa 2 L/C có sự khác nhau:

Trang 14

- Số chứng từ xuất trình của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc

- Giá trị L/C giáp lưng thường nhỏ hơn L/C gốc

- Thời hạn giao hàng L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc

L/C đối ứng (Reciprocal L/C).

Loại L/C không huỷ ngang này chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được

mở có nghĩa là khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở thì nhà xuất khẩu phải mởL/C tương ứng với giá trị

L/C dự phòng (Standby L/C).

Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trongtrường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở nhưng lạikhông có khả năng giao hàng

Ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho nhànhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng,đồng thời bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho nhà nhập khẩu, nếu như nhầnhập khẩu úng trước tiền hàng, tốn chi phí mở L/C hoặc đặt cọc một số tiền nhấtđịnh…

1.2.3 Đặc điểm của thư tín dụng (L/C).

- Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, khôngdựa trên hàng hóa dịch vụ

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy địnhtrong L/C

- L/C phải chỉ rõ là huy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra nhưvậy thì được coi là không hủy ngang

- Nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản trong L/C hay mâu thuẫn vớinhau thì chứng từ đó được coi là không phù hợp với các điều khoản trong L/C

Trang 15

- Ngân hàng được chỉ định nếu có hoặc ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc sau xuất trình chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin

1.2.4 Quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ.

(6)

(7) (5)

(2)

(8) (7) (1) (3) (5) (6)

(4)

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình

(2) Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C

sẽ mở thư tín dụng và gửi thông báo kèm bản gốc L/C cho ngân hàng thông báo

(3) Sau nhận được L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người xuất khẩu

(4) Người xuất khẩu nhận được L/C, nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận một số điều khoản nào đó trong L/C thì đề nghị sửa đổi, bổ xung L/C cho phù hợp hợp đồng

NGÂN HÀNG THÔNG BÁO L/C / NGÂN HÀNG TRẢ TIỀN

NGÂN HÀNG

MỞ L/C

NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU

Trang 16

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toántheo yêu cầu của L/C, xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mởL/C để xin thanh toán

(6) Sau khi nhận được bộ chứng từ hoàn chỉnh do người xuất khẩu lập, ngânhàng mở L/C sẽ kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp thì tiến hành trả tiềnngười xuất khẩu, nếu không phù hợp ngân hàng có quyền từ chối thanh toán và trảlại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu

(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ chongười nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán

(8) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ và tiến hành trả tiền hoặc chấpnhận trả tiền

1.3 CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.3.1 Khái niệm chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng

chứng từ của Ngân hàng thương mại

“Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng thương mại là đặc tính làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng”.

Người ta chỉ có thể đánh giá được mức độ thỏa mãn nhu cầu mà sản phẩmdịch vụ đem lại khi đã tiêu dùng, sử dụng dịch vụ đó Điều này hết sức khó khăn vìviệc đánh giá này hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi người

1.3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương

thức tín dụng chứng từ của NHTM

Trang 17

1.3.2.1 Tính an toàn và chính xác

Bất kỳ trong hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều cần sự chính xác

và an toàn, và hoạt động thanh toán quốc tế cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.Điều này càng đặc biệt quan trọng và cần thiết trong hoạt động thanh toán quốc tếbằng phương thức tín dụng chứng từ, bởi trong phương thức thanh toán này hầunhư các bên liên quan chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và L/C mà không phụ thuộc vàothực tế của hàng hóa

Thông thường một nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng có liênquan đến nhiều bên, nhiều loại mặt hàng, với quy mô và giá trị lớn do đó trongnghiệp vụ này không cho phép ngân hàng có những sai sót dẫn đến rủi ro, nó đòihỏi cán bộ ngân hàng nắm chắc quy trình nghiệp vụ, phát hiện và xử lý một cáchkịp thời các tình huống gây ra tổn thất cho các bên Ngoài ra tính chính xác củanghiệp vụ còn thể hiện ở nhiều mặt về số lượng, chất lượng, về mặt thời gian, quátrình thực hiện thanh toán… Thực hiện tốt điều này không những sẽ giúp ngânhàng tạo được uy tín với khách hàng mà còn khẳng định chất lượng dịch vụ củamình với các đối tác nước ngoài

Trong hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, kháchhàng đến với ngân hàng nhằm mong muốn hạn chế thấp nhất các rủi ro, nâng caomức độ an toàn trong thanh toán vì vậy ngân hàng phải đảm bảo mức độ an toàncho khách hàng, đây chính là điều kiện cho khách hàng thấy được tính hữu ích củangân hàng mang lại

Như vậy, tính chính xác an toàn là một yếu tố quyết định tới chất lượng hoạtđộng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ Đồng thời đây cũng

là điều kiện để đánh giá hiệu quả hoạt động của dịch vụ

1.3.2.2 Tính nhanh chóng và kịp thời

Trang 18

Nhanh chóng và kịp thời là một khái niệm để chỉ khả năng đáp ứng nhu cầucủa một sản phẩm, dịch vụ nào đó so với yêu cầu thời gian đặt ra Trong hoạt độngkinh doanh, tính nhanh chóng kịp thời đảm bảo rút ngắn chu kỳ sản xuất kinhdoanh, tăng số vòng quay của vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Với mộtngân hàng hoạt động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng luôn cónhững biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian một cách tối đa cho khách hàng

mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Thực hiện hoạt động thanh toán quốc

tế một cách nhanh chóng và kịp thời không những giúp ngân hàng đẩy nhanh hoạtđộng của mình mà còn giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu về mặt thời gian, giúp họđảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng kinh doanh Như vậy khách hàng sẽ cảm thấyyên tâm và tin tưởng vào ngân hàng hơn khi họ thấy được rằng chính ngân hàngcũng đang giúp họ tiết kiệm từng giây quý báu

1.3.2.3 Giữ được uy tín với khách hàng

Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo nên doanh thu cho mọi hoạt động củangân hàng, do vậy có thể nói khách hàng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối vớimọi ngân hàng Trong thời gian gần đây khi mà cạnh tranh thương mại diễn ra gaygắt, các ngân hàng không ngừng thu hút những khách hàng mới, những khách hàngtiềm năng, và giữ được các khách hàng truyền thống bằng một loạt các hoạt độngnhư: phục vụ khách hàng ngoài giờ hành chính, đến tận nơi để thu tiền… Để có thểcạnh tranh một cách lành mạnh, lâu dài các ngân hàng đã và đang không ngừng cảitiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung, hoạt động thanh toán quốc

tế nói riêng

1.3.2.4 Các chỉ tiêu định lượng

Bên cạnh các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng thanh toán quốc tếbằng phương thức tín dụng chứng từ người ta có thể căn cứ ào các chỉ tiêu địnhlượng sau

Trang 19

- Thị phần thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ củangân hàng thương mại đó trên địa bàn.

- Doanh số thực hiện được bằng phương thức tín dụng chứng từ

- Sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm thanh toán quốc tế

- Số lượng khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ của ngân hàng thượng mại đó

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

1.4.1.1 Tiềm lực của ngân hàng thương mại.

Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng

từ nói riêng phần lớn liên quan đến nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt luôn đòi hỏi ngânhàng phải có một lượng ngoại tệ lớn để đáp ứng khả năng thanh toán Do vậy mộtngân hàng thương mại có nguồn vốn lớn về ngoại tệ sẽ luôn chiếm được ưu thế tronghoạt động thanh toán quốc tế Mặt khác quy mô, khả năng cung cấp đa dạng các sảnphẩm dịch vụ quốc tế cũng tác động không nhỏ đến phạm vi hoạt động thanh toánquốc tế bằng phương thức chứng từ của một ngân hàng

Như vậy tiềm lực của ngân hàng thương mại là một nhân tố quyết định sự pháttriển và mở rộng hoạt động thanh toán của chính ngân hàng đó

1.4.1.2 Uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế.

Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ thì uy tín và thương hiệu của một ngân hàngthương mại trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế rất quan trọng,

nó có thể quyết định sự tồn tại hay không của ngân hàng Một ngân hàng hoạt động cóhiệu quả khi mà ngân hàng đó nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng đốivới các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp Khi uy tín và thương hiệu đã được khẳng

Trang 20

định và chiếm lĩnh trên thị trường sẽ giúp cho hoạt động nói chung và hoạt độngthanh toán quốc tế nói riêng của ngân hàng được mở rộng một cách đáng kể.

1.4.1.3 Mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng

Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ liên quantới nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều khu vực khác nhau, do đó hệ thốngmạng lưới các ngân hàng đại lý của một NHTM luôn chiếm một vị trí quan trọng.Một ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới sẽ là điều kiệnthuận lợi để các thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế được tiến hành trôi chảy

và có hiệu quả và ngược lại nếu bị hạn chế về mạng lưới ngân hàng đại lý thì nghiệp

vụ thanh toán quốc tế chắc chăn sẽ không thể phát triển được

1.4.1.4 Trình độ của cán bộ.

Trong bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực thì yếu tố con người luôn đượcđặt lên hàng đầu, đây là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động Đặc biệt trong hoạtđộng của ngân hàng thương mại luôn cần có những cán bộ giỏi về chuyên mônnghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc bởi họ là những ngườitham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một nghiệp vụphức tạp do đó những bấp cập về trình độ của cán bộ thanh toán sẽ tác động rất lớnđến chất lượng dịch vụ này

1.4.1.5 Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thanh toán.

Hiện nay tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến đổi mới công nghệ theo tiêuchuẩn quốc tế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên sựphát triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng có thể cản trở việc ứngdụng các nghiệp vụ mang tính chất toàn ngành, gây khó khăn cho việc liên kết nhằmhợp tác khai thác các dịch vụ Hoạt động thanh toán quốc tế có là một trong nhữngnghiệp vụ đòi hỏi có sự tham gia của các thiết bị truyền tin và hệ thống máy móc trợ

Trang 21

giúp do đó một ngân hàng có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và trình độ công nghệ trongthanh toán cao sẽ có điều kiện phát triển, mở rộng hoạt động

1.4.1.6 Hoạt động marketing ngân hàng.

Có thể khẳng định các ngân hàng thương mại hiện nay đang cố gắng xây dụngthương hiệu cho mình thông qua các dịch vụ truyền thông, tiếp thị… Hoạt độngmarketing ngân hàng nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tạo cho khách hàngtruyền thống lòng tin vào các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã và đang cung cấp,thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường Hiệu quả của marketing ngân hàngcũng sẽ góp phần không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ của ngân hàng thương mại

1.4.2 Các nhân tố khách quan

1.4.2.1 Môi trường kinh tế - tự nhiên - xã hội

Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữacác lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, sự ổn định hay mất ổn định của kinh tế -

xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng Các biến số vĩ mô nhưlạm phát, khủng hoảng của nền kinh tế hay tình hình xã hội như chiến tranh, nổiloạn, đảo chính… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động thanh toán quốctế

Một nền kinh tế phát triển ổn định và tạo được uy tín, niềm tin với các nềnkinh tế khác trên thế giới sẽ giúp cho hoạt động giao thương thương mại phát triểnnhanh chóng, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại từ đóđược đẩy mạnh, nâng cao về chất lượng, quy mô Các cuộc khủng hoảng kinh tếlàm cán cân thanh toán của quốc gia bị mất cân bằng dẫn đến đồng nội tệ bị mấtgiá mạnh so với đồng ngoại tệ, làm giảm khả năng chi trả của người mua

Hoạt động thanh toán quốc tế cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường

tự nhiên, xã hội Trong trường hợp xảy ra các biến động lớn như chiến tranh, nổi

Trang 22

loạn, thiên tai thì thiệt hại rất dễ xảy ra cho người xuất khẩu, người nhập khẩu và

cả ngân hàng Không có một thương gia nào lại muốn lựa chọn đối tác của mình ởmột nước có những biến động về chính trị, họ có thể không nhận được hàng (trongtrường hợp là nhà nhập khẩu) hoặc không nhận được tiền (trong trường hợp là nhàxuất khẩu), đây là những rủi ro bất khả kháng và thông thường không có nhữngbảo hiểm cho rủi ro dạng này

1.4.2.2 Chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia

Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng việc hoạch định các chính sách vĩ mô,

nó tác động lên toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanhtoán quốc tế nói riêng Bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế đốingoại như mở của nền kinh tế, khuyến khích tự do thương mại đã sẽ tạo ra nhữngthuận lợi đặc biệt đối với các loại hình dịch vụ như thanh toán quốc tế

Môi trường pháp lý cũng là một yếu tố đảm bảo cho chất lượng thanh toán,

sự không ổn định về mặt pháp lý cũng gây ra khó khăn cho các đối tác tham giavào nghiêp vụ thanh toán quốc tế khi không phản ứng kịp với những thay đổi này.Mọi ngân hàng thương mại đều phải am hiểu tất cả các thông lệ và luật pháp riêngcảu mỗi quốc gia để tránh rủi ro cho khách hàng và chính ngân hàng

1.4.2.3 Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia

Chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận độngcủa ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, nó tác động tới mọi quan hệkinh tế đối ngoại bằng ngoại tệ Nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trịtiền tệ trong thanh toán Một chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước nếu phùhợp với cung, cầu trên thị trường sẽ giúp cho các ngân hàng trong việc cân đốingoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế bằng phươngthức tín dụng chúng từ

Trang 23

Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động ngoại thương của một nước, khi tỷ giá hối đoái tăng thì khối lượng hànghóa nhập khẩu vào nước đó có xu hướng tăng lên, còn khối lượng hàng hóa xuấtkhẩu lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm Để thựchiện các giao dịch ngoại thương đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục vànếu trong khoảng thời gian này có sự biến động đột ngột của tỷ giá tất yếu dẫn đếnviệc gây thiệt hại cho người mua hoặc người bán Thanh toán quốc tế là khâu cuốicùng để hoàn tất một giao dịch thương mại quốc tế, đó là việc thanh toán, chi trảngoại tệ giữa các bên liên quan Giá trị ngoại tệ thu được chịu ảnh hưởng rất lớnbởi biến động về tỷ giá cho nên trong nhiều trường hợp biến động tỷ giá có thểkhuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tếcủa ngân hàng thương mại biến đổi theo.

Với ngân hàng thì việc tỷ giá không ổn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập từphí thanh toán và nguồn ngoại tệ để duy trì hoạt động thanh toán quốc tế bị xáotrộn Có những trường hợp ngân hàng phải chịu thiệt để giữ uy tín

1.4.2.4 Yếu tố khách hàng

Trong thanh toán quốc tế việc thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiềuvào thời gian xuất trình chứng từ cũng như sự hoàn hảo của bộ chứng từ đó Vì vậytrình độ hiểu biết của khách hàng trong nghiệp vụ ngoại thương rất quan trọng Vớinhững khách hàng mới còn non yếu về chuyên môn, không nắm vững các thông lệquốc tế, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp các nước đối tác sẽ không tránh khỏinhững bỡ ngỡ, không am hiểu trong thanh toán quốc tế dẫn đến hợp đồng thiếuchặt chẽ, sai sót trong định giá…gây thiệt hại không những cho chính họ mà còncho cả bản thân ngân hàng

Thực lực tài chính của khách hàng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đếnchất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng

Trang 24

thương mại Khi năng lực về tài chính của khách hàng yếu kém thì chỉ cần một tácđộng nhỏ từ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh tức

là ảnh hưởng tới khả năng giao hàng hoặc thanh toán tiền

Bên cạnh đó đạo đức kinh doanh của khách hàng là một vấn đề mà mọi ngânhàng đều phải quan tâm, trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụngchứng từ thì việc việc thanh toán dựa trên bộ chứng từ nên có thể lập bộ chứng từgiả để đánh lừa ngân hàng Với công nghệ ngày càng phát triển thì việc lập bộchứng từ giả trong thanh toán ngày càng tinh vi, đòi hỏi các ngân hàng thương mạiphải có kinh nghiệm nghiệp vụ và kỹ thuật tốt mới có thể phát hiện những trườnghợp cố tình lừa đảo của khách hàng

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại

Trang 25

31 năm xây dựng và trưởng thành,chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòngkhông ngừng được củng cố và phát triển Cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lýkinh tế của nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướngXHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời là

sự đổi mới về cơ chế trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng nên các mặt hoạt độngcủa chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã có những bước chuyển biếnmạnh mẽ Nhiều năm qua, chi nhánh liên tục cho ra mắt, cung ứng và tăng cườngcác sản phẩm có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì chủ yếu cácsản phẩm có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống chỉ huy động vốn vàcho vay là chính Cùng với Ngân hàng ngoại thương Viêt Nam, chi nhánh ngânhàng ngoại thương Hải Phòng đang chuyển hướng sang lĩnh vực ngân hàng bán lẻcòn tiềm năng rất lớn cần khai thác ở Việt Nam

Với việc mở rộng hoạt động trên mọi mặt nghiệp vụ với nhiều sản phẩmdịch vụ mới được triển khai nên giai đoạn này chi nhánh ngân hàng Ngoại thươngHải Phòng đã trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu trong số các ngânhàng thương mại trên địa bàn thành phố

Một số chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hảiphòng đến 31.12.2007 như sau:

- Tổng huy động vốn: 2.104 tỷ quy VND, tăng 6% so với năm 2006

- Tổng dư nợ cho vay: 2.919 tỷ quy VND, tăng 63% so với năm 2006

- Doanh số thanh toán XNK đạt 384 triệu USD, tăng 70% so với năm 2006

- Lợi nhuận đạt 76,44 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2006

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải

phòng

2.1.2.1 Bộ máy tổ chức

Trang 26

Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng có trụ sở chính thức tại số Hoàng Diệu - Quận Hồng Bàng- Hải phòng và 05 phòng giao dịch đặt tại các quậnchính của thành phố Tổ chức bộ máy của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hảiphòng được bố trí theo sơ đồ sau:

11-Giám đốc

5 Phòng Giao dịch

Phó Giám đốc 1

Phó giám đốc 2

Phòng Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng

Phòng Thanh toán quốc tế

Phòng Quan hệ khách hàng

P.Hành chính nhân sự

Bộ phận Kiểm tra nội bộ

Phòng Ngân quỹ

Phòng Quản

lý rủi

ro tín dụng

Phòng

Kế

toán

Trang 27

Ngoài Ban Giám đốc, các phòng ban của Chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hải Phòng bao gồm :

12.Phòng Giao dịch Thuỷ Nguyên

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng :

Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng :

A) Ban Giám đốc:

 Giám đốc:

- Quản lý và chỉ đạo điều hành chung

- Trực tiếp chỉ đạo các phòng giao dịch và công tác thi đua khen thưởng củaChi nhánh

- Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàngNgoại thương Việt Nam về tiền tệ, tín dụng Ngân hàng…

- Xây dựng chương trình công tác quý, 06 tháng và cả năm của Chi nhánh

 Phó giám đốc thứ 1:

Trang 28

- Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý điều hành chung, tham giaxây dựng các Chương trình công tác của Chi nhánh, đóng góp các biện pháp

để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 29

- Quản lý quỹ chi tiêu nội bộ, quản lý bảo quản tài sản của chi nhánh, trực tiếpquản lý con dấu của cơ quan, quản lý bảo quản tài sản của chi nhánh, thựchiện công tác lễ tân.

 Phòng Quan hệ khách hàng :

- Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mốiquan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩmngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn,hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng Ngoại thương

- Khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng: trực tiếp nhận,thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và ký kết hợp đồng tín dụng, hợpđồng thế chấp tài sản… (đối với những khoản cho vay không cần Phòngquản lý rủi ro tín dụng thẩm định) Trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của kháchhàng, nghiên cứu và xem xét có ý kiến trước khi chuyển sang phòng Quản lýtủi ro tín dụng thẩm định (đối với những khoản cho vay phải có thẩm địnhcủa Phòng quản lý rủi ro tín dụng) Thực hiện theo dõi, giám sát, quản lýkhoản vay; đôn đốc khách hàng và phối hợp với các phòng ban có liên quanthu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn

- Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu

- Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện và đánh giáchính sách khách hàng

- Trực tiếp triển khai các hoạt động Marketing giới thiệu cho khách hàng vềcác sản phẩm, dịch vụ mới cũng như những ưu thế của ngân hàng ngoạithương

 Phòng quản lý rủi ro tín dụng :

Chức năng:

Trang 30

Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro tín dụng chung (rủi ro hệ thống, rủi rothị trường…) và rủi ro riêng (rủi ro từng khách hàng, từng dự án) nhằm đảmbảo phát triển tín dụng, mở rộng một cách an toàn, hiệu quả.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

- Quản lý danh mục đầu tư

- Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng:cho điểm tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro, đề xuấtgiới hạn tín dụng

- Là phòng đầu mối thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tín dụng, kiểm tracác điều kiện rút vốn và chỉ thị các phòng tác nghiệp có liên quan thực hiệngiải ngân cho khách hàng

- Giám sát Phòng quan hệ khách hàng trong việc thực hiện kiểm tra sử dụngvốn vay của khách hàng Trực tiếp theo dõi và quản lý các khoản tín dụng cóvấn đề, gặp khó khăn kéo dài

 Phòng kế toán – Tin học :

- Bộ phận “xử lý nghiệp vụ chuyển tiền”: Nhận các yêu cầu chuyển tiền từ

các giao dịch viên tại Front-end, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp

lý và xử lý tiếp các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ vhuyển tiền của kháchhàng gồm: thanh toán, hạch toán liên hàng đến và chuyển báo có, phối hợpvới các phòng nghiệp vụ quản lý, đối chiếu tra soát liên hàng, quản lý cácbáo cáo thuộc phần việc của mình

- Bộ phận “quản lý tài khoản”: Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và

các tài khoản nội bộ trong và ngoại bảng tổng kết tài sản

- Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ: Thực hiện quản lý chi tiêu nội bộ và các

nghiệp vụ khác

Trang 31

- Bộ phận tin học: thực hiện các chức năng nhiệm vụ có liên quan đến kỹ

thuật tin học của Chi nhánh

- Bộ phận quản lý nợ: Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan

đến việc giải ngân, thu hồi nợ Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với

số liệu trên hồ sơ, đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn Đảm bảocác khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quy trình tíndụng

 Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán XNK hàng hoá dịch vụcủa khách hàng bao gồm các nghiệp vụ mở và thanh toán L/C, nhờ thu kèm chứng

từ, thanh toán theo hình thức TT…

 Phòng Ngân quỹ:

- Thực hiện các công việc thu chi, quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ…

- Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi, xử lý các loại tiền mặt thanhtoán đã hết hạn…

 Phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng :

Bộ phận thông tin khách hàng:

- Tiếp nhận hồ sơ và mở các tài khoản mới

- Tiếo nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi thông tin tài khoản

- Trả sổ phụ tài khoản cho khách hàng

Bộ phận dịch vụ khách hàng:

- Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi cá nhân, tiết kiệm, các

tổ chức trong nước và tài khoản của người nước ngoài

- Chuyển tiền nhanh trong, ngoài nước

- Chi trả kiều hối

- Thanh toán séc, séc du lịch…

Trang 32

- Mở tài khoản và thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản cho các tổ chức và

Trang 33

Đơn vị: triệu VND, nghìn USD

2005

Năm 2006

Năm 2007

Tỷ lệ 2006/

2005

Tỷ lệ 2007/ 2006

(Nguồn: báo cáo thực hiện năm 2005, 2006, 2007 của CN NHNT Hải phòng)

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng ngoạithương Hải phòng luôn có sự tăng trưởng: Năm 2006 tăng 24% so với năm 2005;năm 2007 tăng 6% so với năm 2006 Chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là vốn huy động

từ khách hàng, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là chính Điềunày thể hiện uy tín rõ rệt của NHNT trên địa bàn thành phố

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng tại CN NH Ngoại thương Hải Phòngnăm 2005-2006-2007

Đơn vị: triệu VND, nghìn USD

Ngày đăng: 03/12/2012, 13:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng luôn có sự tăng trưởng: Năm 2006 tăng 24% so với năm 2005;  năm 2007 tăng 6% so với năm 2006 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
b ảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng luôn có sự tăng trưởng: Năm 2006 tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 tăng 6% so với năm 2006 (Trang 33)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng tại CN NH Ngoại thương Hải Phòng  năm 2005-2006-2007 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng tại CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005-2006-2007 (Trang 33)
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005 – 2006 -2007   - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005 – 2006 -2007 (Trang 36)
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế tại CN NH Ngoại thương  Hải Phòng năm 2005- 2006-2007 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế tại CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005- 2006-2007 (Trang 38)
Bảng 2.8: Tỷ trọng kim ngạch thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng từ năm 2003 đến  2007 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
Bảng 2.8 Tỷ trọng kim ngạch thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng từ năm 2003 đến 2007 (Trang 47)
Bảng 2.8: Tỷ trọng kim ngạch thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng  chứng từ qua Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng từ năm 2003 đến  2007 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
Bảng 2.8 Tỷ trọng kim ngạch thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng từ năm 2003 đến 2007 (Trang 47)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy trong năm 2003 và 2004 tổng giá trị thanh toán theo phương thức L/C của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng về  giá trị tuyệt đối tăng liên tục, đặc biệt năm 2004 tăng 122,81% so với năm 2003 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
b ảng số liệu trên ta có thể thấy trong năm 2003 và 2004 tổng giá trị thanh toán theo phương thức L/C của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng về giá trị tuyệt đối tăng liên tục, đặc biệt năm 2004 tăng 122,81% so với năm 2003 (Trang 48)
Bảng 2.10: Tỷ trọng kim ngạch thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu   bằng phương thức    tín dụng chứng từ qua Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng từ năm 2003  đến năm 2007 - Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng
Bảng 2.10 Tỷ trọng kim ngạch thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng từ năm 2003 đến năm 2007 (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w