1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank

68 609 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 522,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank

Trang 1

Trờng đại học kinh tế quốc dânkhoa kinh tế và kinh doanh quốc tếChuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế

Họ và tờn sinh viờn: VŨ XUÂN THẮNG

Chuyờn ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

Giảng viờn hướng dẫn: TS BÙI HUY NHƯỢNG

HÀ NỘI - 2008MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Trang 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 3

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1.2 Đặc trưng của thanh toán quốc tế 4

1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế 5

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế 5

1.1.3.2 Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại 7

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 8

1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền 8

1.2.1.1 Khái niệm 8

1.2.1.2 Các hình thức chuyển tiền 8

1.2.1.3 Quy trình chuyển tiền 9

1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu 9

1.2.2.1 Khái niệm 9

1.2.2.2 Phân loại và quy trình nhờ thu 9

1.2.3 Phương thức thư tín dụng chứng từ 12

1.2.3.1 Khái niệm 12

1.2.3.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 13

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngânhàng thương mại 15

1.3.1 Các yếu tố khách quan 15

1.3.1.1 Cán cân thanh toán quốc tế 15

1.3.1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái 15

1.3.1.3 Chính sách thương mại quốc tế 16

1.3.2 Các yếu tố chủ quan 17

1.3.2.1 Nguồn lực của ngân hàng thương mại 17

1.3.2.2 Uy tín của ngân hàng thương mại 17

1.3.2.3 Mạng lưới ngân hàng đại lý 17

1.3.2.4 Công nghệ thanh toán 18

1.3.2.5 Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾTẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á - SEABANK 19

2.1 Khái quát về SeABank 19

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của SeABank 19

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.4 Nguyên tắc giao dịch thanh toán quốc tế tại SeABank 22

2.1.4.1 Nguyên tắc quản lý tập trung 22

2.1.4.2 Nguyên tắc về thời gian xử lý điện 23

2.1.4.3 Chế độ báo cáo 23

Trang 3

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank 23

2.2.1 Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu 23

2.2.1.1 Chuyển tiền đến từ nước ngoài 24

2.2.1.2 L/C xuất khẩu 24

2.2.1.3 Nhờ thu xuất khẩu 28

2.2.2 Quy trình các bước thanh toán nhập khẩu 29

2.2.2.1 Chuyển tiền đi nước ngoài 29

2.2.2.2 L/C nhập khẩu 32

2.2.2.3 Nhờ thu nhập khẩu 36

2.2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế 37

2.3 Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank 43

2.3.1 Những kết quả đạt được 43

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 45

2.3.2.1 Trong thanh toán xuất khẩu 45

2.3.2.2 Trong thanh toán nhập khẩu 46

2.3.3 Nguyên nhân 47

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠTĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á -SEABANK TRONG THỜI GIAN TỚI 49

3.1 Định hướng chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế củaSeABank 49

3.2 Các giải phát thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank 50

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 50

3.2.2 Xây dựng một chiến lược marketing phù hợp 51

3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 53

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 54

3.2.5 Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh đối ngoại 54

3.2.6 Xây dưng chính sách khách hàng tổng thể, phù hợp 55

3.2.7 Mở rộng quan hệ đại lý trong nước và ở các khu vực tiềm năngtrên toàn thế giới 57

3.3 Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTQT tại SeABank 58

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 58

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

TTQT Thanh toán quốc tếNHTM Ngân hàng thương mạiTMCP Thương mại cổ phần

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền 9Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn 10

Trang 5

Sơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 11Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 13

Bảng 2.1 Giá trị và doanh thu phí TTXK giai đoạn 2004-2007 38Bảng 2.2 Giá trị và doanh thu phí TTNK giai đoạn 2004-2007 39Biểu đồ 2.1 Doanh số TTQT giai đoạn 2004 -2007 41Biểu đồ 2.2 Doanh thu phí TTQT giai đoạn 2004-2007 41

Bảng 2.3 Hạn mức tín dụng của các ngân hàng đại lý đối với SeABank

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thế kỷ 21, một xu thế mà không một quốc gia nào có thể đi ngược lạihoặc đứng ngoài được, đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Với xu thế này,tất cả các quốc gia đều có sự liên kết với nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị,khoa học… Một trong những hoạt động kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ nhấtnhờ xu thế này là thương mại quốc tế Có thể nói rằng từ khi thương mại quốc

Trang 6

tế ra đời và phát triển thì không thể không nhắc đến vai trò của hoạt độngTTQT Đây là hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán cho thương mại quốc tếvì vậy nó trở thành một khâu không thể thiếu được của hoạt động kinh tế quốctế này TTQT đã giải quyết những bất lợi của việc thanh toán trực tiếp giữangười mua và người bán, đồng thời nó còn thúc đẩy quá trình chu chuyểnhàng hóa và tiền tệ, tạo sự liên tục trong sản xuất.

Bên cạnh đó, TTQT ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động củacác NHTM, nó không chỉ là hoạt động để thu phí ngân hàng mà nó còn hỗtrợ, bổ xung cho các hoạt động khác, tăng tính thanh khoản của ngân hàng,tăng khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng…

Tuy là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên trên thị trường tài chínhtiền tệ Việt Nam nhưng ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank chưa cóthế mạnh về mảng dịch vụ TTQT và thực tế là hoạt động TTQT của ngânhàng đang gặp phải một số khó khăn trong cạnh tranh trong nước cũng nhưđối đầu với những khó khăn từ hội nhập quốc tế trong hiện tại và tương lai.Do vậy việc phân tích thực trạng, nguyên nhân và từ đó tìm ra những giảipháp phát triển hoạt động TTQT tại SeABank là vô cùng cần thiết Với suynghĩ như vậy, sau thời gian thực tập tại ngân hàng, cùng với những kiến thứcđã học và thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài “Pháttriển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Nam Á - SeABank”nhằm phân tích thực trạng tình hình hoạt động TTQT tại SeABank trong thờigian vừa qua và đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động TTQT trong thời gian tới.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ĐôngNam Á - SeABank.

Trang 7

* Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: ngân hàng Đông Nam Á - SeABank- Thời gian: giai đoạn 2004-2007

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phântích tổng hợp từ thực trạng, nguyên nhân để đi đến kết luận.

4 Kết cấu của chuyên đề

1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Ngày nay, đối với mỗi một quốc gia quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quantrọng hàng đầu và là con đường tất yếu trong phát triển kinh tế Hoạt động

Trang 8

kinh tế đối ngoại là hoạt động trao đổi hàng hoá và tiền tệ giữa các chủ thểcủa các quốc gia khác nhau.

TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệkinh tế, thương mại tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổchức kinh tế, các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc mộtchu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng hình thức chuyểntiền hoặc các hình thức bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng.

TTQT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thanh toán các hiệp định thương mại,các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hợp đồng mua bán ngoạithương, các phí dịch vụ (như phí vận tải, bảo hiểm…).

TTQT có thể được chia thành:

- Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán có liên quan trực tiếp, phát sinh

trên cơ sở trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại quốc tế.

- Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan

đến hàng hoá, không mang tính chất thương mại: quan hệ về ngoại giao (nhưchi phí của các cơ quan ngoại giao tại nước sở tại), văn hoá, du lịch (chi phívận chuyển và đi lại của các đoàn khách, chính phủ, tổ chức cá nhân…).Trong giao dịch ngoại thương, sự trao đổi hàng hoá và tiền tệ giữa các chủ thểthuộc 2 quốc gia khác nhau vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia nên có sựkhác nhau về quy chế mậu dịch, các điều kiện thương mại cũng như các tậpquán thương mại.

Vì vậy một cơ chế thanh toán mang tính thống nhất và đảm bảo an toàn lợiích cho cả người mua và người bán là vô cùng cần thiết Trong cơ chế thanhtoán này, thông thường có một bên thứ ba độc lập làm trung gian thanh toán.Đó là các tổ chức tài chính trung gian (chủ yếu là các ngân hàng) có kinh

Trang 9

nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín, khả năng tài chính, mạng lưới đại lývà quan hệ rộng…

1.1.2 Đặc trưng của thanh toán quốc tế

Thương mại quốc tế và TTQT đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nó chỉ thực sựphát triển kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và nó từ đó cho đến nay trở thànhmột bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế quốc tế ngày càng được mởrộng, hoạt động TTQT tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với các hoạt độngkhác của quan hệ kinh tế quốc tế.

Trong quan hệ TTQT giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau trên thếgiới, đồng USD không còn là đồng tiền tiêu chuẩn duy nhất Việc lựa chọnđồng tiền nào hoàn toàn do sự thoả thuận của bên mua và bên bán, có thể sửdụng đồng nội tệ của bên mua hoặc bên bán, hay cũng có thể lựa chọn mộtđồng ngoại tệ đối với cả bên mua và bên bán Việc lựa chọn này phụ thuộcvào uy tín của nền kinh tế, so sánh tương quan vị thế giữa hai bên mua và bênbán, hoặc phụ thuộc vào tập quán thương mại quốc tế Trong thực tế có mộtsố đồng tiền mạnh thường được sử dụng trong quan hệ TTQT như USD - Đôla Mỹ, GBP - Bảng Anh, JPY - Yên Nhật, EURO - Đồng tiền chung ChâuÂu… Bên cạnh đó thì đồng SDR - Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ thếgiới, cũng được tham gia trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

TTQT ít sử dụng tiền mặt, chủ yếu được thực hiện bằng chuyển khoản giữacác ngân hàng liên quan.

Các liên minh tiền tệ ra đời và ngày càng có vai trò quan trọng đối với cácquốc gia Bất kỳ một nền kinh tế dù đang trong giai đoạn phát triển thịnhvượng cũng luôn tiềm ẩn yếu tố bất ổn như lạm phát, thâm hụt cán cân TTQT,mất cân bằng cung cầu ngoại tệ, sự bất hợp lý của các chính sách kinh tế vĩmô (chính sách tiền tệ, chính sách tài chính…) hay sự biến động của tỷ giá

Trang 10

theo hướng bất lợi cho nền kinh tế… Vì quan hệ TTQT là một bộ phận củaquan hệ kinh tế nên nó cũng không nằm ngoài sự tác động của các yếu tố bấtổn trên.

1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế

Trong bất kỳ một giao dịch kinh tế nào, thanh toán là khâu không thể thiếu.Nói một cách đơn giản thì thanh toán là việc người mua trả tiền cho ngườibán để nhận số hàng hoá hoặc dịch vụ từ người bán TTQT cũng mang bảnchất như vậy xong phức tạp hơn nhều, nó liên quan đến chủ thể ở các quốcgia khác nhau, đến ngoại tệ và những vấn đề pháp lý quy định quan hệ thươngmại giữa hai quốc gia… Với xu hướng toàn cầu hoá và chuyên môn hoá nhưhiện nay thì hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển và kéo theo đó hoạt độngTTQT cũng phát triển Có thể nói hoạt động TTQT có vai trò to lớn đối với sựphát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế mỗi nước nóiriêng.

TTQT ra đời từ những quan hệ kinh tế quốc tế và bản thân nó lại thúc đẩy sựphát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế.

TTQT là khâu kết thúc một giao dịch buôn bán hàng hoá và dịch vụ, là cầunói giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thông qua việc chi trả lẫn nhautrong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT Vì vậy, nếu hoạt động TTQTđược thực hiện có hiệu quả nó sẽ rút ngắn thời gian chuyển vốn, thúc đẩy hoạtđộng ngoại thương phát triển Khi hoạt động kinh tế đối ngoại được coi trọnghàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế thì TTQT có vai trò ngày càngquan trọng.

