1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

45 452 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 92,58 KB

Nội dung

Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại từ khi mới thành lập, NHNTVN được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu

Trang 1

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

tư kỹ thuật cho chiến trường Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giảI phóng

đã mở ra một trang sử mới cho đất nước Trong bao nhiêu bộn bề của thời kỳ kiến thiết đất nước, NHNTVN vẫn giữ được vai trò quan trọng của một ngân hàng chuyên doanh đối ngoại, phục vụ cho việc tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, thực hiện nhiệm vụ khôI phục và xây dựng lại nền kinh tế đất nước theo con đường XHCN (1975- 1986) Những thành công và thất bại trong thời cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã trở thành những bàI học, kinh nghiệm quý báu cho NHNTVN khi bước vào thời kỳ mở

Trang 2

cửa, nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.(1986 đến nay)

Trong bối cảnh đó, NHNTVN đã từng bước thay đổi, thích nghi dần với cơ chế thị trường và có những đóng góp tích cực cho việc phát triển nền kinh tế, thông qua việc huy động một nguồn vốn lớn trong xã hội để đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng của Nhà nước.

Hiện nay, NHNTVN là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam NHNTVN được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, NHNTVN cũng đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu á Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại từ khi mới thành lập, NHNTVN được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác

Tính đến cuối năm 2001, NHNTVN đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh gồm:

23 chi nhánh cấp I và 6 chi nhánh cấp II ở trong nước;

1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài;

Góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản) và 7 ngân hàng.

NHNTVN hiện có quan hệ với hơn 1.300 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá thanh toán sử dụng mạng SWIFT, NHNTVN còn được coi là ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam Quan trọng hơn cả, Ngân

Trang 3

hàng Ngoại thương đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ 4000 cán bộ, công nhân viên năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.

Xứng đáng với những thành tựu đã đạt được, NHNT được nhận danh hiệu Ngân hàng Việt Nam tốt nhất của năm (2001) lần thứ hai liên tiếp do tạp chí The Bankers (thuộc tập đoàn Financial Timers) trao tặng và làn thứ năm liên tiếp nhận danh hiệu Ngân hàng có chất lượng Thanh toán tốt nhất do JP Morgan Chase trao tặng.

2 Cơ cấu tổ chức của NHNTVN.

Hệ thống tổ chức của NHNTVN bao gồm:

Trụ sở chính.

Các sở giao dịch, chi nhánh (gọi là chi nhánh cấp I), văn phòng đại diện,đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc NHNTVN.

Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp I (gọi là chi nhánh cấp II).

Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm phụ thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp

I, chi nhánh cấp II

Trang 4

Sở giao dịch 23 chi nhánh Các công ty con

Mạng lưới trong nước

Hội đồng Tín dụng

Ban kiểm Soát

Trụ sở chính

Văn phòngPhòng thông tin tín dụngPhòng quản lý các đề án công Trung tâm tin họcPhòng công nợPhòng kế toán quốc tếPhòng quản lý vốn liên doanh cổ Phòng đầu tư dự ánPhòng quản lý tín dụngPhòng tổng hợp và phân tích kinh Phòng tổng hợp thanh toán

Phòng quản trịPhòng xây dựng cơ bảnPhòng pháp chếPhòng thông tin tuyên truyềnTrung tâm thah toánPhòng quản lý thẻ

Phòng quan hệ khách hàngPhòng Tổ chức cán bộ và đào tạoPhòng Quan hệ ngân hàng đại lýPhòng kiểm tra nội bộ

Trang 5

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành:

NHNTVN được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc.

-Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát.

+HĐQT: Quản trị NHNTVN là HĐQT Các chức danh HĐQT do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm HĐQT có 5 thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch HĐQT, 1 thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, 1 thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát HĐQT làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ mỗi tháng một lần hoặc họp bất thường để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.

+ Ban kiểm soát:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:

Kiểm tra hoạt động tài chính của NHNTVN, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHNT.

Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của NHNT, thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động tài chính.

Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động tài chính củaNHNT.

Kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc.

Được yêu cầu các cá nhân và đơn vị phụ thuộc, trực thuộc giải trình, xuất trình các hồ sơ liên quan đến công việc để phục vụ kiểm tra, kiểm soát, thẩm định.

- Tổng giám đốc :

Trang 6

Tổng giám đốc NHNT là người điều hành NHNT, là đại diện pháp nhân của NHNT, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về điều hành hoạt động của NHNT.

Giúp việc cho TGĐ có 5 Phó TGĐ, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ.

2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc:

-Trụ sở chính NHNT có khoảng 50 phòng ban được chia thành 2 khối:

+Khối trung ương thực hiện công tác vỉ mô, điều hành quản lý chế độ chung toàn hệ thống ngân hàng, gồm các phòng như phòng Tổ chức cán bộ, phòng Nguồn vốn, phòng Quản lý tín dụng…

+Khối thứ hai là sở giao dịch gồm các phòng thực hiện nghiệp vụ ngân hàng như phòng Thanh toán xuất khẩu, phòng Thanh toán nhập khẩu, phòng Tín dụng ngắn hạn, phòng Dự án, phòng Thẩm định đầu tư và chứng khoán, phòng Thanh toán thẻ, phòng Khách hàng…

-NHNT hiện có 23 chi nhánh trên toàn quốc

-NHNT hiện có 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm tin học và trung tâm đào tạo -NHNT đã đặt văn phòng đại diện tại Singapore, Moscow và Paris.

-3 công ty trực thuộc của NHNT là:

+Công ty cho thuê tài chính.

+Công ty chứng khoán.

+Công ty quản lý và khai thác tài sản xiết nợ.

-Công ty tài chính Vinafico tại HongKong.

2.3 Nội dung và phạm vi hoạt động của NHNT:

NHNTVN thực hiện các nghiệp vụ chính sau đây:

Trang 7

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng VN và ngoại tệ

Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước

Nhận gửi tiết kiệm đồng VN và ngoại tệ

Phát hành kỳ phiếu bằng đồng VN và ngoại tệ

Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C- D/P- D/A)

Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ

Bảo lãnh và tái bảo lãnh

Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn

Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank- Visa, Mastercard, American express, Connect-24 (sử dụng trong nước và quốc tế), rút tiền mặt trên máy VCB-ATM và thẻ VCB-ATM (sử dụng trong nước)

Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế phổ biến trên thế giới như: Visa, Mastercard, American express, Diners club, JBC

Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua hệ thống Swift, Moneygram…

Thực hiện nghiệp vụ thuê, mua tài chính

Dịch vụ E-Banking, Home-Banking

II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNTVN

1 Công tác huy động vốn và sử dụng vốn

Trang 8

Bảng 1: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Tỷ giá: 15.043 (năm 2001); 15,358 (năm2002) Đơn vị: Tr.USD; tỷ VND

NV ước 2001

% so 2000

NV ước 2001

% so 2000

NV ước 2001

% so 2000

NV ước 2002

% so 2001

Nv ước 2002

% so 2001

Nv ước 2002

% so 2001

Trang 9

Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa đi vào hoạt động, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang được xúc tiến thực hiện, cơ hội đầu tư ngày càng khan hiếm, cho nên ngân hàng là nơi duy nhất có thể dẫn vốn từ người có vốn nhàn rỗi đến người cần vốn đầu tư Mặt khác, trong hoạt động của ngân hàng thì vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên các lĩnh vực Chính vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam luôn chú trọng việc phát triển nguồn vốn, chủ động và tích cực trong công tác huy động vốn

1.1.Tổng nguồn vốn

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, tổng nguồn vốn của Vietcombank vẫn tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh và ổn định Tổng nguồn vốn của Vietcombank đến năm 2002 đạt 78.659 tỷ VND, tăng 17% so với năm 2001, vượt kế hoạch đặt ra Đóng góp vào mức độ tăng nay chủ yếu là do tăng nguồn vốn bằng VND, với tốc độ tăng 36,8% so với năm 2001, đạt 25.119 tỷ VND Nguồn vốn ngoại tệ tăng trong vòng 6 tháng đầu năm nhưng 6 tháng cuối năm giảm nên cả năm chỉ tăng 7% so với năm 2001, đạt 3485 Tr.USD Tỷ trọng ngoại tệ

đã bị thu hẹp hơn và VND được nâng lên trong tổng nguồn vốn.

Để nâng cao nguồn vốn, Vietcombank một mặt vẫn tiếp tục các giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp dụng các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả.

2002 đạt 3270 Tr.USD, tăng 7,8% so với năm 2001.

