1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa

122 386 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 799,91 KB

Nội dung

Bảng 4: Phân loại dư nợ Bảng 5: Kết quả kinh doanh các dịch vụ ngân h àng của Chi nhánh.Bảng 6: Tình hình thu nhập- chi phí trong các năm 2005-2007 Bảng 7: Doanh số của phương thức chuyể

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ

*******

LƯU NGUYỄN HỒNG ANH

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : KINH TẾ THƯƠNG MẠI

GVHD : ThS Nguyễn Thị Trâm Anh

Nha Trang 11/2008

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình củacác thầy cô trong khoa và bộ môn thương mại cùng các cô chúanh chị của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Khánh Hòa đãgiúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này trong thời gianthực tập vừa qua

Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viênhướng dẫn Nguyễn Thị Trâm Anh đã dành nhiều thời gian,hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm bài khóa luận

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế 3

1.1.1 Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế 3

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 3

1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền 4

1.1.2.2 Phương thức nhờ thu 5

1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 7

1.2 Các nguồn luật áp dụng trong thanh toán quốc tế 9

1.2.1 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Uniform customs and practice for Document Credits 9

1.2.2 Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ- Internation Standard Baning Practice For Examination of Document Under Documentary Credit 10

1.2.3 Phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử- The Completion Of The UCP Supplement For Electronic Present ation 11

1.2.4 Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế- The International Standby Practices 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHĐT&PT KHÁNH HO À 2.1 Giới thiệu về NHĐT&PT Khánh Ho à 14

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14

2.1.2 Bộ máy tổ chức 15

2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ hiện có 19

2.2 Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Khánh H òa 21

2.2.1 Tình hình huy động vốn 21

2.2.2 Dư nợ tín dụng 24

2.2.2 Hoạt động dịch vụ 27

2.3 Phân tích tình hình thanh toán qu ốc tế tại NHĐT&PT Khánh Hòa 30

2.3.1 Phân tích doanh số phương thức chuyển tiền 30

2.3.2 Phân tích doanh số phương thức nhờ thu 31

2.3.3 Phân tích doanh số phương thức tín dụng chứng từ 32

2.4 Thực hiện các phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Khánh H òa 36

2.4.1 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu 36

2.4.1.1 Nhờ thu hàng nhập 36

2.4.1.2 Nhờ thu hàng xuất 38

Trang 4

2.4.2 Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền 402.4.2.1 Chuyển tiền đi 402.4.2.2 Chuyển tiền đến 412.4.3 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán bằng thư tín dụng

422.4.3.1 Thanh toán hàng xuất 422.4.3.2 Thanh toán hàng nhập 782.5 Những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tạingân hàng 962.5.1 Những đạt được 962.5.2 Những hạn chế 97

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV KHÁNH H ÒA

3.1 Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động thanh toán quốc tế của ngânhàng 1003.1.1 Cơ hội 1003.1.2 Thách thức 1013.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngânhàng 101

1 Biện pháp 1: Tăng cường dịch vụ tư vấn khách khách hàng 101

2 Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyển dụng, có chính sách đ ào tạo và sửdụng lao động hợp lý, tạo động lực khuyến khích ng ười lao động, giữ chânngười tài 103

3 Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác Marketing cho khách h àng 105

4 Biện pháp 4: Quy định tỷ lệ ký quỹ hợp lý 110

5 Biện pháp 5: Đa dạng hóa hình thức thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu 111

6 Biện pháp 6: Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thanh toán 112

7 Biện pháp 7: Mở rộng mạng lưới và nâng cao hiệu quả đối ngoại 113

KIẾN NGHỊ 115

KẾT LUẬN 116

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Khánh H òa

Bảng 2: Các hình thức huy động vốn

Bảng 3: Tình hình dư nợ

Bảng 4: Phân loại dư nợ

Bảng 5: Kết quả kinh doanh các dịch vụ ngân h àng của Chi nhánh.Bảng 6: Tình hình thu nhập- chi phí trong các năm 2005-2007

Bảng 7: Doanh số của phương thức chuyển tiền

Bảng 8: Doanh số của phương thức nhờ thu

Bảng 8: Doanh số của phương thức LC

Bảng 9: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Khánh H òa

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Huy động vốn bằng VND v à USD

Biểu đồ 2: Tổng dư nợ tín dụng

Biểu đồ 3: Kết quả kinh doanh dịch vụ

Biểu đồ 4: Biểu diễn doanh số của ph ương thức chuyển tiền

Biểu đồ 5: Biểu diễn doanh số nhờ thu

Biểu đồ 6: Biểu diễn doanh số LC

Biểu đồ 7: Kết quả thanh toán quốc tế tại Chi nhánh

Biểu đồ 8: Biểu diễn tỷ trọng của các ph ương thức thanh toán

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHĐT&PT, BIDV: Ngân hàng Đ ầu Tư và Phát Triển

VHĐ: Vốn huy động

TTV: Thanh toán viên

TP.TTQT: Trưởng phòng thanh toán quốc tế

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

NOSTRO: Tài khoản NHĐT&PT tại ngân hàng nước ngoài

SWIFT: Mạng thanh toán liên ngân hàng

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đ ã có những bước phát triểnkhá ấn tượng GDP bình quân năm 2007 tăng 8.4%- chỉ đứng sau Trung Quốc- đây

là một con số đáng mơ ước đối với nhiều quốc gia đang phát triển nh ư Việt Nam.Trong đó đặc biệt phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp một phầnkhông nhỏ cho sự phát triển đó Những sự kiện quan trọng gần đây nh ư Việt Namchính thức trở thành thành viên của WTO, Quốc hội Mỹ chính thức ph ê chuẩn quychế bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Việt Nam, vị trí và vai tròcủa Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Nhờ vậy, hoạt độngxuất nhập khẩu của Việt Nam sôi động h ơn bao giờ hết

Như một quy luật tất yếu, đi kèm với sự phát triển của hoạt động xuất nhậpkhẩu là sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ, đặc biệt là dịch vụ thanhtoán quốc tế Trước kia, khi ngoại thương của nước ta còn chưa phát triển, khi muabán hàng hóa với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng nhữngphương thức đơn giản và ít tốn kém để thanh toán tiền hàng như: phương thứcchuyển tiền, nhờ thu… Thế nhưng, như đã nói ở trên, nhờ chính sách tự do hóathương mại hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ bó hẹp trong khuvực nữa mà mở rộng ra trên toàn thế giới Hàng hóa Việt Nam đã có mặt, len lỏivào khắp các ngõ ngách trên thế giới Bên cạnh đó, giá trị của các hợp đồng muabán ngày càng lớn, có khi lên đến hàng triệu đô Do vậy, nếu các doanh nghiệp cứ

sử dụng các phương thức thanh toán cũ thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro Người bán có thểđứng trước nguy cơ giao hàng mà không được thanh toán tiền hoặc thanh toánchậm Còn người mua có thể bị giao hàng chậm hoặc giao hàng không đúng chấtlượng khi tiền hàng đã thanh toán gây thiệt hại về vốn và gây mất uy tín đối vớikhách hàng Vì thế, cả người mua và người bán đều luôn hướng tới một phươngthức thanh toán giảm thiểu được những rủi ro đó Xuất phát từ thực tế tr ên, trongkhoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động thanh toán bằng th ư tín dụng chứng từ (haygọi tắt là LC) rất được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ưa chuộng sửdụng khi giao dịch, mua bán với n ước ngoài đồng thời mang lại một nguồn thukhông nhỏ cho các NHTM Tuy nhiên, cần phải biết rằng phương thức thanh toánbằng LC không phải là chìa khóa vạn năng có thể giúp doanh nghiệ p tránh hết mọi

Trang 7

rủi ro trong quá trình mua bán hàng hĩa Nĩ chỉ giúp giảm thiểu được nhiều rủi rohơn các phương thức thanh tốn khác.

Do nhận thức được những rủi ro xuất nhập khẩu sẽ k ìm hãm sự phát triểnngoại thương của nước nhà và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực thanh tốnquốc tế- đặc biệt là quy trình thực hiện các nghiệp vụ- nên em quyết định chọn đề

tài “Hoạt động thanh tốn quốc tế tại NHĐT&PT Chi nhánh Khánh H ịa” để

làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế tại NHĐT&PT Chi nhánh KhánhHịa

- Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt độngthanh tốn quốc tế của ngân hàng

- Đề ra một số giải pháp nhằm tăng c ường hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc

tế tại NHĐT&PT Khánh Hịa

3 Đối tượng, phạm vi của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thanh tốn quốc tế tạiNHĐT&PT Khánh Hịa

- Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào phân tích phương thức thanh tốn bằngtín dụng chứng từ trong giai đoạn 2005 -2007

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,

5 Kết cấu đề tài:

Chương I: Cơ sở lý luận về thanh tốn quốc tế

Chương II: Thực trạng vận dụng các phương thức thanh tốn quốc tế tạiNHĐT&PT Khánh Hồ

Chương III: Một số biện pháp nhằm hồn thiện hoạt động thanh tốn quốc tếtại NHĐT&PT Khánh Hịa

Trang 8

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH

TOÁN QUỐC TẾ1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1.1 Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế.

Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh

trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế, giữa các tổ chức cá nhân này với tổchức cá nhân của nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông quamối quan hệ giữa các định chế tài chính ngân hàng có liên quan

Việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ n ày, thực chất là tiến hành các mối quan hệthanh toán quốc tế Quan hệ thanh toán quốc tế đ ược tiến hành thông qua cácphương thức thanh toán, hiểu một cách đơn giản là thông qua đó người mua trả tiền,nhận hàng và người bán nhận tiền, giao hàng

Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại vàthanh toán quốc tế, người ta đã thiết lập những phương thức thanh toán khác nhau.Tuỳ theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên đối tác trong quan hệthương mại và thanh toán quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụngmột phương thức thanh toán cho phù hợp

Điều kiện để thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế:

- Phải mở tài khoản qua lại lẫn nhau, hoặc là có mối quan hệ phụ thuộc nhau(chi nhánh của ngân hàng mình ở nước ngoài)

- Thanh toán quốc tế khác với thanh toán nội địa không chỉ đ òi hỏi các chủthể tuân theo những quy định pháp lý quốc gia m à còn phải tuân theo những quyđịnh pháp lý, các hiệp định, hiệp ước quốc tế cũng như thông lệ và tập quán của cácnước

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiềnhàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.Trong quan hệ ngoại thương đối với các nước tư bản chủ nghĩa có rất nhiều phươngthứ thanh toán khác nhau: phương th ức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phươngthức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ…Mỗi phương thức thanh toán đều có

Trang 9

ưu điểm và nhược điểm rằng thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa nhà nhậpkhẩu và nhà xuất khẩu.

1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Khái niệm: là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu

ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một ng ười khác (ngườihưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng ph ương tiện chuyển tiền do khách hàngyêu cầu

- Nếu là phương thức thanh toán chuyển tiền sau khi nhận h àng (Deferedpayment): người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương sẽ giao hàng và lập

bộ chứng từ gửi cho người mua Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu kiểm trahàng hóa nếu đồng ý sẽ lập lệnh chuyển tiền (payment order) gửi cho ngân h àngphục vụ mình để chuyển tiền cho người xuất khẩu

Bước 2: người nhập khẩu lập giấy đề nghị chuyển tiền y êu cầu ngân hàngphục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng

Bước 3: ngân hàng chuyển tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ s ơ và khảnăng thanh toán của người yêu cầu sẽ tiến hành chuyển tiền đến người thụ hưởngthông qua ngân hàng thanh toán

Bước 4: ngân hàng thanh toán chuyển tiền đến người thụ hưởng

Ngân hàng chuyển

tiền (remitting bank) Ngân hàng thanh toán(paying bank)

Người yêu cầu

(remitter) Người hưởng thụ(benificiary)

Trang 10

Nhận xét:

Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân h àng chỉ đóng vai trò trunggian thực hiện việc chuyển tiền và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì cả.Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn phụthuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên Vì vậy quyền lợi của người xuất khẩukhó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả sau Trái lại quyền lợi của ngườinhập khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả trước

Tuy nhiên, phương thức này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thờigian thanh toán nhanh chóng Vì vậy, người ta thường áp dụng phương thức thanhtoán này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí cóliên quan đến xuất nhập khẩu bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thườngthiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuậnđầu tư về nước…

1.1.2.2 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau

khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác chongân hàng phục vụ mình thu hộ tiền người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu vàchứng từ do người xuất khẩu lập ra

Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán gởi đến ngân h àng nhờ thu màchia phương thức này thành 2 loại:

- Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Quy trình thực hiện nghiệp vụ:

a)Nhờ thu hối phiếu trơn:

(3) (6)

(7) (2) (4) (5)

(1)

1 Bên bán chuyển giao hàng hóa và bộ chứng từ cho bên mua

2 Bên bán lập hối phiếu đòi tiền bên mua và thư ủy nhiệm thu gởi ngân hàngphục vụ mình nhờ thu hộ tiền hàng ở người mua

Ngân hàng nhận ủy thác

thu (remitting bank)) Ngân hàng xuất trình(presenting bank))

Người yêu cầu

Trang 11

3 Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng nhờ thu để thu

hộ tiền ở người mua

4 Ngân hàng thu hộ sẽ đòi tiền hoặc yêu cầu người mua ký chấp nhận hốiphiếu

5 Bên mua thanh toán tiền

6 Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền qua ngân hàng ủy thác thu

7 Ngân hàng ủy thác thu thanh toán tiền cho b ên bán

b) Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ:

(3) (6)

(7) (2) (4) (5)

(1)

1 Bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua

2 Bên bán lập bộ chứng từ hàng hóa, ký phát hối phiếu và chỉ thị nhờ thu gởiđến ngân hàng chuyển giao

3 Ngân hàng nhận ủy thác thu chuyển bộ chứng từ v à chỉ thị nhờ thu sangngân hàng đại lý bên nước nhà nhập khẩu

4 Ngân hàng nhờ thu xuất trình hối phiếu yêu cầu người mua trả ngay hay kýchấp nhận hối phiếu

5 Bên mua trả tiền hay ký chấp nhận hối phiếu Ngân h àng xuất trình sẽ giao

bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua đi nhận hàng

6 Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền qua ngân hàng chuyển giao

7 Ngân hàng thanh toán tiền cho bên bán

Nhận xét: Qua phương thức nhờ thu ta thấy ngân hàng của người xuất khẩu

chỉ khống chế hàng hoá chứ chưa chắc khống chế được việc trả tiền đối với ngườinhập khẩu Chẳng hạn, đôi khi tình hình thị trường sau khi ký hợp đồng biến độngbất lợi khiến cho người nhập khẩu bị lỗ nếu như thực hiện hợp đồng nhập khẩu.Trong tình huống như vậy, người nhập khẩu sẽ không tha thiết với việc nhận hàng

và do đó việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá sẽ trở nên vô nghĩa đối với họ Khi

đó họ rất có thể sẽ “cố tình” kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực đối với

Ngân hàng nhận ủy thác

thu (remitting bank)) Ngân hàng xuất trình(presenting bank))

Người yêu cầu

Trang 12

người xuất khẩu vì người xuất khẩu bây giờ rơi vào tình cảnh bị động và khó khăn

để giải quyết lô hàng đã gửi đi Nếu không có người nhận, chậm giải phóng tàu thìngười xuất khẩu sẽ phải chịu phạt với đại lý vận tải Nếu bốc hàng khỏi tàu sẽ phảitrả thêm tiền thuê kho, còn chở hàng về sẽ tốn thêm tiền vận chuyển Nếu bán chongười khác trong tình trạng như vậy sẽ bị ép giá Cuối cùng người xuất khẩu phảigiảm giá để bán cho người nhập khẩu khỏi bị lỗ và nhận hàng Rõ ràng đây là mộttình huống tệ hại đối với người xuất khẩu Để tráng tình trạng này, người xuất khẩungay từ khi thương lượng hợp đồng xuất khẩu phải sử dụng phương thức tín dụngchứng từ

1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ:

Khái niệm: phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó

một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng(người xin mở thư tín dụng ) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặcchấp nhận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện và điều khoảnquy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ

Qua khái niệm, ta có thể thấy các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từgồm có:

- Người xin mở LC (Applicant): thường là người mua hay tổ chức nhập khẩu

- Người hưởng thụ(Beneficiary): là người bán hay người xuất khẩu hàng hóa

- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng(Issuing bank): là ngânhàng phục vụ người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho ng ười nhập khẩu

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng(The Advising bank):là ngân hàng phục vụngười xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở

Ngoài ra còn có các ngân hàng khác tham gia trong ph ương thức thanh toánnày: Ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chuy ển nhượng, ngânhàng thương lượng

Mặt khác khái niệm tín dụng chứng từ còn cho chúng ta thấy rằng tín dụngthư hay còn gọi là thư tín dụng là văn bản quan trọng nhất trong phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bảnpháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trảcho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từphù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó

Quy trình thực hiện nghiệp vụ:

Trang 13

(3)

(7)(8) (2) (11) (10) (9) (6) (4)

(5)

Giả sử: (1)

- Ngân hàng phát hành cũng là ngân hàng trả tiền

- Ngân hàng thông báo cũng là ngân hàng thương lượng/ chiết khấu

- Đây là LC không hủy ngang

- Không có bất kỳ sự chuyển nhượng LC nào xảy ra

(1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại

(2) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C chongười xuất khẩu thụ hưởng

(3): Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyểnL/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết

(4): Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C

(9): Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu

(10): Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.(11): Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trả bộchứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng

Trang 14

Nhận xét: chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ l à

phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu vànhập khẩu Bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền và bên nhậpkhẩu được ngân hàng đứng ra xem xét, kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bênnhập khẩu nhận đầy đủ, kịp thời và chính xác hàng hoá đặt mua trước khi trả tiền.Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứkhông chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác Chính

vì vậy, hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.Phân loại thư tín dụng:

 Phân theo loại hình (Type)

- Tín dụng thư không hủy ngang (Irrevocable LC)

- Tín dụng thư hủy ngang (Revocable LC)

 Phân theo phương thức sử dụng (Use)

- Tín dụng thư không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Irrevocable StreightDocument Credit)

- Tín dụng thư không hủy ngang có giá trị chiết khấu (Irrevocable Negotiat ionDocument Credit)

- Tín dụng thư không hủy ngang và không xác nhận (Irrevocable DocumentCredit unconfirmed Document Credit)

- Tín dụng thư không hủy ngang có xác nhận (Irrevocable Document Creditconfirmed Document Credit)

- Tín dụng thư tuần hoàn (Revoving Document Credit)

- Tín dụng thư với điều khoản đỏ (Red clause Document Credit)

- Tín dụng thư dự phòng (Standby Credit)

- Tín dụng thư chuyển nhượng (Trasferable Document Credit)

- Tín dụng thư giáp lưng (Back to back Document Credit)

 Phân theo phương thức thanh toán (Payment)

- Tín dụng thư trả ngay (At sight Credit)

- Tín dụng thư trả chậm (Deferred/ Usance credit)

1.2 Các nguồn luật áp dụng trong thanh toán quốc tế

1.2.1 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600– Uniform Customs and Practice for Documentary Credit)

Nhằm thực hiện việc chuyển hàng hoá, các quy tắc chi phối hoạt động nghiệp

vụ tín dụng chứng từ đến những chủ thể sử dụng phương thức thanh toán này, tổ

Trang 15

chức thương mại quốc tế ICC đã soạn thảo một văn kiện rất chi tiết, cụ thể và kháhoàn chỉnh về quy tắc chuẩn mực để thống nhất thực hiện về tín dụng chứng từ trênphạm vi toàn thế giới Bản quy tắc UCP đầu tiên soạn thảo vào năm 1933 và đượchội nghị ICC lần thứ 7 tại Vience thông qua Sau đó bản quy tắc đã được chính ICCsửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh thêm qua các năm 1951, 1962, 1974, 7983, 1993 v à cácquy tắc và cách thức thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ Bản sửa đổi mớinhất hiện nay do phòng thương mại quốc tế xuất bản số 600 năm 2007 đang được

áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ (bao gồm cả thư tín dụng dự phòng trongchừng mực mà các điều khoản này có thể áp dụng), khi mà các điều khoản này sẽ làcác bộ phận cấu thành của tín dụng Các điều khoản này ràng buộc các bên tham giatrừ khi có quy định khác rõ ràng trong thư tín dụng

Việc sửa đổi này đòi hỏi phải đáp ứng những bước phát triển mới trong ngànhvận tải và các ứng dụng công nghệ mới Nó cũng nhằm dự định cải tiến chức năngcủa UCP 500 Cần lưu ý rằng UCP600 không phủ định các UCP tr ước đó mà chỉ bổsung và làm hoàn thiện hơn các điều khoản trong UCP Một số khảo sát cho thấy50% chứng từ được xuất trình theo thư tín dụng không được chấp nhận do bộ chứng

từ bất hợp lệ Điều này làm giảm hiệu quả của phương thức tín dụng chứng từ và cóthể ảnh hưởng về mặt tài chính đối với phương thức tín dụng chứng từ trong việcmua bán sản phẩm Nó cũng có thể làm tăng giá thành và làm giảm lợi nhuận củangười xuất khẩu, nhập khẩu và ngân hàng Việc gia tăng rõ rệt việc kiện tụng tranhchấp có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ cũng là một mối quan tâmlớn

1.2.2 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ(ISBP – International Standard Banking Practice)

Văn bản ISBP là kết quả của hai năm rưỡi làm việc của nhóm cộng tác đặcbiệt thuộc Uỷ ban ngân hàng của phòng thương mại Quốc tế(ICC) Văn bản nàyđược Uỷ ban Ngân hàng thông qua tại cuộc họp ở Rome tháng 10/2002 và cũngtrong thời gian này, uỷ ban đã bỏ phiếu nhất trí coi văn bản này là tài liệu chínhthức của ICC

ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, quy tắc của ICC về tín dụngchứng từ đang được sử dụng rộng rãi ISBP không sử đổi UCP mà nó giải thích chitiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch hàng ngày.Nhờ vậy nó sẽ giảm những khác biệt không cần thiết, những nguyên tắc chung quy

Trang 16

định trong các quy tắc của UCP và công việc hàng ngày của những người thực hiệnthanh toán bằng tín dụng chứng từ.

Thông qua việc sử dụng ISBP, những người kiểm tra chứng từ (nhân viênngân hàng) có thể thực hiên các công việc của mình phù hợp với tập quán mà đồngnghiệp của họ đang sử dụng trên toàn thế giới Nhờ đó sẽ giảm đi đáng kể một sốlượng chứng từ bị từ chối thanh toán do có sự khác biệt khi xuất tình chứng từ.Cũng nên lưu ý rằng bất cứ điều khoản nào trong tín dụng chứng từ có thể thayđổi hoặc ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản của UCP cũng có tác độngđến tập quán Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế Do đó, khi xem xét những tậpquán được trình bày trong ấn phẩm này, các bên cần lưu ý bất kỳ một điều khoảnnào trong thư tín dụng mà có thể rõ ràng loại trừ hoặc thay đổi một nội dung trongmột điều khoản của UCP Cho d ù được nêu ra hay không thì nguyên tắc này vẫnđược áp dụng tuyệt đối xuyên suốt ấn phẩm này nhưng thỉnh thoảng nó vẫn đượcnhắc lại chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc minh họa

Ấn phẩm này phản ánh tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với tất

cả các bên của một thư tín dụng Vì nghĩa vụ, quyền lợi và quyền đòi bồi thườngcủa người xin mở thư tín dụng phụ thuộc vào cam kết của họ đối với ngân hàng mởthư tín dụng, vào việc thực hiện các giao dịch thanh toán c ơ sở nên người mở thưtín dụng không nên cho rằng họ có thể dựa vào những nội dung này để thoái thácviệc trả tiền cho ngân hàng phát hành thư tín dụng khi họ thực hiện đúng thời hạn Cần hạn chế việc hợp nhất ấn phẩm n ày với các điều khoản của một thư tín dụng vìviệc tuân thủ các tập quán đã được thỏa thuận là yêu cầu tuyệt đối trong UCP

Vì ấn phẩm này phản ánh tập quán tín dụng chứng từ hiện nay do các Ủy banquốc gia phòng thương mại quốc tế và các thanh viên riêng lẻ của ICC cung cấp nên

nó sẽ có tác dụng đáng kể trong việc đ ưa ra bất kỳ sự sửa đổi nào của UCP trongtương lai

1.2.3 Phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử (The Completion Of The UCP Supplement For Electric Presentation: eUCP)

eUCP giúp cho phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phù hợp với thờiđại điện tử Cần nhận thức rằng việc sử dụng chứng từ điện tử hiện nay c òn tươngđối mới nhưng sẽ là phương thức phổ biến trong tương lai Và ICC- cơ quan đã thiếtlập các quy tắc về phương thức tín dụng chứng từ trong h ơn 60 năm qua- vẫn duytrì vai trò ưu việt của mình trong việc thiết lập các tiêu chuẩn về lĩnh vực này

Trang 17

Về vai trò là một phụ lục của UCP, chứ không thay thế UCP, eUCP được soạnthảo để sử dụng cùng với UCP Phụ lục mới này cung cấp các định nghĩa hữu dụngđối với các điều khoản có ý nghĩa khác nhau trong ph ương thức điện tử và trongphương thức văn bản Các điều khoản quy định nh ư “thể hiện trên bề mặt văn bản”,

“nơi xuất trình chứng từ” và “ký tên vào chứng từ” sẽ được định nghĩa lại trongeUCP cho phù hợp với phương thức giao dịch điện tử eUCP cũng chí trọng đến cácquy định cần thiết khác đối với việc xuất tr ình chứng từ điện tử như:

- Khuôn mẫu chứa các dữ liệu điện tử được xuất trình

- Xử lý thế nào trong trường hợp ngân hàng mở cửa làm việc nhưng hệ thốngmạng của họ không thể nhận được các dữ liệu điện tử

- Làm thế nào để xử lý một thông báo từ chối một dữ liệu điện tử

- Các văn bản chính được định nghĩa như thế nào trong phương thức giao dịchtrực tuyến

- Làm thế nào khi một dữ liệu điện tử không sử dụng đ ược do bị virus

Ấn bản eUCP đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của ph ương thức tíndụng chứng từ Rõ ràng các văn bản sửa đổi của UCP trong tương lai phải phù hợpvới sự sử dụng chứng từ điện tử v à khuynh hướng thương mại điện tử Điều đó cónghĩa là các nghiệp vụ về tín dụng chứng từ phải đ ược điều chỉnh và các nhà thiếtlập quy tắc phải dựa vào khuôn khổ pháp lý để thực hiện công việc của mình mộtcách phù hợp

