Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) CHI NHÁNH THÁI BÌNH Giảng viên hướng dẫn : TS. Mai Thế Cường Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Thu Hường Mã Sinh Viên : CQ501318 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế B Khóa : 50 Hệ : Chính Quy Thời gian thực tập 06/02/2012 -> 15/05/2012 Hà Nội, đợt 2, tháng 02/ 2012 GVHD: TS. Mai Thế Cường LỜI CAM ĐOAN Sinh viên thực hiện chuyên đề : Đặng Thị Thu Hường Mã Sinh Viên : CQ501318 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế B Khóa : 50 Hệ : Chính Quy Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn tại Vietcombank Thái Bình, kết hợp với những tài liệu em thu thập được từ các giáo trình, sách tham khảo, báo, tạp chí, các thông tin trên mạng Internet, các Website của các tổ chức, ban ngành, hiệp hội trong và ngoài nước đã được em liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.Từ những tài liệu này, em đã tổng hợp một cách có chọn lọc sau đó tiến hành đánh giá, phân tích để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ luận văn, luận án hay chuyên đề nào khác. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa từng được bất cứ ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Nếu sai em xin chịu trách hoàn toàn trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật của nhà trường. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Thu Hường Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 1 GVHD: TS. Mai Thế Cường LỜI CẢM ƠN Chuyên đề thực tập này có thể hoàn thành là do sự cố gắng của em và không thể thiếu được sự chỉ bảo nhiệt tình của TS. Mai Thế Cường – Thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Những định hướng, sửa chữa và góp ý của thầy thực sự là những ý kiến rất quan trọng giúp chúng em có thể hoàn thành tốt nhất công trình nghiên cứu này. Qua đây chúng em xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô tư và quý báu của thầy. Chúng em cũng xin được gửi lời biết ơn đến tất cả các giảng viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã dạy dỗ và cung cấp các kiến thức để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này. Cuối cùng không thể không kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị làm việc ở bộ phận thanh toán quốc tế tại Vietcombank Thái Bình trong quá trình em đi thực tập tại đó. Em xin cảm ơn các anh chị đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Sinh viên Đặng Thị Thu Hường Sinh viên 2 DANH MỤC BẢNG 4 Số thứ tự 5 Tên hình 5 Số trang 5 Hình 1.1 5 Hình 1.2 5 Hình 1.3 5 Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 2 GVHD: TS. Mai Thế Cường Hình 1.4 5 Hình 2.1 5 Hình 2.2 5 Hình 2.3 5 Hình 2.4 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTQT TẠI VIETCOMBANK THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2015 58 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 3 GVHD: TS. Mai Thế Cường DANH MỤC BẢNG Số thứ tự Tên bảng Số trang Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo tính chất Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn theo thời gian Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng Bảng 2.5 Thu phí dịch vụ TTQT Bảng 2.6 Kết quả công tác ngân quỹ Bảng 2.7 Thu nhập từ dịch vụ TTQT Bảng 2.8 Số món thanh toán của Vietcombank Thái Bình Bảng 2.9 Thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ TTQT của Vietcombank Thái Bình Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 4 GVHD: TS. Mai Thế Cường DANH MỤC HÌNH Số thứ tự Tên hình Số trang Hình 1.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền Hình 1.2 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu Hình 1.3 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Hình 1.4 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Thái Bình Hình 2.2 Sự tăng giảm tỷ trọng các loại dịch vụ TTQT Hình 2.3 Sự tăng giảm số món của các dịch vụ TTQT Hình 2.4 Sự thay đổi tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ TTQT đối với thu nhập của toàn chi nhánh Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 5 GVHD: TS. Mai Thế Cường DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ATM Cây rút tiền tự động 2 CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 3 CNH - HDH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 6 NHNT Ngân hàng Ngoại thương 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 PGD Phòng giao dịch 9 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TMCP Thương mại cổ phần 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 TTQT Thanh toán quốc tế 14 USD Đô la Mỹ 15 VCB Vietcombank 16 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 17 VPĐD Văn phòng đại diện 18 VNĐ Việt Nam đồng 19 XNK Xuất nhập khẩu 20 WTO Tổ chức thương mại thế giới Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 6 GVHD: TS. Mai Thế Cường LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang ngày một diễn ra mạnh mẽ. Các liên kết kinh tế trong khu vực ngày càng phát triển. Các rào cản thương mại dần được gỡ bỏ, hoạt động thương mại giữa các nước đã trở nên thuận tiện hơn. Và các dịch vụ quốc tế cũng phát triển cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thuơng mại thế giới WTO vào đầu năm 2007. Khi gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, các ngành kinh tế của Việt Nam, mà đặc biệt phải kể đến đó là ngành Ngân hàng. Khi gia nhập WTO, ngành Ngân hàng sẽ phải tuân thủ theo các nguyên tắc mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Do đó, bắt buộc các Ngân hàng phải có những biện pháp cấp thiết phát triển các loại hình dịch vụ của mình để có thể tồn tại, đứng vững và cạnh tranh với các Ngân hàng trong và ngoài nước. Thanh toán quốc tế (TTQT) là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế cũng chịu sự chi phối của những yếu tố hội nhập kinh tế và cạnh tranh với các ngành dịch vụ khác. Được thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình (Vietcombank Thái Bình), tôi đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các dịch vụ TTQT và các biện pháp phát triển dịch vụ TTQT. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Thái Bình” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích của luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình trong bối cảnh hịên nay. Để đạt được mục đích trên đây, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ TTQT của Ngân hàng thương mại. - Phân tích đánh giá công tác phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình trong giai đoạn 2009 – 2011. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các dịch vụ TTQT tại Ngân hàng thương mại Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 1 GVHD: TS. Mai Thế Cường Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dịch vụ TTQT ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình từ năm 2009 – 2011. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, chuyên đề chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ TTQT tại chi nhánh. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình trong giai đoạn 2009 – 2011. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình Sau đây là nội dung chi tiết của từng chương: Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 2 GVHD: TS. Mai Thế Cường CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương 1, bài viết sẽ trình bày cơ sở lý luận của việc phát triển dịch vụ TTQT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể là các vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày tổng quát về TTQT của các ngân hàng thương mại; thứ hai, trình bày lý luận về việc phát triển dịch vụ TTQT của các ngân hàng thương mại. 1.1. Lý luận chung về TTQT 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1.Cơ sở hình thành hoạt động TTQ Mỗi quốc gia luôn có một điều kiện tự nhiên, địa lý và trình độ phát triển, phạm vi và năng lực sản xuất nhất định. Do đó, việc sản xuất ra những hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nền kinh tế là có giới hạn. Điều này đòi hỏi các nước phải luôn nhập những hàng hóa cần thiết từ các nước khác cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của nước mình. Đồng thời, các nước cũng xuất khẩu các hàng hóa dư thừa, có lợi thế so sánh từ nước mình sang nước khác nhằm phục vụ mục đích sản xuất và tiêu dùng của các nước khác. Từ đó thấy được các nước luôn có mối quan hệ khăng khít, phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng, dần hình thành nên hoạt động ngoại thương. Khi nền kinh tế phát triển, năng lực sản xuất hàng hóa ngày càng cải thiện, thì hoạt động ngoại thương càng diễn ra sôi nổi hơn. Theo đó, các thương vụ hình thành giữa các bên: Bên mua, bên bán cùng các hợp đồng mua bán hàng hóa. Thương vụ kết thúc khi bên mua thanh toán, nhận hàng, bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Trong thương vụ này, hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận các phương thức thanh toán như ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng chứng từ, thông qua đó mà người mua trả tiền và người bán thu tiền. Người mua và người bán thường không thanh toán trực tiếp mà thông qua một bên trung gian khác là các ngân hàng. Từ đó hình thành nên hoạt động TTQT trong các ngân hàng thương mại. Như vậy, hoạt động TTQT được hình thành từ hoạt động ngoại thương. Ngày nay, khi nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến hoạt động TTQT và ngược lại, nói đến TTQT chủ yếu nói đến hoạt động ngoại thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt đông TTQT là họat động phái sinh. Vì hoạt động TTQT được thực hiện qua hệ thống ngân hàng nên khi nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại. Bất kỳ ngân hàng nào cũng phát triển hoạt động của ngân hàng, trong đó luôn lấy hoạt động TTQT làm trọng tâm phát triển. 