Trong bối cảnh hoạt động kinh tế đối ngoại được coi trọng hàng đầu trongchiến lược phát triển kinh tế thì TTQT có vai trò ngày càng quan trọng TTQT

Trang 11

hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại Do vị tríđịa lý nên việc tìm hiểu năng lực tài chính, khả năng thanh toán của ngườimua gặp nhiều khó khăn, nếu tổ chức công tác TTQT tốt sẽ giúp cho các nhàkinh doanh xuất - nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiệnhợp đồng kinh tế đối ngoại TTQT là một mắt xích, một cầu nối để các tổchức kinh tế, các tổ chức thương mại và các quốc gia khác nhau trên thế giớithực hiện được các hợp đồng kinh doanh thương mại.

TTQT ra đời và tồn tại như một yếu tố khách quan, nó ngày càng có vị tríquan trọng trong việc phát triển hoạt động ngoại thương và qua đó thúc đẩyquá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa các nước trên thế giới.

TTQT là một công cụ của Nhà nước nhằm hoạch định các chính sách về hoạtđộng ngoại thương.

Hoạt động TTQT của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ngoại tệdự trữ của một quốc gia và nếu không được kiểm soát thì quốc gia đó có thểsẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt dự trữ ngoại tệ, điều này rất nguy hiểm đối vớinền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương kiểm soát hoạt động TTQT thông qua việc theo dõi vàth định các hoạt động TTQT của các NHTM cũng như ban hành các quy địnhvề hạn mức TTQT của các NHTM và hỗ trợ các NHTM khi cần thiết.

Sự theo dõi hoạt động TTQT của các NHTM sẽ giúp Nhà nước hoạch địnhcác chính sách thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu Khi Nhà nước đãnắm vững tình hình TTQT của cả hệ thống NHTM thì sẽ nắm vững được hoạtđộng xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

1.1.3.2 Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại

Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò và vị trí hết sức quantrọng đối với hoạt động của NHTM Nó không chỉ là dịch vụ thuần tuý mà nó

Trang 12

còn được coi là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó bổsung và hỗ trợ cho những mặt hoạt động khác của ngân hàng TTQT là mộthoạt động cung cấp dịch vụ nhằm thu phí của ngân hàng Tiền phí thường làmột tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu.

Ngoài ra hoạt động TTQT còn làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.Trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán cho khác hàng, đối vớitừng loại khách hàng mà ngân hàng sẽ tính một tỷ lệ ký quỹ khác nhau, đây làmột khoản tiền tỷ lệ với giá trị khoản thanh toán Đây là một nguồn tiền tươngđối ổn định, phát sinh thường xuyên và là nguồn vốn có tính thanh khoản chongân hàng dưới hình thức tiền tệ tập trung chờ thanh toán khi chưa đến hạnthanh toán cho phía nước ngoài Nguồn vốn ngoại tệ lớn và đa dạng thu đượctừ hoạt động TTQT giúp ngân hàng có thể có nguồn vốn phát triển các hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.Ngoài ra, nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng có thể mở rộng hoạtđộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốnhuy động, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ, do tạm thời quản lý được nguồn vốnnhàn rỗi của doanh nghiệp có quan hệ thanh toán qua ngân hàng.

TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, bởi vì trongTTQT tiêu chí nhanh chóng, an toàn, chính xác luôn được quan tâm hàng đầu.Hệ thống ngân hàng ở bất kỳ một quốc gia nào cho dù có công nghệ ngânhàng hiện đại đến đâu cũng không ngừng đầu tư thích đáng vào công nghệthông tin, viễn thông…

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance/ Transfer)

1.2.1.1 Khái niệm

Trang 13

Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán mà trong đó kháchhàng (người trả tiền: người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phụcvụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi:người cung ứng dịch vụ, người bán, người nhập khẩu…) ở một địa điểm nhấtđịnh bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước ngoài hưởnglợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

1.2.1.2 Các hình thức chuyển tiền

Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer Remittance - M/T) là hình thức chuyểntiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trongnội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi đến ngân hàng thanh toán quabưu điện.

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Remittance - T/T) là một hìnhthức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trọngmột nội dung một bức thư gửi tới ngân hàng thanh toán thông qua FAX hoặcTelex hay qua lạng liên lạc viễn thông Swift.

Chuyển tiền bằng điện thì nhanh chóng, ít thất lạc, tránh đọng vốn Tuy nhiênchi phí lại cao Ngược lại với chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền bằng thư lạicó chi phí thấp, nhưng lại rất chậm.

1.2.1.3 Quy trình chuyển tiền

Ngân hàng chuyển tiền(Remitting Bank)

Người chuyển tiền(Remitter - Người NK)

Người hưởng lợi(Beneficiary - Người XK)

Ngân hàng trả tiền(Paying Bank)

(1)(3)

Trang 14

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền

(3) Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hoặcchi nhánh ngân hàng trả tiền.

(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền chi trả người hưởng lợi.

1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

1.2.2.1 Khái niệm

Nhờ thu là phương thức mà người bán - người xuất khẩu sau khi đã hoànthành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tín dụng cho người mua -người nhập khẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ởngười nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người nhập khẩu ký phát.

1.2.2.2 Phân loại và quy trình nhờ thu

* Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)

Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh toán trong đónhà xuất khẩu ủy thức cho ngân hàng mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu,chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra còn các chứng từ thương mạido bên xuất khẩu chuyển giao trực tiếp cho bên nhập khẩu, không qua ngânhàng.

Ngân hàng chuyển chứng từ(Remitting bank)

Ngân hàng thu tiền(Collecting bank)(6)

(3)

Trang 15

Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn

(5) Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

(6) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được hoặc hối phiéuđã ký chấp nhận cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

(7) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuấtkhẩu.

* Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩuủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu,không chỉ căn cứ vào hôi phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo,

Trang 16

yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu saukhi họ đã thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán.

Sơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

(3) Ngân hàng nhận ủy thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấy nhờthu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu tiền.

(4) Ngân hàng thu tiền báo cho người nhập khẩu và đề nghị họ thanh toán.(5) Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

(6) Ngân hàng trao toàn bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để họ đinhận hàng.

(7) Ngân hàng thu tiền chuyển số tiền đã thu được chấp nhận) sang ngân hàngphục vụ người xuất khẩu.

Ngân hàng chuyển chứng từ(Remitting bank)

Người Xuất khẩu (Drawer)

Người Nhập khẩu (Drawee)Ngân hàng thu tiền

(Collecting bank)(7)

(Hợp đồng)

(4)(3)

Trang 17

(8) Ngân hàng thanh toán tiền hàng hoặc trao tờ hối phiếu đã được ký chấpnhận cho người xuất khẩu.

So với phương thức thanh toán Nhờ thu phiếu trơn thì Nhờ thu kèm chứng từđảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn vì có sự ràng buộc chặt chẽ giữaviệc thanh toán và nhận hàng Ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ đơnthuần mà còn tham gia khống chế bộ chứng từ trong thanh toán.

Trong Nhờ thu kèm chứng từ gồm có 2 loại:

- Nhờ thu D/P (Documents against Payment - Trả tiền trao chứng từ): áp dụngtrong mua bán trả tiền ngay, chỉ khi thanh toán thì trao chứng từ hàng hóa chongười nhập khẩu.

- Nhờ thu D/A (Documents against Acceptance - Chấp nhận trả triền traochứng từ): áp dụng trong trường hợp mua bán chịu, người nhập khẩu chỉ phảiký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu kỳ hạn thì sẽ được ngân hàng trao chứngtừ hàng hóa.

1.2.3 Phương thức thư tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

1.2.3.1 Khái niệm

Phương thức TDCT là một phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yều cầu mởthư tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho một người khác (ngườihưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kýphát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộchứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.Đây là phương thức thanh toán phổ biến và thông dụng nhất hiện nay và đượccoi là phương thức thanh toán sử dụng trong hầu hết các hợp đồng thươngmại quốc tế với những đặc tính thuận lợi và hiệu quả của nó Phương thứcthanh toán TDCT phức tạp nhất trong các phương thức TTQT nhưng nó đảm

Trang 18

bảo một cách chắc chắn quyền lợi và nghĩa vụ không chỉ của người bán,người mua và cả ngân hàng thông qua các đặc tính ưu việt và chặt chẽ của nó.

1.2.3.2 Qui trình nghiệp vụ thanh toán TDCT

Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

Trong đó:

(1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mởTDCT thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình.(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng,nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông quanngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàn phục vụ ngườixuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng.

(3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thôngbáo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hànhgiao hàng theo điều kiện hợp đồng.

(5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từthanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanhtoán.

Ngân hàng thông báo(Advising Bank)

Ngân hàng phát hành(Issuing Bank)

Người yêu cầu(Applicant)Người thụ hưởng

(10)(7) (9)

Hợp đồng(8)

Trang 19

(6) Ngân hàng này được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm trabộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khỏan trong thư tín dụng thì tiếnhành thanh toán cho người xuất khẩu (trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặcchiết khấu).

(7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàn pháthành và đòi tiền.

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy đáp ứng những điềukiện của thư tín dụng thì hoàn tiền cho ngân hàng đã thanh toán.

(9) Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến,đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.

(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hànhtrả tiền (hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng.Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng khôngtrao bộ chứng từ cho họ.

Trong thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau, thì thanh thoánL/C là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thươngưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi, bình đẳng cho tất cả các bên: người mua,người bán, ngân hàng.

Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức TDCT khá cao, khách hàng thườngphải trả các khoản chi phí như phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí xácnhận… Mặt khác để mở được L/C khác hàng phải chứng minh được năng lựctài chính của mình và có thể phải ký quỹ.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngânhàng thưong mại

1.3.1 Các yếu tố khách quan

Trang 20

1.3.1.1 Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nướcngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó trả cho nước ngoàitrong một thời gian nhất định Nếu cán cân thanh toán dư thừa sẽ dẫn đến sựổn định của đồng bản tệ hoặc tăng giá rị đồng tiền thanh toán Ngược lại, nếucán cân thanh toán thiếu hụt sẽ làm cho tỷ giá hối đoái mất ổn định hoặc giảmgiá trị của đồng bản tệ.

Cán cân thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cán cân củacác nước Tình trạng của nó sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái,đến tình hình ngoại hối của các nước, ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc giavà trước hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và khả năng thực hiện thanh toánquốc tế của các ngân hàng.

1.3.1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái

* Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một sốđơn vị tiền tệ của nước khác Tỷ giá hối đoái còn được hiểu là quan hệ sosánh sức mua giữa hai đồng tiền của hai nước với nhau.

Tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế quốc tế,trong hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái caohay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu, khuyếnkhích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia, từ đó ảnhhưởng đến cán cân thanh toán tế của quốc gia.

* Chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, thể lệ của ngân hàngNhà nước trong quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các giấy tờ khác có giátrị bằng ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụng

Trang 21

với nước ngoài Các ngân hàng thương mại với chức năng là trung gian thanhtoán, khi thực hiện thanh toán quốc tế, đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ravào của một đất nước.

Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại phải tuânthủ đầy đủ và chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối dongân hàng nhà nước ban hành Nếu chính sách quản lý ngoại hối của nhànước đưa ra không phù hợp sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán, từ đó ảnhhưởng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ của các ngân hàng.

1.3.1.3 Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia là một hệ thống các nguyêntắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng nhằm điều chỉnhcác hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời gian nhấtđịnh nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế củaquốc gia đó.

Việc mở rộng và phát triển hoạt động thương mại quốc tế làm phát sinh cácnhu cầu thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ đối với các quốc qia khác Đây là điềukiện thuận lợi để mở rộng và phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế Hơnnữa, khi thương mại quốc tế phát triển sẽ yêu cầu nhiều hơn loại hình nghiệpvụ thanh toán quốc tế để đáp ứng các nhu cầu thanh toán đa dạng.