Trong khi phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện bằng văn bản có vẻđang phổ biến đối với chúng ta, thì cũng không nên quên một thực tế là Internet cóthể giúp chúng ta thực hiện việc giao l ưu thương mại từ A đến Z Công nghệ chophép các chứng từ được “ký” và chuyển trực tiếp cho khách hàng và phần mềm tinhọc mới làm đơn giản hóa công việc của người xin mở thư tín dụng, người thụhưởng và người kiểm tra chứng từ

Nhưng dù phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện bằng văn bản haybằng điện tử thì nghiệp vụ tài chính trong thương mại vẫn đòi hỏi có một nền tảngcác quy tắc mà các bên giao dịch có thể tin tưởng được Vì thế, ICC đã cung cấp cácquy tắc như vậy từ năm 1930 và việc phát triển các bảo đảm giao dịch eUCP cũngtiếp tục nhiệm vụ như thế trong những năm kế tiếp nữa

Vì thư tín dụng cho phép xuất trình chứng từ điện tử (hoặc kết hợp vừa bằngvăn bản vừa bằng điện tử) nên rất cần thiết dẫn chiếu eUCP nếu các b ên muốn áp

Trang 18

dụng nó Sẽ không cần thiết dẫn chiếu cả hai U CP và eUCP vì phụ lục đã đươngnhiên dẫn chiếu UCP trong bất cứ phương thức tín dụng chứng từ nào áp dụng nó.

1.2.4 Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế (The International Standby Practices: ISP)

ISP là hiện thân cam kết của ICC, thông qua Ủy ban kỹ thuật và thực hànhnghiệp vụ ngân hàng để cung cấp quy tắc hàng đầu thế giới về thực hành nghiệp vụngân hàng tiêu chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lập có liên quan nhưthư tín dụng dự phòng Theo truyền thống mà ICC đã thực hiện UCP, quy tắc này

đã được thế giới thừa nhận như luật lệ chi phối thư tín dụng thương mại, việc bổsung thêm ISP đảm bảo các quy tắc này sẽ được áp dụng trên toàn cầu

1.2.5 Quy tắc thống nhất về nhờ thu, ấn bản số 522 (The Uniform Rules Collection, No 522- URC 522)

Ấn phẩm này bao gồm các quy tắc trong thanh toán quốc tế trong ph ương thứcnhờ thu Có 7 phần và 26 điều khoản

Trang 19

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PH ƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

- Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Khánh Hòa

Những năm 1976 –1994 chi nhánh NHĐT & PTKH ch ỉ hoạt động trong lĩnhvực cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước

để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật v à huy động vốn trung và dài hạn,trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh nhưmột ngân hàng thương mại

Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng nh ư tốc

độ phát triển xã hội, Ngân hàng ĐT & PT bắt đầu chuyển đổi Sau khi tách cục đầu

tư, chi nhánh NHĐT & PTKH đ ã chuyển sang kinh doanh như một Ngân hàng đanăng tổng hợp theo mô hình của một Ngân hàng thương mại Khi chuyển sang ngânhàng thương mại, Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn Quy mô nhỏ, lực l ượng cònyếu, kinh nghiệm chưa có, bạn hàng chưa biết đến ngân hàng nhiều, vì thế Chinhánh đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh và khong có khả năng mở rộng quy môhoạt động, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn nhỏ bé

Theo số liệu thống kê của Chi nhánh thì tổng tài sản của Chi nhánh lúc đó chỉ

có 54 tỷ đồng, tổng vốn huy động 8,4 tỷ đồng, tổng d ư nợ cho vay 34,7 tỷ đồng chỉ

Trang 20

chiếm 5% thị phần trên địa bàn lúc bấy giờ Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh làcác khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp : Công trình xây dựng cầu đường 505, 510,

xí nghiệp cấp thoát nước 202, công ty vật liệu may Khánh H òa, công ty xây dựngthủy lợi… Số khách hàng lớn rất ít vì đã đặt quan hệ với các Ngân hàng thương mạikhác Nhưng nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn của BGĐ c ùng với sự nỗ lựckhông ngừng của đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, luôn tận tâm, nhiệt thànhphục vụ khách hàng mà qua 10 năm hoạt động Chi nhánh đã có những bước đi vữngchắc trên con đường đổi mới hoạt động, từng bước trở thành một trong những ngânhàng được khách hàng lựa chọn giao dịch và tin tưởng nhất tại Khánh Hòa Cụ thểlà: nguồn vốn tăng trưởng bình quân của Chi nhánh đạt…., dư nợ tăng trưởng bìnhquân , lợi nhuận tăng trưởng bình quân… Để đạt được những thành quả này là nhờChi nhánh vận dụng tốt các chính sách của mình vào hoạt động kinh doanh:

- Luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu thập các thông tin về mức

độ thỏa mãn cũng như những phàn nàn của khách hàng để không ngừng cải tiến vànâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

- Duy trì và phát triển các sản phẩm hiện có cũng nh ư đưa thêm các sản phẩmmới vào kinh doanh nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách h àng và tăng sứccạnh tranh của sản phẩm trên địa bàn

- Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá công tác thực hiện kếhoạch trước mắt cũng như lâu dài một cách có hiệu quả

- Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng luôn đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩntheo quy định của pháp luật, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế

2.1.2 Bộ máy tổ chức

Trong quá trình tuyển chọn, xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức Chi nhánhluôn luôn tuân thủ theo nguyên tắc: xây dựng và bố trí hợp lý bộ máy tổ chức, phâncông nhiệm vụ phù hợp với năng lực và khả năng của từng cán bộ công nhân viêncủa Chi nhánh với biên chế gần 100 người tạo được một quy trình luân chuyển giaodịch nhanh gọn, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng kinh doanh tiền tệ, cung cấp ng àycàng đa dạng các sản phẩm cho thị trường

Trang 22

doanh của ngân hàng.

2 Phòng dịch vụ khách hàng (13 người): có nhiệm vụ tiếp nhận vốn, cung cấpcác sản phẩm dịch vụ về tiền gửi cho khách h àng tại quầy giao dịch, quản lý thôngtin hồ sơ theo dõi và quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiếp nhận giải đápthắc mắc khiếu nại của khách hàng

3 Phòng tín dụng 1(10 người): thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thuộc khốixây lắp của các ngành giao thông, xây dựng và tín dụng trong dân cư

4 Phòng Tín dụng 2 (7 người): thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thuộc khốingoài xây lắp, bao gồm các lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ, du lịch

5 Phòng giao dịch Xóm Mới (6 người): thực hiện các nghiệp vụ thanh toántrong nước, huy động vốn và cho vay với hạn mức dưới 1 tỷ đồng

6 Phòng giao dịch Bình Tân (7 người): thực hiện các nghiệp vụ thanh toántrong nước, huy động vốn và cho vay với hạn mức dưới 1 tỷ đồng

7 Phòng giao dịch Vĩnh Hải (6 người): thực hiện các nghiệp vụ thanh toántrong nước, huy động vốn và cho vay với hạn mức dưới 1 tỷ đồng

8 Phòng kế toán tài chính (5 người):

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước, NHĐT&PT, theo dõi các tài khoản phát sinh từ nhữnghoạt động hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ họat động của nguồn vốn, đảm bảo sử dụngvốn có hiệu quả, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ đó có những đề nghị cảithiện tình hình hoạt động, đồng thời quản lý thu chi về tiền mặt, bảo quản tiền củangân hàng

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong v à ngoài nước

9 Phòng kế hoạch nguồn vốn (4 người): thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu li ênquan đến công tác huy động vốn, điều ho à nguồn vốn và công tác tổng hợp, báo cáo

và lập kế hoạch

10 Phòng kiểm tra nội bộ (3 người): được chỉ đạo trực tiếp từ ban Giám đốcnhằm kiểm soát mọi hoạt động của các phòng ban khác nhằm mục đích tạo môitrường lành mạnh, trung thực trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, củng cốsức mạnh tối đa của ngân hàng

Trang 23

11 Phòng Tổ chức hành chính (12 người): thực hiện công tác quản trị, quản lýtoàn bộ công nhân viên trong chi nhánh, làm công vi ệc hành chính trong đợn vị,quản lý xe, bảo vệ kho quỹ, bảo vệ c ơ quan…

12 Kho quỹ (8 người): thực hiện công việc thu chi tiền mặt, sắp xếp, kiểmđếm và đóng bó tiền

13 Tổ ATM (3 người): tiếp nhận phát hành thẻ, quản lý hoạt động của cácmáy ATM

14 Tổ xử lý nợ (3 người): phụ trách các khoản nợ khó đòi, nợ cần xử lý, nợkhoanh…

15 Tổ điện toán (2 người): phụ trách mạng máy tính, các ch ương trình phầnmềm…

16 Phòng thanh toán quốc tế (3 người):

Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT có hoạt động thanh toán quốc tế tư năm 1994,khi đó là một tổ nằm trong phòng nguồn vốn Đến năm 2004 thì tách thành phòngthanh toán quốc tế Kể từ đó thì hoạt động thanh toán quốc tế mới đ ược Chi nhánhtập trung và phát triển

