Tương tác của các nhân tố khảo sát lên quá trình thủy phân tinh bột gạo lức

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến sữa từ gạo lức một bụi hồng (Trang 48 - 49)

L ỜI CẢM TẠ

4.3.1 Tương tác của các nhân tố khảo sát lên quá trình thủy phân tinh bột gạo lức

lức bằng enzyme glucoamylase

Dựa trên các nghiên cứu và lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân tinh bột từ enzyme glucoamylase, nhận thấy nhiệt độ, nồng độ enzyme và thời gian là 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình thủy phân. Chính vì thế, nghiên cứu xác định mối tương quan 3 nhân tố, bao gồm nhiệt độ thủy phân (50– 70oC), nồng độ enzyme (0,04-0,08%) và thời gian thủy phân (60–180 phút).

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các nhân tố mã hóa đối với phương trình hồi quy

Nhân tố Tổng bình phương Bậc tự do Bình phương trung bình Tỷ số F Giá trị P x 0,5109 1 0,5109 11,94 0,0012 y 0,4719 1 0,4719 11,03 0,0018 z 0,4969 1 0,4969 11,61 0,0014 x2 16,3648 1 16,3648 382,42 0,0000 xy 0,0018 1 0,0018 0,04 0,8399 xz 0,9017 1 0,9017 21,07 0,0000 y2 0,3540 1 0,3540 8,27 0,0062 yz 0,0557 1 0,0557 1,30 0,2603 z2 0,2796 1 0,2796 6,53 0,0142 Sai số 1,8401 43 0,0428

Từ bảng tổng hợp trên (Bảng 4.9) cho thấy các giá trị P của các thừa số x, y, z, x2, xz, y2, z2 đều nhỏ hơn 0,05 còn các giá trị P của các thừa số xy và yz lại lớn hơn 0,05. Điều này chứng tỏ các nhân tố khảo sát đều ảnh hưởng đến quá trình thủy phân. Hệ số hồi quy x, y, z cũng như hệ số tương tác của xz đều khác biệt ý nghĩa

về mặt thống kê nhưng hệ số tương tác xy và yz lại không khác biệt ý nghĩa thống

kê. Điều này nói lên rằng mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập là có ý nghĩa đến quá trình thủy phân khảo sát nhưng các tương tác thì ít có ý nghĩa đến quá trình thủy phân khảo sát.

Phương trình hồi quy thể hiện sựtương quan của các điều kiện thủy phân đến hàm

lượng đường khửđược thiết lập. Hàm lượng đường khử mô phỏng (HLDK) được

xác định bằng cách thay các biến với giá trị thực vào phương trình (4.3):

HLDK (%) = -35,614 + 1,400x + 59,633y + 0,035z - 0,012x2 - 429,55y2 - 0,00004z2 - 0,0003xz (R2 = 0,937) (4.3)

Trong đó :

x là nhiệt độ (oC), y là nồng độ enzyme (%), z là thời gian thủy phân (phút)

Hàm lượng đường thu được từ thực nghiệm và tính toán theo phương trình có độ tương thích R2=0,945 (Hình 4.3).

Hình 4.3. Tương quan giữa hàm lượng đường khử mô phỏng và hàm lượng tính toán theo phương trình hồi quy

Như vậy có thể kết luận rằng phương trình hồi quy đã mô tảtương đối đúng các kết quả thực nghiệm. Hệ số tương quan cho biết 94,5% sự biến đổi hàm lượng đường khử là do ảnh hưởng của các biến độc lập x, y, z và 5,5% sựthay đổi là do các yếu tốkhông xác định gây ra.

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến sữa từ gạo lức một bụi hồng (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)