1.3.2 Các yếu tố chủ quan

1.3.2.1 Nguồn lực của ngân hàng thương mại

Nguồn lực của ngân hàng thương mại là cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang bị kỹthuật, nguồn nhân lực, những nhân viên ngân hàng có chất lượng Trong hoạtđộng thanh toán quốc tế, nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và được đào tạotốt là vô cùng quan trọng.

Trang 22

Nguồn lực của ngân hàng thương mại là yếu tố ảnh hưởng không chỉ đến hoạtđộng thanh toán quốc tế mà còn ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác củangân hàng Nếu ngân hàng thương mại không có nguồn lực mạnh thì khôngthể tiến hành tốt các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hay tín dụngngoại tệ để hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế.

1.3.2.2 Uy tín của ngân hàng thương mại

Uy tín của ngân hàng thương mại được thể hiện qua kỹ thuật nghiệp vụ, khảnăng thanh toán, thời gian thanh toán, phương tiện thanh toán, các sản phẩmdịch vụ mới và sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ.

Khi ngân hàng có uy tín tốt thì ngân hàng mới có khả năng mở rộng dịch vụ,đối tượng khách hàng, từ đó đẩy mạnh công tác thanh toán quốc tế.

1.3.2.3 Mạng lưới ngân hàng đại lý

Để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, các ngân hàng chủ yếu sử dụngphương thức thiết lập các quan hệ ngân hàng đại lý nhằm thực hiện các côngviệc ngay tại thị trường ngoài nước đó Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thểtăng doanh thu nhờ thực hiện các dịch vụ uỷ thác, mở rộng các nghiệp vụthanh toán quốc tế; đồng thời nhờ mạng lưới ngân hàng đại lý của mình cácngân hàng có thể hoàn thiện việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế,giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ của mình.

1.3.2.4 Công nghệ thanh toán

Ngành tài chính ngân hàng là một ngành rất năng động và luôn tiếp cận côngnghệ mới Hiện nay, công nghệ ngân hàng có những biến đổi, tiến bộ rõ nét.Công nghệ tiên tiến là một điều kiện quan trọng để ngân hàng mở rộng, pháttriển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế Nhờ công nghệ tiên tiến, hiện đại cácngân hàng sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các dịch

Trang 23

vụ mới, làm cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, và quá trình giaodịch của khác hàng diễn ra thuận lợi.

1.3.2.5 Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế có mối quan hệ gắn bó với các nghiệp vụ kinhdoanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ.

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàngthông qua chênh lệch tỷ giá giữa giá mua và giá bán mà còn ảnh hưởng đếnhoạt động thanh toán quốc tế Nếu nguồn mua bán ngoại tệ của ngân hàng đápứng đầy đủ các nhu cầu ngoại tệ phát sinh trong thanh toán quốc tế sẽ tạo điềukiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển và ngược lại.

Nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốctế Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều dựavào sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng, do đó, bất kỳ sự thay đổi của hoạt độngtín dụng của các ngân hàng thương mại đều có tác dụng đến việc phát triểnhoạt động thanh toán quốc tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á - SEABANK

2.1 Khái quát về SeABank

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của SeABank

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - tên giao dịch quốc tế là Southeast AsiaBank (SeABank), được cấp giấy phép hoạt động số 0051/NH-GP ngày25/03/1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy phép thànhlập số 676/GP-UB ngày 04/04/1994 được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải

Trang 24

Phòng cấp, với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép hoạtđộng.

Tổng số vốn điều lệ đã góp đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 250 tỷ đồngViệt Nam Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chinhánh thành phố Hà Nội, từ ngày 28/12/07, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á -SeABank chính thức nâng vốn điều lệ lên 3000 tỷ và trở thành một trong bangân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Song song với chiến lược đổi mới toàn diện, Ngân hàng Đông Nam Á đã xâydựng một kế hoạch phát triển đồng bộ và hiệu quả, trong đó chú trọng tới việctạo dựng SeABank thành một ngân hàng đa năng, hiện đại.

Trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất hiện nay, hệ thống sảnphẩm dịch vụ ngày càng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của kháchhàng một cách hoàn hảo nhất Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới hoạt độngliên tục được mở rộng tới các khu vực kinh tế năng động và khắp các trungtâp kinh tế lớn trên toàn quốc.

Với 3 năm liên tục SeABank được ngân hàng nhà nược đánh giá và xếp loạiA, đến nay ngân hàng Đông Nam Á đã và đang được biết đến là một trongnhững ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh và bền vững nhất.

Với đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, năng động và nhiệt huyết SeABank cam kết đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốtnhất và là đối tác tài chính, ngân hàng đáng tin cậy để “Cùng bạn đi tới thànhcông”.

-Trụ sở hiện tại: 16 Láng Hạ, Đống Đa, Hà NộiTel: (84-4) 7723616 Fax: (84-4) 772361516 Láng Hạ Ba Đình, Hà nội

Email: seabank@seabank.com.vn

Trang 25

Website: www.seabank.com.vnSWIFT Code: SEAVVNVXTELEX: 411225 SEABANK VTREUTER Số: SEAV

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của SeABank là:

- Huy động cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư;

- Vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác bằng tiền ViệtNam và ngoại tệ;

- Chiết khấu thương, trái phiếu, hùn vốn kinh doanh;

- Dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Trang 26

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại SeABank

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 - SeABank)

2.1.4 Nguyên tắc giao dịch thanh toán quốc tế tại SeABank

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁTBAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư

Phòng nguồn vốnPhòng kinh doanh

ngoại tệPhòng đầu tư

Trung tâm kinh doanh

Phòng kế toán giao dịchPhòng khách hàng và

thẩm địnhPhòng hỗ trợ hạch toán

tín dụngPhòng ngân quỹ

Trung tâm thẻ

Phòng điện toán

Phòng kế toán tài chínhPhòng pháp chếPhòng tổng hợp

Phòng kiểm soát nội bộPhòng tổ chức nhân sự

Trung tâm sản phẩm và thị trườngPhòng hành chính

Phòng thanh toán quốc tế

Trung tâm thanh toán

Phòng thanh toán trong nước

Phòng phát triển mạng lưới và dịch vụPhòng nghiên cứu và phát triển thị trường

Phòng phát triển khách hàng

Phòng quan hệcông chúngPhòng phát triển

sản phẩmPhòng khách hàng và

dịch vụPhòng công nghệTrung tâm giải pháp

tự độngPhòng phát triển

sản phẩm thẻ

Trang 27

2.1.4.1 Nguyên tắc quản lý tập trung

Tất cả các điện giao dịch TTQT phải được đệ trình cho Phòng TTQT Hội sở.Phụ trách phòng TTQT Hội sở hoặc người được ủy truyền chịu trách nhiệmcân đối, hạch toán tài khoản Nostro trước khi đẩy điện cho Phó Tổng giámđốc phụ trách hoặc người được ủy truyền đẩy điện đi nước ngoài.

Để phục vụ cho việc kiểm tra bức điện, các Chi nhánh phải gửi hồ sơ choPhòng TTQT Hội sở bằng fax, scanhoặc các phương tiện khác Bộ hồ sơ baogồm:

- Chuyển tiền đi: lệnh chuyển tiền của khách hàng đã được Giám đốc Chi

nhánh ký duyệt, Giấy phép chuyển ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cấp,Phiếu chuyển khoản, Bản Draft bức điện chuyển tiền đã được Giám đốc Chinhánh ký duyệt nội dung và các giấy tờ khác có liên quan.

- Phát hành L/C: Yêu cầu mở L/C, Hợp đồng ngoại, Trình duyệt mở L/C đã

được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ mở L/C,Bản Draft L/C đã được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách Phòng TTQT tại Chinhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nội dung.

- Tu chỉnh L/C: Yêu cầu sửa đổi L/C của khách hàng đã được Giám đốc Chi

nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ thêm trong trường hợp sửađổi tăng giá trị, Bản Draft sửa đổi L/C đã được Giám đốc Chi nhánh, phụtrách phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nộidung.

- Thanh toán L/C: Thư/Điện đòi tiền của Ngân hàng thương lượng, Phiếu

thông báo chứng từ hàng nhập đã được khách hàng chấp nhận thanh toánvà/hoặc Phiếu chuyển khoản số tiền thanh toán L/C, Hối phiếu, Bản Draft bứcđiện đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và các giấy tờ khác cóliên quan.

Trang 28

- Thanh toán nhờ thu: Covering Letter, Phiếu hạch toán số tiền thanh toán

nhờ thu, Bản Draft bức điện đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung.

- Điện khác (Điện chấp nhận thanh toán, điện từ chối thanh toán, điện freeformat…): Bản Draft của bức điện đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội

dung và tùy trường hợp, Phòng TTQT Hội sở sẽ yêu cầu Chi nhánh cung cấpcác giấy tờ có liên quan.

2.1.4.2 Nguyên tắc về thời gian xử lý điện

- Điện đi: Hồ sơ và các bức điện được gửi cho phòng TTQT Hội sở sau 16 giờngày hôm trước và trước 09 giờ sáng ngày hôm sau sẽ được kiểm tra và xử lýtrước 12 giờ trưa Hồ sơ và các bức điện gửi cho Phòng TTQT Hội sở trước16 giờ chiều sẽ được kiểm tra và xử lý trước 17 giờ cùng ngày.

- Điện đến: Phụ trách Phòng TTQT Hội sở hoặc người được ủy quyền phảikiểm tra mã điện khi nhận điện Nếu điện không thuộc phòng xử lý, thanhtoán viên trả lại bức điện cho Chi nhánh liên quan chậm nhất vào 11 giờ 30nếu nhận điện vào buổi sáng, 15 giờ 30 nếu nhận điện vào buổi chiều, đầu giờngày làm việc tiếp theo nếu nhận điện sau 15 giờ 30.

2.1.4.3 Chế độ báo cáo

Các chi nhánh phải lập báo cáo về doanh thu phí, doanh thu ngoại tệ, các L/Cđã mở trong tuần vào trước 15 giờ ngày thứ sáu Đồng thời ngày 30 của thángcuối mỗi quý lập “Báo cáo tình hình nhận và chi trả kiều hối” và gửi vềPhòng TTQT Hội sở.

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank

2.2.1 Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu

2.2.1.1 Chuyển tiền đến từ nước ngoài

- Bước 1 Nhận điện đến

Trang 29

Thanh toán viên nhận hồ sơ điện đến từ mạng SWIFT sau đó chuyển điệnthanh toán từ SWIFT vào T24.

- Bước 2: Hạch toán giao dịch

Thanh toán viên kiểm tra thông tin người hưởng Nếu thông tin không hợp lệ,thông báo cho ngân hàng đại lý Nếu thông tin hợp lệ thực hiện các bước tiếpsau Sau đó thanh toán viên hạch toán thu phí và chuyển số tiền còn lại vào tàikhoản người hưởng.

- Bước 3: Duyệt giao dịch

Kiểm soát viên kiểm tra các bút toán đợi duyệt và thông tin điện chuyển tiền,sau đó thực hiện duyệt giao dịch.

- Bước 4: Phân phối chứng từ

Thanh toán viên lưu lại trung tâm thanh toán: điện chuyển tiền gốc và phiếuhạch toán Giao dịch viên tại chi nhánh tiến hành in báo có và in điện chuyểntiền, sau đó chuyển cho khách hàng.

Tiếp theo, kiểm soát viên ký duyệt xác thực L/C hoặc sửa đổi.

SeABank từ chối thông báo những L/C không xác thực được Tùy từngtrường hợp cụ thể, SeABank có thể từ chối thông báo những L/C ngay cả khiđã xác định được tính chân thật bề ngoài.

Trang 30

- Bước 2: Thông báo L/C

Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: Thanh toán viên nhập thông tin củaL/C gốc, sửa đổi L/C vào hệ thống, thu phí và hạch toán ngoại bảng, in thôngbáo L/C cho khách hàng Nếu L/C có yêu cầu xác nhận kèm theo, thanh toánviên tiến hành thông báo L/C kèm xác nhận và thu phí xác nhận Tiếp theokiểm soát viên duyệt giao dịch trên hệ thống, ký nháy lên thông báo L/C,trong trường hợp cần thiết điện SWIFT MT730 sẽ được đẩy lên trung tâmthanh toán Tiếp theo Giám đốc ký duyệt thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C.Thông báo qua Ngân hàng thông báo khác: Thanh toán viên có thể gửi thôngbáo bằng 2 cách: thông báo bằng SWIFT hoặc thông báo bằng thư gửi theođường bưu điện, biên lai bưu điện là chứng từ giao nhận với khách hàng Sauđó kiểm soát viên đẩy điện MT710, MT711 (nếu có) rồi giám đốc tiến hànhduyệt điện đã được đẩy lên.

- Bước 3: Phân phối chứng từ

Thanh toán viên gửi cho khách hàng (có thể trực tiếp hoặc qua bưu điện), lưutại chi nhánh, lưu lại trung tâm thanh toán.

* Thanh toán L/C xuất khẩu:

- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ

Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ như quy định trong L/C, kiểm tra loạichứng từ, số lượng của từng loại chứng từ trước khi ký nhận chứng từ, đóngdấu RECEIVED và ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu gửichứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi trả lại cho khách hàng 01 liên.Thanh toán viên kiểm tra nội dung chứng từ xuất trình và lập Phiếu kiểm trachứng từ hàng xuất Nếu chứng từ phù hợp, kiểm soát viên ký duyệt Phiếukiểm tra chứng từ hàng xuất, thực hiện chiết khấu chứng từ (nếu có yêu cầu)và tiến hành bước 2 Nếu chứng từ không phù hợp, thanh toán viên lập thông

Trang 31

báo yêu cầu chỉnh sửa bổ sung chứng từ theo mẫu trình Giám đốc ký và gửicho khách hàng nêu rõ từng sai sót của chứng từ để khách hàng sửa chữa vàthay thế, thực hiện bước 2 sau khi khách hàng khắc phục lỗi chứng từ, nếu saukhi thông báo, khách hàng không thể khắc phục lỗi chứng từ hoặc chỉ sửachữa được một phần sai sót, thanh toán viên yêu cầu khách hàng ký nhậnkhông thể khắc phục lỗi trên Thông báo yêu cầu chỉnh sửa bổ sung chứng từvà thực hiện bước 2.

- Bước 2: Thực hiện đòi tiền+ Nếu chứng từ phù hợp:

Đòi tiền ngân hàng phát hành: Thanh toán viên nhập thông tin chứng từ L/Cxuất, nhập ngày tra soát tự động, hạch toán ngoại bảng và thu phí, in chỉ thịthanh toán theo mẫu, in hối phiếu đòi tiền Sau đó trình giám đốc ký duyệt thưchỉ thị thanh toán, ký hậu hối phiếu, thanh toán viên đóng thành bộ gồm thưchỉ thị thanh toán cùng bộ chứng từ và hối phiếu để gửi ngân hàng phát hành.Đòi tiền ngân hàng hoàn trả: Thanh toán viên lập thư chỉ thị thanh toán theomẫu, in hối phiếu đòi tiền, sau đó giám đốc ký duyệt thư chỉ thị thanh toán, kýhậu hối phiếu Tiếp theo thanh toán viên đóng thành bộ gồm thư chỉ thị thanhtoán cùng bộ chứng từ và hối phiếu để gửi ngân hàng phát hành, thư chỉ thịthanh toán cùng hối phiếu đòi ngân hàng hoàn trả.

+ Chứng từ không phù hợp:

Đòi tiền trực tiếp ngân hàng phát hành: Thanh toán viên lập điện đòi tiền nêurõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận, lập thư chỉthị thanh toán, in hối phiếu đòi tiền Tiếp theo giám đốc ký duyệt thư chỉ thịthanh toán, ký hậu hối phiếu.

Đòi tiền Ngân hàng hoàn trả: Thanh toán viên không điện đòi tiền ngân hànghoàn trả ngay mà chỉ lập thư gửi chứng từ yêu cầu ngân hàng phát hành khi

Trang 32

chấp nhận thanh toán điện báo cho SeABank đòi tiền ngân hàng hoàn trả Khinhận được điện chấp nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành, thanh toán viênđiện đòi tiền ngân hàng hoàn trả hoặc gửi thư đòi tiền cho ngân hàng hoàn trả.+ Duyệt giao dịch: Kiểm soát viên duyệt bản ghi đăng ký chứng từ, giám đốcký duyệt thư chỉ thị thanh toán.

+ Duyệt cấp 2: trung tâm thanh toán duyệt và đẩy điện MT754, MT750 nếucó.

- Bước 3: Chuyển tiền về

Trung tâm thanh toán nhận được báo Có của ngân hàng nước ngoài thì tiếnhành ghi Có vào tài khoản treo TTQT của chi nhánh liên quan.

- Bước 4: Thanh toán hoặc tất toán

Thanh toán: Thanh toán viên tại chi nhánh tiến hành ghi có vào tài khoản củakhách hàng, hoặc tài khoản vay, hoặc tất toán tài khoản chiết khẩu nếu L/C đãđược chiết khấu trước đó, thu lãi chiết khấu trên số ngày thực tế chiết khấu,thu phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành, hạch toán ngoại bảng tất toán L/C, inbáo có, báo nợ gửi cho khách hàng Kiểm soát viên duyệt bản ghi thanh toánL/C.