Hiện nay, phòng gồm 3 người: một trưởng phòng và 2 thanh toán viên.Trong đó, trưởng phòng làm nhiệm vụ thực hiện việc kiểm soát các giao dịch thanhtoán quốc tế (TT, nhờ thu, LC bảo lãnh…) theo hạn mức phân cấp, hỗ trợ pháp lýchứng từ thanh toán quốc tế, đề xuất h ướng giải quyết thuộc phạm vi phụ trách v àcông việc được giao Nhân viên thanh toán quốc tế: tìm kiếm thông tin khách hàng,tiếp thị sản phẩm thanh toán quốc tế, quản lý thông tin hồ s ơ và theo dõi quá trìnhthanh toán của khách với nước ngoài

Phòng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán sau:

 Chiết khấu chứng từ có giá với mức phí thấp nhất (chứng từ hàng xuất)

 Thanh toán, tài trợ dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và thực hiện dịch vụchuyển tiền qua hệ thống SWIFT với h àng trăm Ngân hàng lớn tại nhiều quốc giatrên thế giới, bảo đảm nhanh chóng, chi phí thấp, an to àn với các hình thức thanhtoán bằng T/T, thư tín dụng, D/P, D/A, Cheque

 Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng

Hiện nay số lượng nhân viên của Chi nhánh ngày càng tăng lên đồng thờitrình độ cán bộ công nhân viên của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà cũngtăng theo Tổng CBCNV trong ngân hàng có 96 người, trong đó có CBCNV cótrình độ đại học và trình độ cao học số lượng tương đối nhiều 76 người, chiếm

Trang 24

82,6% tổng số nhân viên, trình độ trung cấp 9 người chiếm 5,4%; trình độ sơ cấp 7người chiếm 7,6%; chưa đào tạo 4 người chiếm 4,4% chủ yếu là nhân viên phòng tổchức hành chính (bảo vệ, lái xe, phục vụ…)

Đối với bộ phận nghiệp vụ thì hầu hết là nhân viên có trình độ đại học để đápứng yêu cầu chuyên môn công việc, đặc biệt là phòng nguồn vốn và phòng tín dụng

tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học là tuyệt đối với các chuyên ngành được đào tạo:tài chính, tín dụng, kế toán…

Với tốc độ phát triển của nền kinh tế địa ph ương và tiến đến hội nhập quốc tế

về ngân hàng Hiện nay, Chi nhánh đã đưa vào sử dụng trụ sở mới rộng lớn, khangtrang hơn, các sản phẩm dịch vụ sẽ được mở rộng, phong phú và đa dạng hơn, thànhlập nhiều bộ phận riêng, chuyên sâu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Cho n ên yêucầu đặt ra là phải tăng số lượng nhân viên và trình độ nhân viên thì mới có thể pháttriển một cách toàn diện và có hiệu quả Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và sử dụnglao động một cách có hiệu quả, thì chi nhánh nên tuyển dụng đúng người đúng việc.Không phải bất kỳ vị trí nào cũng cần có trình độ Đại học, ví dụ như nhân viên khoquỹ chỉ cần trình độ trung cấp vì công việc này khá đơn giản, giao dịch viên thìtrình độ cao đẳng cũng có thể làm tốt vì công việc này hiện nay đa số đã được tinhọc hóa…

2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ hiện có:

Để cạnh tranh với các ngân hàng khác và sẵn sàng ứng phó với chính sách NNcho phép các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, hiện nay Ngân hàng ĐT&PTViệt Nam đã không ngừng đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới cho từng đối t ượngkhách hàng (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tín dụng…) để thu hút thêm kháchhàng mới và giữ vững khách hàng truyền thống và các sản phẩm này đều được triểnkhai tại Chi nhánh Khánh Hòa Các sản phẩm đó là:

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

Dịch vụ tài khoản: BIDV nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp

các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và chínhxác

Dịch vụ gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi

- Dịch vụ trả tiền lương, hoa hồng đại lý, chi hộ khác: Là việc BIDV thựchiện trả tiền cho nhiều cá nhân (hoặc tổ chức) với các mức tiền khác nhau trong mộtgiao dịch theo lệnh của người trả tiền (khách hàng của BIDV)

Trang 25

- Dịch vụ thu tiền đại lý: Là việc BIDV thực hiện thu tiền từ các đại lý củakhách hàng và chuyển về một tài khoản tập trung theo lệnh của khách hàng Tuỳtheo sự thoả thuận giữa BIDV và khách hàng mà dịch vụ có thể thực hiện thu tiềntại quầy hoặc tại văn phòng đại lý.

- Dịch vụ quản lý vốn: Là việc BIDV đảm bảo cho khách hàng duy trì số dưtối đa và (hoặc) số dư tối thiểu cần thiểt trên các tài khoản tiền gửi thanh toán theoyêu cầu của khách hàng

- Thanh toán định kỳ theo yêu cầu: Là việc BIDV thực hiện theo lệnh chi tiềncủa khách hàng theo định kỳ đến một tài khoản của người thụ hưởng mở tại BIDVhoặc tại một ngân hàng khác với số tiền cố định

- Thanh toán hóa đơn

- Chuyển tiền trong nước: bao gồm chuyển tiền đến và chuyển tiền đi

- Thanh toán xuất nhập khẩu

- Tín dụng doanh nghiệp

- Bảo lãnh: có các hình thức: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh

dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảolãnh tiền ứng trước, các loại bảo lãnh khác

- Các dịch vụ khác: dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanhnghiệp, đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân h àng điện tử

 Đối với khách hàng cá nhân:

- Dịch vụ tài khoản: khách hàng khi sử dụng dịch vụ này của BIDV có thểđược mở tài khoản miễn phí, thủ tục mở tài khoản đơn giản, lãi suất linh hoạt, hấpdẫn…

- Dịch vụ thẻ: như ta được biết thẻ là một phương tiện thanh toán tiên tiến,tiện dụng ra đời gắn liền với sự phát triển của ng ành ngân hàng nói chung và hoạtđộng thanh toán nói riêng cùng sự áp dụng khoa học công nghệ trong ngân h àng.Bắt kịp với xu thế của thị trường, sẵn sàng hội nhập với nền tài chính khu vực vàthế giới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang đẩy mạnh

phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có Dịch vụ thẻ. BIDVhiện cung cấp tới khách hàng 3 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa, đáp ứng tốt nhất nhucầu của từng đối tượng khách hàng: Power, Etrans 365+, Vạn dặm

Bên cạnh ưu thế về các tiện ích sản phẩm thẻ cũng nh ư chất lượng phục vụkhách hàng, BIDV còn có mạng lưới kênh thanh toán rộng khắp Hệ thống ATMphủ kín 64/64 tỉnh thành đã đưa BIDV trở thànhh ngân hàng đầu tiên có mạng lưới

Trang 26

ATM phủ khắp toàn quốc BIDV không chỉ chấp nhận thanh toán thẻ BIDV m à cònchấp nhận thanh toán thẻ VISA, thẻ của các ngân h àng trong liên minh Banknetvn(Gồm các ngân hàng sau: ICB, Agribank, Saigonbank và ABBank)

- Cũng như các ngân hàng thương mại khác, BIDV cũng huy động vốn từ tiềngửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân Và để tăng tính hấp dẫn cho hình thức này,ngân hàng đưa ra thêm hình thức tiết kiệm dự thưởng: là sản phẩm huy động tiềngửi thông thường, ngoài ra khách hàng còn được tham gia dự thưởng theo quy địnhcủa BIDV, tiết kiệm bậc thang: là sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạnvới mức lãi suất luỹ tiến theo mức tiền gửi do Ngân h àng Đầu tư và Phát triển ViệtNam quy định Theo đó, khách hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng khoản tiền

gửi càng lớn thì lãi suất gửi càng cao.