1.2.1 Nguồn vốn huy động từ thị trường I

Trong năm qua, công tác vón đã được chú trọng và tăng cường Bên cạnh việc triển khai Quy chế quản lý vốn tập trung nhằm điều chỉnh vốn linh hoạt, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, Vietcombank còn tích cực thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hình thức huy động vốn, đưa vào các kỳ hạn huy động tiết kiệm ngắn hơn, thực hiện tốt công tác khách hàng Nhờ đó mà các chỉ tiêu huy động vốn từ thị trường I đạt được rất khả quan Thị trường I là thị trường đối với các

tổ chức phi tài chính và dân cư Trong năm 1999, NHNN đã 5 lần hạ trần lãi suất cho vay nên lãi suất huy động vốn của Vietcombank cũng liên tiếp hạ thấp nhưng nguồn vốn huy động từ thị trường

I vẫn tăng trưởng liên tục ở mức khá cao Tổng số nguồn vốn huy động trên thị trường I đến cuối năm 2002 đạt 60.257 tỷ quy VND, tăng 21% so với năm 2001 So với 31/12/2001 tỷ trọng vốn huy động từ thị trường I trong tổng nguồn vốn tăng từ 69,2% lên 70% Nguồn vốn ngoại tệ đạt

Trang 10

2780Tr.USD, tăng13% so với năm 2001 nguồn vốn VND đạt 17.556 tỷVND, tăng 38%so với năm 2001.

1.2.2 Nguồn vốn huy động từ trị trường II

Thị trường II là thị trường có mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và Ngân sách Nhà nước Đặc trưng của tiền gửi huy động ở thị trường này là không ổn định cả về số

dư và kì hạn gửi Năm 2002, nguồn vốn huy động từ thị trường II là 9274 tỷ quy VND, chiếm 37% tổng nguồn vốn, giảm 9,8% so với năm 2001.Sở dĩ có sự sụt giảm nguồn vốn huy động từ thị trường

II là do tiền gửi ngoại tệ của NHNN và NSNN giảm mạnh

1.3 Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng vốn của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2001

Tỷ giá:15.043 Đơn vị: Tr USD; tỷ VND

Trang 11

Trong những năm qua, vốn tín dụng của Vietcombank đã được đầu tư vào các lĩnh vực và vào các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, với những đối tượng khác nhau từ lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tổng sử dụng vốn của Vietcombank đến hết năm 2002 ước đạt 78.659 tỷ quy VND, tăng 17% so với năm 2001, vượt mức kế hoạch đề ra

Sử dụng vốn trên thị trường I (cho vay đối với các tổ chức và cá nhân) đạt mức tỷ quy VND, chiếm % tổng vốn sử dụng, trong đó tín dụng thông thường là tỷ quy VND và nợ khoanh là tỷ quy VND.

Sử dụng vốn trên thị trường II là tỷ quy VND, chiếm tỷ trọng % tổng vốn sử dụng, trong đó tiền gửi tại các tổ chức nước ngoài là Tr.USD (tương đương tỷ VND) chiếm đến % vốn sử dụng trên thị trường II.

Sử dụng vốn khác (bao gồm cả tài sản cố định, vốn góp liên doanh mua cổ phần, tài sản xiết nợ ) là tỷ quy VND, chiếm tỷ trọng % tổng vốn sử dụng

2.Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank những năm gần đây

Thanh toán xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ truyền thống và cũng là thế mạnh của Vietcombank Với mạng lưới đại lý gồm 1.300 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới, hoạt động thanh toán quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng.

Vietcombank đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu, là thành viên của hiệp hội ngân hàng Châu á, thành viên của Uỷ ban buôn bán Việt- úc, thành viên của tổ chức thẻ quốc tế: VisaCard, MasterCard, AmericanExpress Do đó, Vetcombank trên trường quốc tế có vị thế và uy tín rất lớn Trong cơ chế mới, tuy thị phần thanh toán xuất nhập khẩu bị giảm sút do có sự cạnh tranh gay gắt nhưng giá trị tuyệt đối của kim ngạch thanh toán vẫn gia tăng, Vietcombank vẫn luôn duy trì được vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Có được như vậy là do Vietcombank

có cơ sở vật chất, kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại, đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, đặc biệt là được bạn hàng tín nhiệm thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi, thanh toán và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng.

Một số kết quả thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trong những năm gần đây.

Bảng 3: Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank so với cả nước.

Đơn vị: Tr.USD

Tổng kim ngạch Thanh toán XNK qua Vietcombank

Trang 12

Năm thanh toán XNK cả

nước

Tổng kim ngạch

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tỷ trọng so với cả nước (%)

% tăng giảm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 1997 đến 2001)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank có nhiều dấu hiệu tích cực Doanh số thường xuyên đạt mức cao, đặc biệt là năm 2000, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu có sự tăng vọt, tăng 2594 Tr.USD tương đương 39,4% so với năm 1999.

Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank so với cả nước trong những năm gần đây lại mất ổn định

và có xu hướng giảm đi Thị phần của Vietcombank bị chia xẻ do ngày càng có nhiều ngân hàng được phéptham gia thanh toán quốc tế và một số khách hàng lớn có cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần nên tiến hành thanh toán qua các ngân hàng đó.

Bước sang năm 2001, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 9328 Tr.USD, tăng 157 Tr.USD

so với năm 2000 và chiếm 30,2% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu cả nước.

Bảng 4:Doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank

Đơn vị: Tr.USD CHỈ

TIÊU

Năm 2000

Năm 2001

Tăng giảm doanh số

Tăng giảm thị phần Doanh

số

Thị phần

Doanh số

(Nguồn : Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2000, 2001)

-Thanh toán xuất khẩu:

Trang 13

Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank năm 2001 đạt 4485 Tr.USD, tăng 7,8% so với năm 2000, đưa thị phần của Vietcombank trong tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước đạt đến 29,9% tăng 0,8% so với năm 2000.

Một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán xuất qua Vietcombank năm 2001 là: dầu thô (đạt 2199 Tr.USD), thuỷ sản (đạt 507 Tr.USD), gạo (đạt 289 Tr,USD), dệt may (đạt 75 Tr.USD), thủ công mỹ nghệ (đạt 42 Tr.USD), giày dép (đạt 27 Tr.USD).

Hai chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống về thanh toán xuất là: VCB Hồ Chí Minh 49%, VCB Vũng Tàu 22%.

Đạt được kết quả trên là do Vietcombank đã có những cố gắng trong việc thúc đẩy thanh toán xuất khẩu như tổ chức các đợt tiếp thị để tìm kiếm khách hàng mới, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có cam kết thanh toán tại Vietcombank, mở rộng và áp dụng các dịch vụ mới để phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.

-Thanh toán nhập khẩu

Doanh số thanh toán nhập khẩu qua Vietcombank năm 2001 đạt 4843 Tr.USD, giảm 3,3% so với năm 2000, chiếm 30,5% thị phần thanh toán nhập khẩu của cả nước Một số nguyên nhân dẫn đến việc giảm doanh số thanh toán nhập khẩu là do chính sách của nhà nước bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu Ngoài ra, năm 2000, các ngân hàng thương mại khác khan hiếm ngoại tệ nên khách mở L/C tương đối nhiều tại Vietcombank để được mua ngoại tệ, nhưng sang năm 2001, các ngân hàng khác không còn tình trạng khan hiếm ngoại tệ nữa, nên lượng khách mở L/C tại Vietcombank giảm.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực được thanh toán qua Vietcombank là xăng dầu (đạt 1462 Tr.USD), máy móc thiết bị (đạt 382 Tr.USD), sắt thép (đạt 277 Tr.USD), hoá chất (đạt 121 Tr.USD), xe máy (đạt 69 Tr.USD).

Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống về thanh toán nhập khẩu là Sở giao dịch 42%, VCB Hồ Chí Minh 29%.

3 Các hoạt động khác

3.1 Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank

Bảng 5: Doanh số mua bán ngoại tệ

Trang 14

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002 của Vietcombank) Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank ước đạt 7042 Tr.USD năm 2002, tăng 13,2% so với năm 2001; trong đó doanh số mua vào là 3514 Tr.USD, tăng 13,1% so với năm 2001; doanh số bán

ra là 3528 Tr.USD, tăng 13,4% so với năm 2001

Ngoại tệ mua vào từ khu vực doanh nghiệp và cá nhân tăng cao 33,2% là kết quả nỗ lực của Vietcombank trong việc nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường, tăng cường nghiên cứu mở rộng khách hàng

3.2 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng

Hoạt động đại lý thanh toán cho khách hàng có tài khoản ngoại tệ tại Vietcombank ngày càng tăng kể cả số lượng và chất lượng Với tư cách là thành viên của hai tổ chức thẻ quốc tế là Master Card và Visa Card, Vietcombank đã phát hành hai loại thẻ VCB-Master từ 1995 và VCB-Visa từ 1998 Mới đây nhất, tháng 4/2002, Vietcombank đã chính thức là ngân hàng phát hành độc quyền thẻ tín dụng quốc tế AmericanExpress tại Việt Nam.

Năm 2002, Vietcombank phát hành được 27480 thẻ, tăng tới 25034 thẻ so với năm 2001, chủ yếu là do phát hành thẻ ATM (21600 thẻ).

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua Vietcombank đạt 86 Tr USD, tăng 17 Tr.USD so với năm 2001

Doanh số sử dụng thẻ ATM đạt 296 tỷ VND.

Đạt được kết quả trên là do Vietcombank đã có sự đầu tư hiệu quả vào phát triển kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực đào tạo nền tảng cho hoạt động thẻ phát triển.

3.3 Công tác đối ngoại

Hoạt động đối ngoại của Vietcombank tiếp tục được củng cố và phát triển phản ánh đúng vị trí của một ngân hàng có truyền thống kinh nghiệm hàng đầu trong hoạt động kinh tế đối ngoại Mạng lưới

Trang 15

đại lý đã được mở rộng thêm với trên 30 ngân hàng, tập trung vào các thị trường mới như Đông Âu, Trung Quốc…

Vietcombank đã ký kết Hiệp định cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho một số Ngân hàng thương mại Nga để nhập khẩu hàng của Việt Nam.

Dự kiến quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ sẽ phát triển trong thời gian tới, Vietcombank đã ký thoả ước hợp tác với Citibank để tăng cường hợp tác trong hoạt động đầu tư, thanh toán giữa hai nước.

Vietcombank đã phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng đại lý ở châu Âu để chuyển đổi thành công hệ thông tài khoản Euro và là ngân hàng đầu tiên cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về việc chuyển đổi sang đồng Euro, góp phần ổn định hoạt động ngoại tệ tiền mặt trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về giao dịch tiền mặt ngoại tệ.

Trang web www vietcombank.com.vn ra đời giới thiệu một cách chi tiết nhất

về Vietcombank, giúp mọi người có thêm nhiều thông tin về ngân hàng và giúp khách hàng nắm bắt quy trình làm việc của ngân hàng, giúp họ truy cập thông tin liên quan đến tài khoản…

4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank

Với những kết quả đạt được và nỗ lực hết mình, Vietcombank đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài chính cụ thể như sau:

-Tổng thu nhập của Vietcombank năm 2001 ước đạt 4483 tỷ VND, tăng 53,4%

so với cả năm 2000.

Trang 16

Thu lãi tiền gửi, tiền vay ước đạt 3390 tỷ VND, chi trả lãi tiền vay khoảng 2523

tỷ VND Thu và chi trả lãi tăng mạnh do tổng nguồn vốn huy động và hoạt độngtín dụng đều tăng.

-Tổng chi phí của Vietcombank năm 2001 ước đạt 4078 tỷ VND, tăng 60,5% so với cả năm 2000.

Chi dự phòng năm 2001 ước đạt 810 tỷ VND, tăng thêm 502 tỷ VND so với năm

III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VCB.

1.Văn bản pháp lý quy định về hoạt động thanh toán quốc tế.

Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP.

Bản điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1933 do Phòng Thương mại quốc tế ban hành nhằm thống nhất những nội dung và sự hiểu biết chung trong giao dịch thương mại quốc tế giữa các nước trong khu vực, các châu lục TrảI qua quá trình phát triển của thương mại quốc tế và thực tiễn giao dịch hàng ngày, bản điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP) đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần Lần gần đây nhất tháng 11/1989, Uỷ ban kỹ thuật & Nghiệp vụ ngân hàng thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) được phép sửa đổi số xuất bản 400, với yêu cầu của lần sửa này là nêu bật sự phát triển của nền công nghiệp vận tảI và ứng dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực trên thế giới, đồng thời làm đơn giản hoá điều

Trang 17

lệ để làm tăng hiệu quả tín dụng chứng từ Đến năm 1993 thì UCP 500 được phát hành thay thế cho UCP 400.