Tất toán (nếu chứng từ không được thanh toán): thanh toán viên xử lý chứngtừ không được thanh toán, hạch toán ngoại bảng.

- Bước 5: Phân phối chứng từ

Thanh toán viên gửi cho khách hàng, lưu tại chi nhánh và lưu lại trung tâmthanh toán.

2.2.1.3 Nhờ thu xuất khẩu

- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ nhờ thu

Trang 33

Thanh toán viên tiếp nhận từ khách hàng các loại chứng từ, kiểm tra lại chứngtừ, số lượng của từng loại chứng từ kể trên trước khi ký nhận chứng từ, đóngdấu RECEIVED và ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu gửichứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi ttrả lại cho khách hàng 01 liên.- Bước 2: Thực hiện đòi tiền

Nhập liệu: Thanh toán viên nhập thông tin chứng từ nhờ thu xuất, nhập ngàytra soát tự động, hạch toán ngoại bảng và thu phí, in thư nhờ thu kèm chứngtừ.

Duyệt giao dịch: Kiểm soát viên kiểm tra sự trùng khớp giữa thư yêu cầu nhờthu của khách hàng và thư nhờ thu do thanh toán viên lập Nếu thư nhờ thuchưa hợp lệ, kiểm soát viên gửi lại cho thanh toán viên sửa, nếu thư nhờ thuhợp lệ, kiểm soát viên ký duyệt chuyển sang bước tiếp theo, sau đó duyệt bảnghi trên hệ thống.

Duyệt thư nhờ thu: Giám đốc ký duyệt thư nhờ thu nếu đồng ý.

Gửi chứng từ: thanh toán viên gửi thu nhờ thu kèm bộ chứng từ đến ngânhàng nhờ thu, theo dõi đường đi của chứng từ (lấy thông tin từ công ty chuyểnphát nhanh/bưu điện), lập hồ sơ theo dõi bộ chứng từ nhờ thu xuất với đầy đủthông tin cần thiết.

- Bước 3: Chuyển tiền về

Trung tâm thanh toán thực hiện ghi có tài khoản treo chờ thanh toán của chinhánh theo quy trình chuyển tiền đến từ nước ngoài.

- Bước 4: Thanh toán

Ngân hàng nước ngoài thanh toán: Trung tâm thanh toán nhận được báo Có từngân hàng nước ngoài thì thực hiện ghi có tiền về vào tài khoản treo chờ

Trang 34

thanh toán tương ứng của chi nhánh Thanh toán viên nhập liệu thanh toánnhờ thu tại chi nhánh, kiểm soát viên duyệt thanh toán nhờ thu.

Ngân hàng nước ngoài không thanh toán: Khi phía nước ngoài từ chối thanhtoán nhờ thu, thanh toán viên phải thông báo ngay cho khách hàng vào yêucầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ Căn cứ côngvăn trả lời của khách hàng, thanh toán viên lập ngay điện MT499 trình phụtrách phòng ký gửi ngân hàng thu hộ Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thôngbáo cho khách hàng, nếu không nhận được ý kiến về việc xử lý bộ chứng từđó, ngân hàng sẽ yêu cầu ngân hàng thu hộ trả lại chứng từ.

- Bước 5: Phân phối chứng từ

Thanh toán viên gửi khách hàng, lưu tại chi nhánh và trung tâm thanh toán.

2.2.2 Quy trình các bước thanh toán nhập khẩu

2.2.2.1 Chuyển tiền đi nước ngoài

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Thanh toán viên/Giao dịch viên có thể tiếp nhận hồ sơ qua các kênh sau: từkhách hàng trực tiếp hay qua Internet Banking, từ bộ phận tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng chuyển tới bằng các phương tiện thích hợp.

Thanh toán viên kiểm tra số lượng: lệnh chuyển tiền 02 bản gốc, các chứng từkhác tùy thuộc vào mục đích của người chuyển tiền được quy định trong phụlục; kiểm tra thông tin chứng từ phải có đầy đủ thông tin theo quy định; kiểmtra hạn mức đảm bảo giá trị lệnh chuyển tiền nằm trong hạn mức (nếu có).Nếu chứng từ không đạt yêu cầu, thanh toán viên chuyển trả lại và yêu cầukhách hàng bổ sung làm mới.

- Bước 2: Phê duyệt hồ sơ

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ (Trang 4)
Bảng 2.1 Giỏ trị và doanh thu phớ TTXK giai đoạn 2004-2007 38 Bảng 2.2Giỏ trị và doanh thu phớ TTNK giai đoạn 2004-200739 Biểu đồ 2.1 Doanh số TTQT giai đoạn 2004 -200741 Biểu đồ 2.2 Doanh thu phớ TTQT giai đoạn 2004-200741 Bảng 2.3Hạn mức tớn dụng của cỏ - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank
Bảng 2.1 Giỏ trị và doanh thu phớ TTXK giai đoạn 2004-2007 38 Bảng 2.2Giỏ trị và doanh thu phớ TTNK giai đoạn 2004-200739 Biểu đồ 2.1 Doanh số TTQT giai đoạn 2004 -200741 Biểu đồ 2.2 Doanh thu phớ TTQT giai đoạn 2004-200741 Bảng 2.3Hạn mức tớn dụng của cỏ (Trang 5)
Bảng 2.1 Giỏ trị và doanh thu phớ TTXK trong giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: USD - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank
Bảng 2.1 Giỏ trị và doanh thu phớ TTXK trong giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: USD (Trang 43)
Bảng 2.2 Doanh số và doanh thu phớ TTNK giai đoạn 2004-2007 - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank
Bảng 2.2 Doanh số và doanh thu phớ TTNK giai đoạn 2004-2007 (Trang 44)
Bảng 2.3 Hạn mức tớn dụng của cỏc ngõn hàng đại lý đối với SeABank Đơn vị : USD - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông nam á - seabank
Bảng 2.3 Hạn mức tớn dụng của cỏc ngõn hàng đại lý đối với SeABank Đơn vị : USD (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w