- Ngoài ra, ngân hàng còn các dịch vụ khác tương tự với khách hàng là các tổchức như: gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi; thanh toán hóa đơn; chuyển tiền trongnước, chuyển tiền kiều hối,…

Với phương châm hoạt động: “Hiệu quả kinh doanh của khách h àng là mụctiêu hoạt động của BIDV” Đến với BIDV khách h àng sẽ được cung cấp những sảnphẩm dịch vụ có chất lượng cao, tiện ích nhất và ngân hàng sẽ chịu trách nhiệmcuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp Với mong muốn trở thành người bạnđồng hành cùng với quá trình phát triển của doanh nghiệp và mọi nhà, NHĐT&PTKhánh Hòa đang từng bước cố gắng để hoàn thiện mình hơn trong tương lai

2.2 Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Chi nhánh Khánh H òa trong 3 năm 2005-2007

2.2.1 Tình hình huy động vốn:

Trong năm 2007, Chi nhánh đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hộicủa địa phương, của NHĐT&PT Việt Nam nên đã đạt được những kết quả khả quanvới tốc độ huy động năm sau thường cao hơn năm trước Tổng nguồn vốn huy độngcủa Chi nhánh năm 2007 tăng 18 0 tỷ đồng tương đương tăng 20.34%so với năm2006

Trang 27

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Khánh Hòa

Số tiền

Tỷ trọng%

Số tiền

Tỷ trọng% 06/05 07/06 06/05 07/06

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân h àng BIDV Khánh Hòa)

HUY ĐỘNG NỘI- NGOẠI TỆ

2005 2006 2007

VND USD

Biểu đồ 1: Huy động vốn bằng VND và USD

Nhận xét: Dựa vào bảng 1, ta thấy:

- Tình hình huy động vốn của Chi nhánh tăng dần qua các năm

- Khả năng huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng cao h ơn so với USD(thường trên 80%) Chứng tỏ, nguồn vốn huy động chính của chi nhánh vẫn l à đồngnội tệ phục vụ cho các hoạt động tín dụng của khách h àng có nhu cầu sử dụng vốnchi trả trong nước và tình trạng đô la hóa không còn ngự trị trong người dân Cụ thểqua từng năm: năm 2006, VHĐ bằng VND đạt 753 t ỷ, USD đạt 132 tỷ Đến năm

2007, huy động vốn bằng VND tăng 184 tỷ đồng t ương đương với tăng gần 25%,tuy nhiên VHĐ bằng đồng USD lại giảm 4 tỷ đồng t ương đương với giảm 3.03%

- Nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt tăng trưởng khá (tăng trên 20% sovới năm 2006) là do chi nhánh đã có những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnhcông tác huy động qua nhiều hình thức như tuyên truyền, tiếp thị, thực hiện chínhsác linh hoạt lãi suất, đa dạng hóa các hình thức huy động…Do vậy, thị phần huy

Trang 28

động vốn của Chi nhánh so với các ngân hàng thương mại khác trong toàn tỉnh làkhá lớn, chiếm 16% thị phần chỉ đừng thứ hai sau ngân h àng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn do ngân hàng này có mạng lưới Chi nhánh, đại lý dày đặc, rải ráckhắp toàn tỉnh.

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân h àng BIDV Khánh Hòa)

Nhận xét: Dựa vào bảng 2, ta thấy cụ thể tình hình huy động vốn của ngân

hàng như sau:

Phân theo thời hạn:

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 731.55 tỷ đồng, chiếm 67% tr ên tổngnguồn vốn huy động tăng gần 150 tỷ tương đương với tăng 26% so với năm 2006

- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 351.45 tỷ đồng, chiếm 33% trên tổngnguồn vốn, giảm về tỷ trọng 3% so với năm 2006 (năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn trên

12 tháng chiếm tỷ trọng 36% trong tổng nguồn vố n huy động)

Từ đó cho thấy cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dần sang tăng các kỳ hạn n gắnhạn để giảm chi phí đầu vào, phù hợp với định hướng của TW Điều này đã manglại nhiều thuận lợi cho Chi nhánh, bởi v ì nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy độngngắn hạn vừa đảm bảo cân đối đủ vốn cho hoạt động vừa giảm đ ược chi phí đầuvào, tăng hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh Tuy nhiên, bên c ạnh đó, ngân hàngphải chịu nhiều áp lực về vốn do đây l à nguồn vốn ngắn hạn nên thời gian sử dụngnguồn vốn này là rất ngắn Trong trường hợp kinh tế có những biến động nh ư việcthay đổi lãi suất giữa các ngân hàng sẽ làm Chi nhánh rơi vào tình trạng thiếu vốn

Ví dụ như vào khoảng giữa năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao

Trang 29

và giải quyết nhu cầu về vốn cho các ngân h àng do đó ngân hàng thương mại vàothời điểm này mở cuộc chạy đua lãi suất làm cho lãi suất ngân hàng tăng từng ngàynên khách hàng luôn lựa chọn nơi nào có lãi suất cao nhất để gửi tiền Vì vậy họ ưutiên chọn hình thức gửi tiết kiệm ngắn hạn Trong t ình hình đó, để ngăn việc kháchhàng đồng loạt rút tiền khi có ngân hàng khác tăng lãi suất cao hơn gây ra tình trạngthiếu vốn, các NHTM đã có những biện pháp để khuyến khích khách h àng gửi tiềndài hạn như đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, tặng quà, rút thăm trúng thưởng… đồngthời ràng buộc khách hàng bằng những cam kết Từ ví dụ tr ên cho thấy, ngân hàngcần có chính sách linh hoạt về việc huy động vốn trong từng thời điểm sao cho ph ùhợp nhất với tình hình kinh tế xã hội và khả năng tài chính của ngân hàng.

Phân theo thành phần kinh tế:

- Tiền gửi từ dân cư: đạt 585.75 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trên tổng nguồnvốn, tăng 143 tỷ so với cùng kỳ năm trước

- Tiền gửi từ tổ chức kinh tế: đạt 362.1 tỷ, chiếm 34% trên tổng nguồn vốn,tăng gần 80 tỷ đồng so với năm 2006

- Tiền từ tổ chức tín dụng: đạt 117.15 tỷ, chiếm 11% tr ên tổng nguồn vốn,giảm 42 tỷ so với năm 2006

2.2.2 Dư nợ tín dụng

Tổng số dư nợ đến 31/12/2007 của Chi nhánh đạt 1200 tỷ đồng , tăng 300 tỷ sovới năm 2006 tương đương tăng 33% Hầu hết các món cho vay của Chi nhánh đềuđược thực hiện đúng nguyên tắc và quy trình theo quy định của TGĐ Số tiền chovay đều được thực hiện đúng mục đích, có hiệu quả v à khả năng thu hồi nợ cao.Tuy nhiên do việc thực hiện các quy trình một cách quá cứng nhắc đó là các khoảnvượt quyền phán quyết phải trình lên NHTW duyệt mất nhiều thời gian, kết quảđược duyệt thì quá nguyên tắc đã làm nảy sinh lòng chán nản và ý muốn chấm dứtquan hệ với Chi nhánh của một vài khách hàng

Bảng 3: Tình hình dư nợ tín dụng tại NHĐT&PT Khánh H òa 2005-2007

Trang 30

TỔNG DƯ NỢ

Biểu đồ 2: Tổng dư nợ trong 3 năm 2005-2007

Nhận xét: Dựa vào bảng 3, ta thấy:

- Số dư nợ tăng dần qua các năm Tuy nhiên, dư nợ tăng trưởng vào một sốkhách hàng lớn, cụ thể: Hịn Tre 255 tỷ đồng, Minh Ân 25.1 tỷ, Phụ Liệu May 10tỷ…(theo số liệu thống kê của Phịng Tín Dụng Năm 2006) Như vậy là việc tăngtrưởng tín dụng chưa rải đều ra các đối tượng, thành phần khác vì vậy khả năng hạnchế rủi ro chưa cao

- Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đ ã nhánh đã hướng vào các ngành kinh

tế cĩ lợi thế phát triển của địa phương như du lịch, dịch vụ, ngành XNK và kinhdoanh thương mại Chi nhánh xem khách hàng kinh doanh trong nh ững lĩnh vựcnày là khách hàng mục tiêu nên đã chủ động cử các cán bộ tín dụng xây dựng mốiquan hệ lâu dài với họ và cĩ những chính sách cho vay ưu đãi để thiết lập mối quan

hệ lâu dài và bền chặt, tránh sự cạnh tranh, lơi kéo khách hàng từ những ngân hàngthương mại khác trên địa bàn

- Bên cạnh đĩ, Chi nhánh đã thực hiện rất tốt chủ trương chuyển dịch dư nợ từđối tượng là các DNNN sang đối tượng là các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh

Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp ngồi quốc chiếm đến 80% trên tổng dư nợ

- Chi nhánh đã tích cực thực hiện việc thu hồi và các biện pháp theo QĐ 149của Chính Phủ, QĐ 488 của Thống Đốc NHNN Việt Nam, từng bước lành mạnhhĩa tài chính, đồng thời trích lập rủi ro đầy đủ the o quy định của NHĐT&PT ViệtNam

- Thị phần tín dụng của Chi nhánh chiếm 14% tr ên địa bàn tỉnh Khánh Hịa,chỉ đứng thứ hai sau AGB: 34% (theo báo cáo của phịng tín dụng)

875 900

1200

0 200 400 600 800 1000 1200

2005 2006 2007

Tổng dư nợ

Trang 31

Bảng 4: Các hình thức dư nợ tín dụng của ngân hàng

ĐVT: Tỷ đồng

tiền trọng% Tỷ tiền Số trọng% Tỷ tiền Số lệ% Tỷ

Doanh nghiệp ngoài quốc

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân h àng BIDV Khánh Hòa)

Nhận xét: Dựa vào bảng 4, ta thấy:

Dư nợ phân theo loại tiền vay:

- Dư nợ VND: đạt 899 tỷ đồng, chiếm 75% tr ên tổng dư nợ, tăng 342 tỷ đồngtương đương với tăng 61% so với cùng kỳ năm 2006

- Dư nợ USD: đạt 301 tỷ đồng, chiếm 25% tr ên tổng dư nợ, giảm 42 tỷ đồngtương đương với giảm 12% so với cùng kỳ năm 2006

Qua số liệu ta thấy: việc cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (tr ên60%) trong tổng dư nợ cho vay theo loại tiền tệ có nghĩa l à hoạt động cho vay củaChi nhánh đối tượng vay bằng VND vẫn là đa số

Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

- Dư nợ ngắn hạn: đạt 622 tỷ đồng, chiếm 52% tr ên tổng dư nợ, tăng chỉ 3%

so với cùng kỳ năm 2006

- Dư nợ trung và dài hạn: đạt 578 ty đồng, chiếm 48% tr ên tổng dư nợ, tăng

281 tỷ tương đương với tăng 95% so với cùng kỳ năm trước

Mặc dù dư nợ trung và dài hạn năm 2007 tăng với tốc độ rất nhanh (gần gấpđôi so với năm 2006) nhưng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn h ơn trong tổng

dư nợ trong khi đó những năm trước thì dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọnglớn trên tổng dư nợ Để đạt được điều này, nhân viên tín dụng đã nỗ lực rất lớntrong việc tìm kiếm khách hàng (các nhân, doanh nghiệp sản xuất cần bổ sung vốnlưu động ngắn hạn) Chi nhánh ưu tiên tín dụng ngắn hạn vì giúp ngân hàng quay

Trang 32

vòng vốn nhanh hơn, mức độ rủi ro thấp hơn vì nó phân tán nguồn vốn cho vay ranhiều đối tượng khách hàng.

Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

- Doanh nghiệp nhà nước: đạt 216 tỷ đồng, chiếm 18% tr ên tổng dư nợ, tăng

31 tỷ đồng tương đương tăng 17% so với cùng kỳ năm trước

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đạt 984 tỷ đồng, chiếm 82% trên tổng dư

nợ, tăng 269 tỷ tương đương tăng 38% so với cùng kỳ năm trước Tốc độ tăngtrưởng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng

dư nợ doanh nghiệp nhà nước

Chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã được cải thiện rõ rệt nguyên nhân chính

là do Chi nhánh đã tích cực xử lý, thu hồi những khoản nợ xấu, nợ quá hạn, quytrình thẩm định hồ sơ chặt chẽ và an toàn hơn Thêm vào đó, vào gi ữa năm 2007,Chi nhánh đã được TW cho phép xử lý 265 tỷ nợ xấu từ quỹ dự ph òng rủi ro Cóthể nói rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh thực hiện trong năm l à caonhưng tính an toàn và hiệu quả luôn được đảm bảo Chi nhánh đã, đang và sẽ kinhdoanh dịch vụ ngân hàng theo đúng định hướng của hội sở

2.2.3 Hoạt động dịch vụ

Trang 33

Bảng 5: Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân h àng của Chi nhánh năm 2005-2007

Tỷ lệ%

Số tiền

Tỷ lệ%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Khánh H òa)

Biểu đồ 3: Biểu diễn kết quả kinh doanh dịch vụ

Nhận xét: Dựa vào bảng 5, ta thấy:

Thu dịch vụ đến 31/12/2007 đạt 7.640 triệu đồng, đạt 145% kế hoạch TWgiao, tăng 1.994 triệu đồng tương đương với tăng 35.32% so với cùng kỳ năm 2006,trong đó các khoản thu chủ yếu:

- Tỷ trọng thu từ hoạt động thanh toán l à 33%, tương ứng với 2.509 triệuđồng Nhìn chung, các hoạt động thanh toán, chuyển tiền nhanh…( trong n ước,quốc tê) đã đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách h àng

561

1125 655

Kd tieàn teä

Trang 34

- Thu từ hoạt động bảo lãnh là 3.719 triệu đồng, chiếm 49% trên tổng thu dịch

vụ, tăng 31% so với năm 2006 với số tuyệt đối là 880 triệu đồng

- Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1.208 triệu đồng, chiếm 15% trêntổng thu dịch vụ, tăng 240 triệu đồng t ương đương tăng 25% so với năm 2006

-Thu từ dịch vụ thẻ được 170 triệu đồng, tăng 47% so với c ùng kỳ năm trước.Trong đó, thu từ phát hành thẻ ATM là 40 triệu đồng, tăng 38% so với năm 200 6,tuy nhiên chỉ đạt 35% kế hoạch TW giao. Hiện chất lượng dịch vụ thẻ ATM cònquá đơn điệu, số máy ATM đặt trên địa bàn tỉnh còn quá ít chưa đáp ứng nhu cầucao của khách hàng, khó cạnh tranh với các NH bạn

- Thu khác (thu bất thường, thu từ thanh lý tài sản…): đạt 34 triệu đồng

Bảng 6: Tình hình thu nhập chi phí trong 3 năm 2005-2007

ĐVT: Tỷ đồng

Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 Tỷ

trọng(%) 2007

Tỷ trọng(%) Số

tiền Tỷ lệ (%) I.Tổng DT 117.5 100 146.3 100 28.8 24.5

Thu lãi cho vay 57.6 49 77.5 53 19.9 34.5

Thu lãi tiền gửi 20.2 17 17.6 12 -2.6 -12.9

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ph òng kế toán)

Nhận xét: Dựa vào bảng 6, ta thấy:

Tổng doanh thu đến 31/12/2007 đạt 146 tỷ đồng, tăng 24.5% t ương đươngtăng gần 29 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước Trong đó, thu lãi từ tiền vay chiếm

tỷ trọng khá lớn: 53% trên tổng doanh thu, còn thu từ các dịch vụ ngân hàng chiếm5% trên tổng doanh thu, các sản phẩm dịch vụ chủ yếu là các dịch vụ truyền thốngnhư thanh toán, bảo lãnh và không có sự chuyển dịch về tỷ trọng dịch vụ so với

Trang 35

năm 2006 vì các sản phẩm dịch vụ mới của Chi nhánh phát triển rất chậm, thường

đi sau các ngân hàng bạn nhưng tính năng vượt trội không có nên khó tiếp thị vàphát triển khách hàng sử dụng Đồng thời Chi nhánh gặp sự cạnh tranh rất gay gắt

từ các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn với những sản phẩm dịch vụ vượt trộihơn Qua đó cho thấy, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồnthu cho Chi nhánh

Tổng chi phí đến 31/12/2007 là 125 tỷ đồng, tăng 20.3% tương đương tăng 21

tỷ so với năm 2006 Trong đó, chi phí trả l ãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất tr êntrên tổng chi phí (trên 50%) và tăng gần 16 tỷ đồng so với năm 2006 Nguyên nhân

là do vào những tháng cuối năm tỷ lệ lạm phát có dấu hiệu tăng cao, NHNN tăng tỷ

lệ dữ trự và mua trái phiếu bắt buộc nên các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu tiềnđồng Vì vậy, bắt đầu xuất hiện việc chạy đua l ãi suất giữa các ngân hàng để thu hútkhách hàng gửi tiền Thêm vào đó, các chi phí dịch vụ, quản lý ngân hàng, chi phí

dự phòng đều tăng so với năm 2006 (chỉ có chi phí trả lãi vay TW là giảm đôi chút )

đã làm cho tổng chi phí năm 2007 tăng

Lợi nhuận năm 2007 đạt 20.7 tỷ đồng tăng 7.6 tỷ đồng so với năm 2006

2.3 Phân tích tình hình thanh toán qu ốc tế tại NHĐT&PT Khánh Hòa 2.3.1 Phân tích doanh số của phương thức chuyển tiền

Bảng 7: Biểu diễn doanh số của ph ương thức chuyển tiền

ĐVT: Triệu USD

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm

Chuyển tiền đến 7.30 12.07 4.77 65.34

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Chi nhánh Khánh Hòa)

Trang 36

Biểu đồ 5: Biểu diễn doanh số của phương thức chuyển tiền

Nhận xét: Dựa vào bảng 7, ta thấy:

Năm 2007:doanh số chuyển tiền đi của Chi nhánh tăng chậm so với 2006, chỉtăng 1.73 triệu USD tương đương tăng 13.52% Cịn chuyển tiền đến doanh số tăng4.77 triệu USD tương đương với tăng 65.34% (đây là mức tăng rất đáng kể so với

300 ngàn USD của năm 2006)

Ngồi việc khách hàng dùng phương thức T/T để thanh tốn tiền hàng, cácdoanh nghiệp lớn của Khánh Hĩa như: Vipearl,Vân Phong…rất tin tưởng sử dụngdịch vụ này của ngân hàng để thanh tốn tiền lương cho nhân viên, chuyển tiền trảlương cho các chuyên gia nước ngồi, thanh tốn phí chở dầu…và các hộ gia đìnhchuyển tiền sinh hoạt phí cho con em đang du học n ước ngồi vì tính chính xác,nhanh chĩng của dịch vụ này và cịn do ngân hàng cĩ quan hệ rộng với nhiều ngânhàng nước ngồi