Một thư tín dụng được mở mà có dẫn chiếu áp dụng theo UCP 500 thì các bên liên quan đều phảI dựa vào tàI liệu này để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

UCP 500 là cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình sử dụng L/C, nó gồm 49 điều Nội dung chính của UCP 500 bao gồm những vấn đề sau đây:

-Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ (điều 1 đến điều 5) -Hình thức và thông báo thư tín dụng (điều 6 đến điều 12).

-Nghĩa v ụ và trách nhiệm của các ngân hàng tham gia (điều 13 đến điều 19) -Chứng từ thanh toán (điều 20 đến điều 38).

-Những điều khoản khác như qui định về số lượng và số tiền, giao từng phần, ngày hết hạn hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ thanh toán… (điều 39 đến điều 47).

-Chuyển nhượng tín dụng thư hay thu nhập từ tín dụng thư (điều 48 đến điều 49).

Người làm công tác thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại phải nắm vững kiến thức chung về thanh toán bên cạnh đó đòi hỏi phải hiểu kỹ và biết vận dụng tốt ấn phẩm UCP 500 Có như vậy mới bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường thương mại quốc tế.

2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank

2.1.Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thông báo L/C - (Advising bank)

2.1.1 Nhận L/C và tư vấn cho khách hàng

Trang 18

2.1.1.1 Nhận L/C từ ngân hàng tại nước ngoài gửi đến và thông báo cho người hưởng lợi Việt Nam.

- Tất cả các L/C và các sửa đổi bổ sung liên quan nhận được từ ngân hàng đại lý phải thông báo đầy đủ, kịp thời cho người hưởng lợi.

- Trước khi thông báo cho khách hàng, ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thực của L/C bằng việc xem L/C đã được xác nhận mã hay chưa (đối với L/C mở bằng telex) Nếu L/C mở bằng SWIFT thì nó có được sử dụng đúng mẫu SWIFT theo qui định không (các mẫu điện MT700, MT701 và MT707) Nếu L/C mở bằng thư thì đối chiếu với mẫu chữ ký được uỷ quyền của ngân hàng đại lý

Sau khi đã kiểm tra tính chân thực của L/C, Vietcombank thông báo L/C cho khách hàng Trên thông báo L/C phải lưu ý khách hàng nghiên cứu kỹ L/C, nếu có điều khoản nào không đúng theo hợp đồng đã ký hoặc cần phải sửa đổi thì liên hệ trực tiếp với người mua để sửa đổi L/C.

Trường hợp những L/C mà ngân hàng không thể xác nhận được tính chân thực ( như chữ kí không đúng hoặc không có trong Mẫu chữ kí, mã khoá sai, không đúng mẫu điện SWIFT ) thì phải thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết mà không thông báo cho khách hàng Trường hợp khách hàng có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho khách hàng bản sao L/C

mà ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin ấy hoặc ngân hàng có thể từ chối thông báo L/C Việc từ chối phải được thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết.

- Nếu L/C được mở bằng điện có thư xác nhận gửi sau thì ngân hàng lấy L/C mở bằng điện có mã khoá làm L/C gốc.

- Nếu nhận được điện mở L/C có tính chất báo trước chưa có điều khoản chi tiết đầy đủ:

Trang 19

+ Khi thông báo điện đó cho khách hàng cần phải ghi rõ "L/C này chưa có hiệu lực thi hành", để khách hàng chú ý và chờ nhận được L/C có đầy đủ chi tiết và các điều khoản mới thực hiện việc giao hàng.

+ Khi nhận được bản L/C chi tiết, ngân hàng thông báo kiểm tra các yếu tố nêu trên và thông báo chính thức cho khách hàng.

- Sau khi kiểm tra xong các yếu tố như trên, tiến hành lập hồ sơ L/C, ghi chép vào sổ theo dõi, lưu số liệu vào máy vi tính như qui định, đồng thời lập chứng từ thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành (20 USD một L/C) và gửi thư thông báo cho khách hàng Thư thông báo L/C được làm thành 02 (hai) bản, một bản giao cho khách hàng, một bản lưu tại hồ sơ L/C.

- Nếu nhà nhập khẩu chịu phí, vẫn tạm thu của người hưởng lợi Sau khi được thanh toán thì hoàn trả lại cho người hưởng lợi.

