1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình

32 462 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 113,48 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình 2.1. Khái quát về Chi nhánh NHCT Ba Đình 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình – tiền thân là chi điếm Ngân hàng Đội Cấn – được thành lập từ năm 1958, có trụ sở tại Phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, (Nay là 142 phố Đội Cấn). Lúc đầu biên chế cán bộ làm việc của Chi điếm chỉ có 18 người, trong đó có 2 đồng chí là Lãnh đạo, còn lại là cán bộ nghiệp vụ, hành chính. Bộ máy hoạt động gồm có Ban Lãnh đạo, Phòng tín dụng, Phòng kế toán giao dịch, Phòng hành chính và 2 đại lý tiết kiệm số 6 và số 8 đặt tại phố Quán Thánh và phố Đội Cấn. Ngay từ những ngày đầu thành lập dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thành phố, Chi điếm Ngân hàng Đội Cấn đã triển khai thực hiện 2 nhiệm vụ vừa cấp bách vừa quan trọng, đó là vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa củng cố tổ chức và hoạt động của bộ máy Ngân hàng nhằm thực hiện nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế Thủ đô trong các giai đoạn (Từ 1958 đến nay). Mục tiêu hoạt động của Chi điếm lúc đó không mang tính lợi nhuận mà chủ yếu mang tính bao cấp hoạt động theo mô hình quản lý một cấp. Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng 2 cấp (NHNN – NHTM) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng Quốc doanh lần lượt ra đời. Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Chi điếm Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM Quốc doanh với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (NHCT BD) trực thuộc Ngân hàng Tp Hà Nội. Hoạt động của Chi nhánh mang tính kinh doanh thực sự thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này NHCT BD hoạt đông theo mô hình quản lý NHCT 3 cấp (Trung ương – Thành phố - Quận ). Với mô hình quản lý này, trong những năm thành lập (7/88 – 3/93) hoạt động kinh doanh của NHCT kém hiệu quả, không phát huy được ưu thế của một Chi nhánh NHTM trên địa bàn Thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội,cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993, NHCT VN thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (Trung ương – Quận ), cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT BD đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực và uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường, nhanh chóng tiếp cận thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường. Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ Ổn định – An toàn – Hiệu quả và Phát triển ” cả về quy mô tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ công nhân viên (Trong đó 85% có trình độ Đại học và trên Đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo ĐH, còn lại là lao động giản đơn ) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 11 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết tâm đổi mới, nhờ đó mà hoạt động của NHCT BD trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những Chi nhánh dẫn đầu của hệ thống NHCT Việt Nam, có nhiều những đóng góp quan trọng cho hệ thống NHCT, nhiều cán bộ lãnh đạo của Chi nhánh đã trưởng thành đi lên, giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt của NHCT Việt Nam hiện nay. Từ năm 1993 đến nay, NHCT Ba Đình liên tục được NHCT công nhận là một trong những Chi nhánh xuất sắc trong hệ thống NHCT. Uy tín của Chi nhánh NHCT BD với Xã hội, với ngành và các địa phương luôn được trân trọng, là địa chỉ đáng tin cậy của mọi khách hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Ba Đình + Căn cứ theo điều lệ Tổ chức và hoạt động của NHCT VN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn tại quyết định so 1325/QD - NHNN ngày 28/11/2002 + Căn cứ vào Quyết định số 090/QD – NHCT ngày 04/06/2003 của Hội đồng quản trị về việc “ Phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hóa Chi nhánh ” .  Thì cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Ba Đình như sau : + Ban giám đốc : gồm một Giám đốc phụ trách các vấn đề chung và 4 Phó giám đốc phụ trách riêng từng phòng ban và các vấn đề cụ thể + Các phòng ban nghiệp vụ : Gồm 12 phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trên địa bàn Quận Ba Đình 1.Phòng Kế Toán 7.Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ 2.Phòng Thanh Toán XNK 8.Phòng Thông Tin Điện Toán 3.Phòng Khách Hàng Số 1 9.Phòng Tổ Chức Hành Chính 4.Phòng Khach Hàng Số 2 10.Phòng Kiểm Tra, Ksoát Nội Bộ 5.Phòng Khách Hàng Cá Nhân 11.Phòng Giao Dịch Tây Hồ 6.Phòng Tổng Hợp Tiếp Thị 12.Phòng Quản Lý RR&Nợ Có VĐ 2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Chi nhánh luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng nguồn vốn huy động. Trong những năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh luôn đứng trước nhiều khó khăn do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các NHTM cổ phần, sự tác động ngược của chính sách thắt chặt tín dụng và sàng lọc khách hàng, sự thay đổi cơ chế, chính sách của Chính phủ đối với một số ngành, tổ chức kinh doanh, xã hội. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp tích cực như đổi mới, chuẩn hoá phong cách giao dịch, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn, đa dạng, chủ động tìm kiếm nguồn vốn và thu hút nguồn tiền từ các dự án, duy trì mối quan hệ tốt đối với các khách hàng truyền thống, tích cực thu hút thêm lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi bằng các chính sách lãi suất linh hoạt Trong giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của NHCT BĐ liên tục tăng. Điều ấy được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau Bảng 1 : Nguồn vốn huy động của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Đơn vị : tỷ đồng Nă m Nguồn vốn huy động Tăng so với năm kế tiếp So với kế hoạch Tuyệt đối Tương đối (%) 2005 4372 551 13 95.7 2006 4568 196 4 96.4 2007 5307 739 14 98.0 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn huy động vốn liên tục tăng qua các năm, năm 2006 chỉ tăng 4% so với năm 2005, nhưng sang tới năm 2007 đã tăng tới 14% chứng tỏ hoạt động huy động vốn của NHCT BĐ ngày càng tỏ ra có hiệu quả. Uy tín của Ngân hàng ngày càng cao trong con mắt của khách hàng. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu kinh doanh của NHCT BĐ liên tục phát triển qua các năm. Tổng dư nợ đầu và cho vay đến năm 2007 đạt 4902 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 186 %, so với năm truớc tăng 55,37 % Bảng 2 : Cơ cấu dư nợ cho vay của NHCT BĐ Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng dư nợ Dư nợ NH Dư nợ trung và dài hạn Dư nợ VNĐ Dư nợ ngoại tệ quy VNĐ 2005 2957 2070 887 2048 909 2006 3155 2152 1003 2183 972 2007 4902 3300 1602 3350 1552 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Đây là kết quả của Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh vay vốn tại Chi nhánh, đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn, giảm dần dư nợ của những doanh nghiệp quá yếu kém, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng dần. Năm 2005 chiếm 30%, năm 2006 chiếm 31,8%, năm 2007 chiếm 32,7%. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng về các khoản vay trung và dài hạn ngày càng cao, và sự đáp ứng nhu cầu đó của Chi nhánh ngày càng tốt. Các khoản vay trung và dài hạn có độ rủi ro đối với khách hàng do đó xu hướng tăng các khoản vay này thể hiện mối quan hệ làm ăn khăng khít giữa Chi nhánh với khách hàng, uy tín của Chi nhánh ngày càng tăng cao. Ngoài ra chất lượng tín dụng cũng được Ngân hàng chú trọng và nâng cao, thể hiện qua bảng sau : Bảng 3 : Tình hình nợ quá hạn của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ trọng nợ quá hạn 2005 2957 7,7 0,26 2006 155 4,4 0,14 2007 902 2,2 0,09 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã chủ trương đầu tín dụng hợp lý như : lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm đối với Ngân hàng, nâng cao điều kiện tín dụng, chấm dứt quan hệ với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ. 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán a. Hoạt động thanh toán trong nước Trong giai đoạn nghiên cứu, nhất là năm 2005, NHCT VN chuyển sang giao dịch trên hệ thống INCAS, Chi nhánh đã giữ và thu hút thêm được nhiều khách hàng đến giao dịch, mở tài khoản và ngày càng có xu hướng thu hẹp được việc thanh toán bằng tiền mặt. Doanh số thanh toán của Chi nhánh qua các năm như bảng sau: Bảng 4 : Doanh số thanh toán trong nước của NHCT BĐ từ năm 2005 đến năm 2007 Đơn vị : tỷ đồng Năm Doanh số TT Thanh toán dùng TM Thanh toán ko dùng TM Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2005 63144 8999 14,3 54145 85,7 2006 73500 7081 9,6 66419 90,4 2007 79742 6938 8,7 72804 91,3 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đên 2007 b. Hoạt động thanh toán quốc tế Để nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ phí và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, Chi nhánh đã mở rộng và phát triển các hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán L/C. Do đó doanh thu từ hoạt động TTQT qua các năm đều tăng, điều này thể hiện rõ qua bảng sau Bảng 5 : Thu từ hoạt động TTQT của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Đơn vị : tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Thu từ hoạt động TTQT 3.429 4.008 4.210 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Trong TTQT khách hàng của NHCT BĐ chủ yếu là các đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất knh doanh nên nghiệp vụ TTQT của Ngân hàng chủ yếu phục vụ mở và thanh toán L/C NK, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu. Số thu từ thanh toán L/C XK khá nhỏ so với việc thanh toán L/C NK. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau : Bảng 6 : Các chỉ tiêu TTQT của NHCT BĐ từ năm 2005 đến năm 2007 Đơn vị : 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Kim ngạch L/C 130946 133760 151094 Kim ngạch L/C NK 125492 127974 142146 Kim ngạch L/C XK 5454 5786 8948 Kim ngạch nhờ thu 9104 9367 17244 Kim ngạch T/T 26912 33243 38372 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 + Về kinh doanh ngoại tệ : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh có xu hướng tăng. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các DNXK, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sat sao chặt chẽ luồng tiền đi, đến, tỷ giá , hạn mức, điều chỉnh vốn. Do đó Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về ngoại tệ thanh toán cho khách hàng, rất ít có rủi ro trong mua bán ngoại tệ . Bảng 7 : Doanh số mua bán ngoại tệ của NHCT BĐ từ năm 2005 đến 2007 Đơn vị : 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng doanh số 493371 878730 948214 Doanh số mua 247379 440600 484114 Doanh số bán 245992 245992 464100 Nguồn : Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến năm 2007 + Về chi trả kiều hối : Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước và là cơ sở để Chi nhánh có thể tăng nguồn ngoại tệ do mua lại và đồng thời tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng nên Chi nhánh đã tổ chức đào tạo, bố trí cán bộ và bộ phận chi trả hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Chi nhánh đã phát triển các dịch vụ chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift. Từ năm 2005 đến năm 2007, lượng kiều hối của Chi nhánh chi trả được như sau : Bảng 8 : Lượng chi trả kiều hối của NHCT BĐ từ năm 2005 đến năm 2007 Đơn vị : USD Năm 2005 2006 2007 Lượng chi trả kiều hối 1.745.693 1.820.539 2.071.278 Nguồn : Các báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT BĐ từ năm 2005 đến năm 2007 2.1.3.4. Các hoạt động khác a. Dịch vụ thanh toán qua thẻ Để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động trong hội nhập, Chi nhánh coi phát triển công nghệ là mũi nhọn và đã ứng dụng và phát triển nhiều công nghệ hiện đại như : chương trình hiện đại hoá INCAS, giao dịch một cửa, thanh toán điện tử . nhờ vậy mà mọi hoạt động của Chi nhánh đều liên tục tăng trưởng. Các loại thẻ của NHCT đang ngày càng phát triển, ví dụ thẻ nợ E- Parter của NHCT VN có nhiều tiện ích vượt trội vá được đánh giá cao. Trong năm 2007 Chi nhánh đã phát hành 3096 thẻ ATM, tăng 210% so với năm 2000, đưa tổng số thẻ ATM của Chi nhánh đang quản lý lên 7.469 thẻ. Đã lắp đặt thêm 15 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng, phát hành 60 thẻ thanh toán quốc tế, đạt 105% kế hoạch năm b. Quản lý kho quỹ Khối lượng tiền mặt thu chi qua ngân quỹ của ngân hàng trong năm đạt 15.612 tỷ VNĐ tăng 35,8% so với năm trước, ngoại tệ đạt 409 triệu USD tăng 18,3%, công tác kho quỹ của Chi nhánh luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối từ khâu vận chuyển, giao nhận tiếp quỹ đến việc thực hiện thu chi tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, chế độ ra vào kho. Qua các đợt kiểm tra của NHNN Hà Nội và NHCT VN công tác kho quỹ của Chi nhánh đều được nhận xét, đánh giá là đơn vị đã chấp hành tốt các quy chế thu chi tiền mặt và bảo quản an toàn kho quỹ. Tuy nhiên việc thu tiền mặt ngoại tệ còn chưa được tốt lắm, cần phải rút kinh nghiệm, và tích cực học tập, tăng cường kiểm tra giám sát. c. Công tác thông tin điện toán Chi nhánh đã quan tâm đúng mức đến việc nâng cao chất lượng trang thiết bị và trình độ cán bộ điện toán. nhờ vậy, mạng thông tin điện toán tại chi nhánh luôn đáp ứng nhanh, hiệu quả yêu cầu của công việc,góp phần quan trọng đưa chương trình hiện đại hoá INCAS của Ngân hàng Công thương đi vào hoạt động. Đồng thời chi nhánh cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch và thời gian chờ xử lý chứng từ 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình 2.2.1. Quá trình phát triển, phạm vi hoạt động TTQT của Chi nhánh NHCT Ba Đình 2.2.1.1. Quá trình phát triển hoạt động TTQT của Chi nhánh NHCT BĐ Năm 1996, phòng TTQT được thành lập tại Chi nhánh và chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, công tác TTQT của Chi nhánh đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu về thanh toán XNK của khách hàng. Từ chỗ thanh toán chỉ đạt vài ngàn lượt chứng từ với số tiền thanh toán vài chục tỷ đồng, đến nay hoạt động TTQT của Chi nhánh đã đạt con số trên 450 ngàn lượt chứng từ hàng năm với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng Ngay từ những ngày bắt đầu thực hiện hoạt động, NHCT BĐ đã nhanh chóng chứng tỏ hoạt động TTQT là một trong những thế mạnh của mình. Thực tế là trong những năm vừa qua, thị phần TTQT của Chi nhánh không ngừng được mở rộng. Với những nỗ lực thường xuyên của mình, Chi nhánh đã giúp đỡ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thêm nhiều mối quan hệ kinh tế ra thị trường nước ngoài Trong khi ngày càng có nhiều ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động ở Việt Nam cũng như đựoc phép tham gia hoạt động TTQT thì thị phần thanh toán của Chi nhánh vẫn giữ được ở mức tương đối ổn định. Hàng năm hoạt động TTQT mang lại khoảng 10% thu nhập cho Chi nhánh. Đây là con số chứng tỏ [...]