2.3.2 Phân tích doanh số phương thức nhờ thu:

Bảng 8: Biểu diễn doanh số của ph ương thức nhờ thu:

ĐVT: Triệu USD

Chênh lệch

tiền Tỷ lệ (%) Nhờ thu hàng

14.53 12.07

0 2 4 6 8 10 12 14 16

DS chuyển tiền đi

i

DS chuyển tiền đến

Trang 37

Biểu đồ 5: Biểu diễn doanh số nhờ thu

Nhận xét: Dựa vào bảng 8, ta thấy doanh số nhờ thu h àng nhập và xuất của

Chi nhánh năm 2007 đều giảm so với năm trước Cụ thể:

- Nhờ thu hàng nhập giảm 93 ngàn USD tương đương giảm gần 19% so vớicùng kỳ năm trước

- Nhờ thu hàng xuất giảm 87 ngàn USD tương đương giảm 14% so với 2006Chính vì thế đã làm doanh số nhờ thu của cả năm 2007 giảm 16% so với nămtrước Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm doanh số nhờ thu giảm là do bảnchất của phương thức này khơng an tồn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện naykhi ký hợp đồng mua bán hàng hĩa đều dùng hình thức tín dụng chứng từ (ngay cảđối với các đối tác cĩ quan hệ làm ăn lâu dài) Chỉ cĩ những khoản tiền nhỏ hoặc do

bộ chứng từ cĩ những bất hợp lệ quá nặng th ì khách hàng mới sử dụng nhờ thu

2.3.3 Phân tích doanh số thực hiện phương thức tín dụng chứng từ:

Bảng 9: Biểu diễn doanh số thanh tốn bằng LC

4.03 5.14

0 1 2 3 4 5 6 7

2006 2007

Nhờ thu hàng nhập Nhờ thu hàng xuất

Trang 38

Biểu đồ 6 Biểu diễn doanh số thanh tốn bằng LC

Nhận xét: Dựa vào bảng 9, ta thấy:

- Năm 2007, doanh số của LC xuất và nhập khẩu đều tăng trên 17% so vớinăm 2006 Cụ thể, LC nhập khẩu tăng 3.82 triệu USD, LC xuất khẩu tăng 4.38 triệuUSD Tuy doanh số LC tăng khơng cao nhưng đã phần nào cho thấy được nỗ lựccủa NHĐT&PT Khánh Hịa trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này củaChi nhánh Vì trước đây, những doanh nghiệp lớn của Khánh H ịa đều chọn VCB

để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng chứng từ Nhưng vài năm gần đây, do ngânhàng đã tạo được uy tín, sự tin tưởng của khách hàng và quy trình thực hiện cácnghiệp vụ LC xuất, nhập nhanh chĩng nh ưng vẫn đảm bảo tính chính xác, an to àn

đã thu hút được các khách hàng lớn của tỉnh như: Vinpearl, Huyndai Vinashin, CtyPhụ liệu may, DNTN Minh Ân…

Bảng 10: Kết quả hoạt động thanh tốn quốc tế tại NHĐT&PT Khánh H ịa

LC nhập khẩu

LC xuất khẩu

Trang 39

(Nguồn: Phịng thanh tốn quốc tế Chi nhánh Khánh Hịa)

Biểu đồ 7: Kết quả hoạt động thanh tốn quốc tế tại Chi nhánh

Nhận xét: Dựa vào bảng 10, ta thấy:

Doanh số thanh tốn quốc tế của Chi nhánh đều tăng qua các năm, cụ thể:Năm 2007: doanh số thanh tốn quốc tế tăng 12.9 triệu USD t ương đương tăng16.29%

Nguyên nhân của việc doanh số thanh tốn của phịng năm sau luơn cao hơnnăm trước đĩ là:

Thứ nhất, đây là giai đoạn mà Việt Nam đã và đang tham gia vào tổ chứcthương mại thế giới (WTO) nên nhiều hàng rào thuế quan được bãi bỏ, chính sáchthương mại được nới lỏng tạo tạo điều kiện cho các nh à đầu tư nước ngồi và cácnhà đầu tư trong nước hướng ra thế giới Từ đĩ, gĩp phần l àm phát triển doanh sốthanh tốn quốc tế của các ngân hàng thương mại nĩi chung và của Chi nhánh nĩiriêng

Thứ hai, để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng và cạnh tranh với các ngânhàng khác trên địa bàn, từ năm 2005 ngân hàng đã áp dụng tiêu chuẩn ISO9000:2000 để giải quyết các quy trình thanh tốn Ví dụ: việc thực hiện các nghiệp

vụ tín dụng chứng từ như duyệt hồ sơ xin mở, phát hành, sửa đổi L/C, kiểm trachứng từ, thơng báo chứng từ nhờ thu, gửi giấy địi tiền, chuyển tiền đi… tất cả đềuthực hiện trong vịng một ngày Do đĩ, đã giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiềuthời gian Bên cạnh đĩ, ngân hàng đã triển khai và thực hiện tốt các chính sách tàitrợ xuất nhập khẩu, ưu đãi phí dịch vụ nên Chi nhánh đã giữ được các khách hàng

cĩ hoạt động thanh tốn thường xuyên như DNTN Minh Ân, Cơng ty TNHHHuyndai Vinashin, Cơng ty TNHH Ng ọc Trai Sài Gịn…

20.1 11

48.1

26.6 9.2 56.3

0 10 20 30 40 50 60

Chuyển tiề n

Nhờ thu LC

Trang 40

Thứ ba, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban (thanh toán, nguồn vốn,tín dụng…) Các bộ phận này phân chia công việc rất rõ ràng, không có sự chồngchéo lên nhau nên bất kỳ yêu cầu, đề nghị nào của khách hàng đều được giải quyếtmột cách nhanh chóng, chính xác B ên cạnh đó, còn phải nói đến thái độ luôn niềm

nở, thân thiện của nhân viên phòng thanh toán đối với khách hàng kết hợp với việcChi nhánh luôn có những chương trình khuyến mãi, quà tặng trong những dịp lễtết Chính điều đó đã làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất

Thứ tư, bộ phận thanh toán luôn chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm kháchhàng cho Chi nhánh, không thụ động ngồi chờ khách hàng tự đến với mình và thiếtlập mối quan hệ thân thiết với khách h àng

Tất cả những điều nói trên đã giúp Chi nhánh không những giữ vững kháchhàng truyền thống mà còn thu hút thêm được ngày càng nhiều khách hàng mới đếnvới ngân hàng

Biểu đồ 8: Biểu diễn tỷ trọng của các ph ương thức thanh toán

Nhận xét: Qua biểu đồ 9, ta thấy:

Ngày đăng: 31/08/2014, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thanh toán quốc tế, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, 2007, NXB Thống Kê Khác
2. Những tình huống đặt biệt trong thanh toán quốc tế, NXB Thống K ê Khác
3. Toàn tập UCP 600, Nguyễn Trọng Thùy, NXB Thống Kê Khác
4. Quy trình thanh toán quốc tế, BIDV Việt Nam Khác
5. Các tạp chí ngân hàng Khác
6. Website: www.bidv.com.vn, www.vcb.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Khánh Hòa - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Khánh Hòa (Trang 27)
Bảng 2: Các hình thức huy động vốn - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 2 Các hình thức huy động vốn (Trang 28)
Bảng 3: Tình hình dư nợ tín dụng tại NHĐT&PT Khánh H òa 2005-2007 ĐVT: Tỷ đồng - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 3 Tình hình dư nợ tín dụng tại NHĐT&PT Khánh H òa 2005-2007 ĐVT: Tỷ đồng (Trang 29)
Bảng 4: Các hình thức dư nợ tín dụng của ngân hàng - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 4 Các hình thức dư nợ tín dụng của ngân hàng (Trang 31)
Bảng 5: Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân h àng của Chi nhánh năm 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 5 Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân h àng của Chi nhánh năm 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng (Trang 33)
Bảng 6: Tình hình thu nhập chi phí trong 3 năm 2005-2007 - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 6 Tình hình thu nhập chi phí trong 3 năm 2005-2007 (Trang 34)
Bảng 7: Biểu diễn doanh số của ph ương thức chuyển tiền - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 7 Biểu diễn doanh số của ph ương thức chuyển tiền (Trang 35)
Bảng 8: Biểu diễn doanh số của ph ương thức nhờ thu: - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 8 Biểu diễn doanh số của ph ương thức nhờ thu: (Trang 36)
Bảng 9: Biểu diễn doanh số thanh toán bằng LC - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 9 Biểu diễn doanh số thanh toán bằng LC (Trang 37)
Bảng 10: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Khánh H òa 2006-2007 - HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH hòa
Bảng 10 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Khánh H òa 2006-2007 (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w