- Nếu ngân hàng mở L/C yêu cầu Vietcombank xác nhận L/C thì việc chấp nhận và định mức kí quĩ đối với việc xác nhận này do Giám đốc chi nhánh quyết định Trên thông báo và/ hoặc bản chính L/C phải ghi chú thêm câu"Chúng tôi thông báo L/C này kèm theo sự xác nhận của chúng tôi", tức là, " We hereby add our confirmation to this credit", đồng thời tuỳ theo qui định của L/C mà tiến hành thu phí xác nhận ở ngân hàng mở L/C hoặc khách hàng theo biểu phí hiện hành Hiện nay Vietcombank qui định mức phí xác nhận là 0,3 - 0,5% giá trị L/C/quí (chưa kể VAT), tối thiểu 30USD, tối đa là 300USD.

Trong trường hợp không đồng ý xác nhận L/C thì trong vòng 3 ngày

kể từ ngày nhận được L/C phải thông báo cho ngân hàng mở L/C biết và thông báo L/C đó cho khách hàng, trong đó lưu ý khách hàng về việc Vietcombank không đồng ý xác nhận L/C.

Trang 20

Việc thông báo L/C cho khách hàng là các nhà xuất khẩu Việt nam phải đảm bảo yêu cầu chính xác, rõ ràng, kịp thời và phải gửi bản gốc L/C

và kèm theo bản thông báo cùng với phiếu thu thủ tục phí.

2.1.1.2 Nghiên cứu L/C để tư vấn cho khách hàng tại Việt nam

Khi nhận được L/C từ ngân hàng nước ngoài gửi tới, với chức năng là ngân hàng thông báo, Vietcombank có thể giúp đỡ, xem xét các điều khoản, điều kiện trong L/C có đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu không.

Khi xem xét L/C cần phải chú ý các vấn đề sau:

- Tính chất pháp lý của L/C thể hiện ở sự tuyên bố của ngân hàng

mở L/C về việc L/C được tuân theo những qui định nào, nhằm xác định rõ trách nhiệm của các ngân hàng tham gia trong nghiệp vụ thanh toán L/C

và L/C có được dẫn chiếu theo UCP 500 không.

- Kiểm tra nội dung của L/C:

+ Tên và địa chỉ của các bên liên quan L/C.

+ Tên và địa chỉ của ngân hàng trả tiền, có thể là ngân hàng phát hành nhưng nhiều khi lại là một ngân hàng thứ ba do ngân hàng mở L/C chỉ định Nếu ngân hàng trả tiền không có quan hệ với Vietcombank thì phải xem xét tới uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó Nếu ngân hàng đó không đủ uy tín, Vietcombank sẽ báo cho người hưởng lợi

đề họ thoả thuận với người nhập khẩu để thay đổi ngân hàng trả tiền khác có quan hệ đại lý với Vietcombank.

+ Thời gian từ khi mở L/C đến ngày giao hàng phải đủ cho người xuất khẩu chủ động chuẩn bị hàng và làm thủ tục giao hàng và để bên mua không bị đọng vốn, chủ động trong việc nhận hàng Đó là khoảng thời gian phù hợp cho cả hai bên mua bán Nếu khoảng thời gian từ khi mở

Trang 21

L/C đến ngày giao hàng cuối cùng quá gấp, Vietcombank có thể tư vấn cho khách hàng yêu cầu bên mua sửa đổi L/C kéo dài thời gian giao hàng và thời gian hiệu lực của L/C.

+ Tên và địa chỉ người hưởng lợi phải chính xác, nếu không sẽ gặp khó khăn khi thanh toán.

+ Kim ngạch của L/C phải là một số tiền nhất định và phải phù hợp với các điều kiện giao hàng được qui định trong L/C.

+ Các điều kiện về chuyên chở, điều kiện về hàng hoá và thể thức thanh toán, các chi phí thanh toán cũng phải ghi rõ ràng.

+ Các điều khoản và qui định về chứng từ, xem các điều khoản này

có gây khó khăn cho khách hàng không, khách có đủ khả năng đáp ứng các loại chứng từ đó không.

+ Trong L/C, có một số điều khoản phụ được thêm vào L/C mà không nằm trong danh mục các loại chứng từ phải xuất trình Đó là các điều khoản không chứng từ (non-documents conditions) Khi tư vấn cho khách hàng, cần phải chú ý đến các điều khoản này, liệu khách hàng có thể thực hiện được không Hiện nay, các điều khoản này không được khuyến khích đưa vào L/C vì rất dễ gây sự nhầm lẫn và rắc rối khi lập chứng từ Nếu L/C được mở theo mẫu SWIFT thì các điều khoản này đơn giản hơn những L/C được mở bằng Telex.

2.1.2 Sửa đổi L/C

Theo điều 11 và 12 của UCP 500 qui định về trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo khi nhận được những chỉ thị về sửa đổi L/C Khi nhận được sửa đổi của ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo cần phải lập tức thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng sau khi xác định tính chân thực của sửa đổi L/C (giống như kiểm tra khi nhận được L/C mới).

Trang 22

Nếu chỉ thị nhận được không đầy đủ, rõ ràng để sửa đổi, ngân hàng thông báo phải báo lại ngay cho ngân hàng mở L/C biết Ngược lại, một sửa đổi L/C chỉ có giá trị hiệu lực khi có sự chấp thuận của các bên Do đó, khi nhận được sửa đổi L/C, ngân hàng thông báo phải thông báo ngay cho khách hàng, và khi nhận được ý kiến của họ thì báo lại cho ngân hàng mở L/C biết.

Các sửa đổi L/C đều phải được lưu hồ sơ trên máy vi tính và hồ sơ L/C Đối với trường hợp yêu cầu huỷ L/C, nếu có sự đồng ý của khách hàng, ngân hàng thông báo phải huỷ số dư L/C trên hồ sơ liên quan.

Vietcombank không thông báo sửa đổi L/C nếu Vietcombank không phải là ngân hàng thông báo L/C gốc, đồng thời báo ngay cho ngân hàng

mở L/C về việc không thông báo đó.

Khi thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng, thanh toán viên lập phiếu chuyển khoản thu thủ tục phí sửa đổi theo biểu phí của Vietcombank,hiện nay, mức phí thông báo sửa đổi L/C là 10USD/1 bộ L/C.

2.2 Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thương lượng trong thanh toán xuất khẩu ( the negotiating bank)

2.2.1 Nhận chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ

Nhận được thông báo L/C, người xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập

bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C Tuỳ thuộc vào qui định của L/C mà người xuất khẩu xuất trình chứng từ tại đâu Đối với trường hợp L/C qui định L/C có hiệu lực thanh toán tại Vietcombank thì bộ chứng từ theo L/C

đó phải được xuất trình tại Vietcombank Hoặc L/C cho phép chiết khấu tự

do thì bộ chứng từ theo L/C đó được xuất trình tại Vietcombank hoặc tại bất cứ ngân hàng nào theo sự lựa chọn của người xuất khẩu Lúc này, Vietcombank có thể vừa là ngân hàng thông báo vừa là ngân hàng thanh toán cho người hưởng lợi và đòi tiền ngân hàng mở L/C.

Ngày đăng: 09/10/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 1 BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN (Trang 8)
1.3. Tình hình sử dụng vốn - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1.3. Tình hình sử dụng vốn (Trang 10)
Bảng 4:Doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 4 Doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank (Trang 12)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank có nhiều dấu hiệu tích cực - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
ua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank có nhiều dấu hiệu tích cực (Trang 12)
-Qui trình nghiệp vụ vẫn chưa bao quát được hết các loại hình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu đối với các loại L/C khác nhau, mới chỉ tập trung vào loại L/C phổ biến là L/C không huỷ ngang. - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
ui trình nghiệp vụ vẫn chưa bao quát được hết các loại hình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu đối với các loại L/C khác nhau, mới chỉ tập trung vào loại L/C phổ biến là L/C không huỷ ngang (Trang 33)
Qua bảng trên ta thấy tuy khối lượng có giảm đi nhưng doanh số thanh toán xuất theo phương thức TDCT đều tăng lên nhanh qua các năm - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
ua bảng trên ta thấy tuy khối lượng có giảm đi nhưng doanh số thanh toán xuất theo phương thức TDCT đều tăng lên nhanh qua các năm (Trang 34)
Về tình hình sử dụng các loại L/C thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, hiện nay Vietcombank chủ yếu nhận được các L/C không huỷ ngang và trả ngay - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
t ình hình sử dụng các loại L/C thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, hiện nay Vietcombank chủ yếu nhận được các L/C không huỷ ngang và trả ngay (Trang 35)
3.4.Tình hình các mặt hàng xuất khẩu được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Vietcombank  - Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3.4. Tình hình các mặt hàng xuất khẩu được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Vietcombank (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w