... định thương mại ViệtMỹ đã tạo thuận lợi trong hoạt động mở L/C xuất khẩu của Ngân hàng 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCT BĐ 2.3.1 Thành quả đạt được Sau hơn 12 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHCT BĐ đã thu được những kết quả đáng khích lệ Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức. .. giao hàng (5) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Công thương Ba Đình và yêu cầu thanh toán (6) Ngân hàng Công thương Ba Đình sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán (7) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu (8) Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho HSC NHCT VN Ngân hàng Công thương VN truyền điện thanh. .. của phương thức tín dụng chứng từ trong TTQT tại NHCT BĐ Những năm qua, trong TTQT hàng hóa XNK, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chi m ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và do sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp tới phương thức thanh toán này Đối với Chi nhánh, tổng kim ngạch thanh toán theo phương thức tín. .. Công thương (6) Ba Đình Chuyển tiền thanh toán ( nếu là thanh toán ngay ) hoặc thông báo (7) thanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửi đến từ ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cần (8) thiết Với cách là Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng Công thương Ba Đình thực. .. khách hàng Bước 4 : Thương lượng, chi t khấu và gửi chứng từ đi đòi tiền  Gồm các công việc sau: + Nhận chứng từ của khách + Kiểm tra chứng từ + Nhập hồ sơ và theo dõi thanh toán bộ chứng từ hàng xuất đã gửi đi đòi tiền + Chi t khấu bộ chứng từ (Có các điều kiện quy định) + Thanh toán/ chấp nhận thanh toán L/C xuất khẩu Bước 5 : Đóng bộ hồ sơ chứng từ L/C xuất khẩu Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C... từ năm 2005 đến 2007 Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng phương thức TTQT được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưu điểm của nó Khối lượng thanh toán của phương thức này chi m từ 75% đến gần 80% tổng khối lượng TTQT đang được sử dụng Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là nguồn thu chính cho hoạt động TTQT của phòng TT XNK của NHCT BĐ Với cách là một Chi nhánh. .. chứng từ L/C hàng xuất khẩu, Thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ một trong các lý do để đóng hồ sơ như sau: + Bộ chứng từ đã được thanh toán hoặc + Bộ chứng từ bị từ chối thanh toán + Chuyển sang hình thức thanh toán khác hoặc + Trả lại bộ chứng từ Bước 6 : Lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu Sau khi hoàn tất, Ngân hàng lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu gồm có các chứng từ sau + Bản... toán L/C xuất khẩu tại Chi nhánh NHCT Ba Đình Song song với hoạt động thanh toán nhập khẩu thì Chi nhánh cũng luôn cố gắng phát triển thanh toán xuất khẩu Nhưng trên thực tế lượng khách hàng mở L/C xuất khẩu qua ngân hàng chưa cao Nguyên nhân chính là do khách hàng thường có thói quen giao dịch qua Ngân hàng ngoại thương từ trước đến nay và Ngân hàng này có truyền thống trong hoạt động xuất nhập khẩu... thương Ba Đình phát hành L/C, chuyển tiếp lên hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam (3) Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT (4) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu (5) Người xuất khẩu giao hàng, người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Công. .. phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng 2.2.3 Thực trạng phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 2.2.3.1 Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu Sơ đồ 2 : Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu (1) Người nhập khẩu Ngân hàng CTBĐ (9) (5) (7) (2) Hội sở chính NHCTVN (8) (6) (3) Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo (4) (1) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng (2) Ngân hàng Công thương . Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình 2.1. Khái quát về Chi nhánh. gian chờ xử lý chứng từ 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình 2.2.1.

Ngày đăng: 07/10/2013, 19:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w