1.1.1.2.Khái niệm TTQT Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 3 [...]... về phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng thương mại Ở chương này sẽ đề cập đến dịch vụ TTQT của một ngân hàng cụ thể là ngân hàng TMCP Vietcombank tỉnh Thái Bình Cụ thế nội dung chương 2 sẽ đề cập đến như sau: Thứ nhất, giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Vietcombank tỉnh Thái Bình Thứ hai, thực trạng dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Vietcombank tỉnh Thái Bình Thứ ba, phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng. .. nhân viên thanh toán quốc tế sẽ giải quyết công việc nhanh hơn, chất lượng thanh toán được đảm bảo hơn Do đó làm cho thanh toán quốc tế phát triển hơn - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo chi u sâu + Nâng cao chất lượng của những dịch vụ thanh toán quốc tế hiện có + Tận dụng triệt để lượng khách hàng có nhu cầu về thanh toán mà chưa thực hiện được và những khách hàng có nhu cầu thanh toán mà... tỉnh Thái Bình Và cuối cùng là đánh giá việc phát triển các dịch vụ TTQT của ngân hàng 2.1 Tổng quan về Vietcombank Thái Bình 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập từ năm 1963 Trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, VCB đã phát triển và lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng. .. quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.1.2.4.2 Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ a) Chức năng Là phòng nghiệp vụ có chức năng nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh theo đúng quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ TTQT; thực hiện nghiệp vụ huy... phương thức phát triển dịch vụ TTQT - Phát triển dịch vụ TTQT theo chi u rộng + Mở rộng các dịch vụ TTQT cho nhiều đối tượng Một trong những phương thức để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đó là mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế Cụ thể là mở rộng phương thức thanh toán quốc tế nhằm khai thác những khách hàng cần sử dụng một trong những loại hình thanh toán Đa dạng hóa các hoạt động thanh toán làm... không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng trong nước mà cả các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại nước sở tại Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về tất cả các hoạt động như tín dụng, TTQT, kinh doanh ngoại tệ… Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 18 GVHD: TS Mai Thế Cường CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIETCOMBANK TỈNH THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN... rộng các hoạt động thương mại 2.1.2 Giới thiệu về Vietcombank Thái Bình 2.1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thái Bình được thành lập theo QĐ số 56/TCCB ngày 12/04/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 17/10/1996 Vào những ngày đầu thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thái Bình được cấp 5... của thanh toán quốc tế Vốn ngoại tệ vào càng nhiều thì hoạt động chuyển tiền càng phát triển Do đó nó bổ trợ cho hoạt động thanh toán phát triển - Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng Uy tín của ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong công việc thực hiện các hợp đồng ngọai thương Do đó, khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. .. vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và thực hiện các dịch vụ về Ngân hàng như: chuyển tiền trong và ngoài nước, nhờ thu séc và phát hành séc, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều hối; phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ Vietcombank theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và đồng thời... xếp hạng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được nâng lên mức 'D/E' từ mức xếp hạng trước đây là 'E', trong khi đó, xếp hạng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được nâng lên mức 'D' từ 'D/E', cao nhất trong số các Ngân hàng Việt Nam Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT . KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG. các dịch vụ TTQT và các biện pháp phát triển dịch vụ TTQT. Vì thế, tôi chọn đề tài: Phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Thái. trạng phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình trong giai đoạn 2009 – 2011. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương