Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

86 718 4
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực thế giới. Để quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụng được vốn công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực trên thế giới. Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993. Trải qua 17 năm hoạt động, hoạt động TTQT tại Ngân hàng Đầu Phát Triển Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, là một nguồn thu phí lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, do còn mới mẻ, hoạt động Thanh toán quốc tế tương đối phức tạp tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hoạt động TTQT tại Ngân hàng Đầu Phát Triển Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi ro trong TTQT, một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tài sản vật chất mà cả uy tín trên trường quốc tế của ngân hàng. Bên cạnh đó những lý luận về quản trị rủi ro trong lĩnh vực thanh toán quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, phòng ngừa hạn chế rủi ro ngày càng cao của các ngân hàng cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trang 2 Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Ngân hàng Đầu Phát Triển Việt Nam là “phát triển bền vững”, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là nghiên cứu phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế tìm ra các giải pháp để quản trị, hạn chế tối đa các rủi ro trong hoạt động TTQT. Xuất phát từ thực tế đó với mong muốn tìm ra những hướng mới cho vấn đề quản trị rủi ro trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế - Tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế hoạt động quản trị rủi ro Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Phát Triển Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. Qua đó đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh toán quốc tế, rút ra những ưu điểm hạn chế, đồng thời phân tích nguyên nhân của các hạn chế đó - Đề xuất các nhóm giải pháp khả thi đối với ngân hàng nhà nước, ngân hàng Đầu Phát Triển Việt Nam các đơn vị liên quan nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hạn chế các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đầu Phát Triển Việt Nam 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Các rủi ro TTQT hoạt động quản trị rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu Phát triển Việt nam - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng hoạt động TTQT quản trị rủi ro TTQT của Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2010 4. Phương pháp thực hiện - Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê của Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam để nghiên cứu Trang 3 - Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học liên quan. - Sử dụng các công cụ phân tích, phần mềm phân tích Excel,… - Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia 5. Kết quả đạt được - Đề tài làm những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro quản trị rủi ro nói chung, các rủi ro có thể xảy ra các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM VN - Có cái nhìn tổng quan về hoạt động TTQT công tác quản trị rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam, đánh giá ưu nhược điểm tìm nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi có hiệu quả để hoạt động TTQT của Ngân hàng ngày càng phát triển bền vững. 6. Kết cấu của luận văn: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế - Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2010 - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam Trang 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1.1. Khái niệm bản chất hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan [2]. 1.1.1.2. Bản chất hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Nghiệp vụ thanh toán quốc tế chỉ được tiến hành trong những điều kiện môi trường kinh doanh nhất định.  Nghiệp vụ TTQT vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT. Trong quan hệ thanh toán giữa các nước vấn đề quyền lợi nghĩa vụ giữa các bên phải được giải quyết quy định thành những điều kiện gọi là điều kiện TTQT: điều kiện về tiền tệ, điều kiện về địa điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán. Các điều kiện trên khi được vận dụng một cách hợp lý sẽ đạt được hiệu quả về kinh tế, tránh được những rủi ro, tổn thất cho các bên áp dụng.  Nghiệp vụ TTQT giữ mối quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế quan trọng khác. - Với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: nhằm phục vụ nhu cầu TTQT bằng các loại ngoại tệ khác nhau, hạn chế rủi ro hối đoái trong thanh toán kinh doanh của khách hàng cũng nhằm mục đích kinh doanh vì lợi nhuận của ngân hàng. - Với hoạt động tài trợ ngoại thương: nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho khách hàng xuất nhập khẩu trong quá trình thực hiện TTQT. Trang 5 - Với các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro: thông tin tín dụng, bảo lãnh ngân hàng… - Chỉ khi mạng lưới các chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài các ngân hàng đại lý rộng khắp thì hoạt động TTQT của NHTM mới thực sự được tiến hành phát triển.  Nghiệp vụ TTQT có mối quan hệ với các hoạt động kinh doanh của NHTM. Đó là mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền tệ tín dụng, chế độ quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia. Đồng thời việc tổ chức, quản thực hiện nghiệp vụ TTQT phải dựa trên cơ sở các luật lệ, tập quán quốc gia, các quy ước quốc tế, hiệp định thương mại giữa các nước. Do vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử, sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, của mỗi quốc gia nói riêng, hoạt động TTQT cũng mang sắc thái đặc trưng riêng. 1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, góp phần phát triển kinh tế. Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, giảm bớt các chi phí trung gian, đồng thời hoạt động thanh toán quốc tế đã thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam bằng các nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền đến L/C xuất khẩu. 1.1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại - TTQT giúp các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phát triển các nghiệp vụ liên quan như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh các dịch vụ khác. - TTQT đem lại khoản thu phí dịch vụ quan trọng, giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng về giao dịch, từ đó tăng quy mô hoạt động thị phần trên thị trường. Trang 6 - TTQT làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng: Trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thương mại luôn có một nguồn tiền tập trung chờ thanh toán. Nguồn tiền này tương đối ổn định phát sinh thường xuyên, là một nguồn nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng. - Thực hiện TTQT, ngân hàng thương mại có thể tạo ra được vòng tròn dịch vụ khép kín, từ đó đảm bảo các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến nhau như tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ được giám sát, theo dõi kỹ lưỡng bởi nhiều phòng ban khác nhau, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại mà nhà nước đề ra. - TTQT làm tăng cường quan hệ đối ngoại: thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại sẽ có quan hệ đại lý với ngân hàng đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác tương trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng rộng mở. 1.1.2.3. Đối với khách hàng - Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi tiết kiệm tối đa chi phí. - Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, quyền lợi của khách hàng được đảm bảo hơn, do khách hàng được ngân hàng vấn để lựa chọn các phương thức thanh toán, kỹ thuật thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo ra sự an tâm cho khách hàng trong giao dịch ngoại thương với đối tác nước ngoài. - Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán hàng nhập bằng cách bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua việc thực hiện thanh toán quốc Trang 7 tế, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những vấn cho khách hàng những điều chỉnh về chiến lược khách hàng. 1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)  Khái niệm Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ ) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu [2].  Đặc điểm Từ khái niệm cho thấy phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó người chuyển tiền người nhận tiền tiến hành thanh toán với nhau thông qua dịch vụ ngân hàng, ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm của người mua, chỉ có trách nhiệm chuyển đúng số tiền cần chuyển một cách khẩn trương, an toàn đến đúng địa chỉ theo yêu cầu khi nhận được lệnh chuyển tiền, ngoài ta không bị rằng buộc gì. Trong phương thức chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, do đó, làm cho quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương phương thức chuyển tiền thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp hai bên mua bán có uy tín tin cậy lẫn nhau. Trang 8 1.1.3.2. Phương thức ứng trước Người mua chấp nhận giá hàng của người bán chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang), nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán gửi đi 1.1.3.3. Phương thức nhờ thu  Khái niệm Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện điều khoản khác [2].  Đặc điểm Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền cho người xuất khẩu, ngân hàng không có bất cứ trách nhiệm nào đối với việc trả tiền của người mua. Dựa trên cơ sở giấy ủy thác bộ chứng từ của người bán, ngân hàng tiến hành thu hộ tiền, ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ không liên quan gì đến việc ủy thác đó có được người mua chấp nhận trả tiền hay không.  Phân loại: Có hai loại nhờ thu: * Nhờ thu phiếu trơn: là nhờ thu theo chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại, trong đó nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra mà không kèm theo điều kiện nào cả, còn chứng từ gửi hàng sẽ được gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. * Nhờ thu kèm chứng từ: là loại nhờ thu có kèm chứng từ thương mại, trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo điều kiện nhà nhập khẩu phải trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn để đổi lấy chứng từ đi nhận hàng. Với cách khống chế chứng từ này, quyền lợi của người bán sẽ được đảm bảo hơn phương thức nhờ thu phiếu trơn chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn chi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Do Trang 9 vậy, phương thức này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen tin cậy. 1.1.3.4. Phương thức tín dụng chứng từ  Khái niệm Tín dụng chứng từ hay còn gọi là thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit –L/C), trong đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện điều khoản quy định trong L/C [2]. Các loại chứng từ chủ yếu thường được quy định trong L/C:Hóa đơn thương mại (Commercial invoice), Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (bill of lading), vận đơn hàng không (airway bill) hoặc vận đơn đường sắt (railway bill), Chứng từ bảo hiểm (Insuarance certificate), Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), Hối phiếu (Draft), Phiếu đóng gói (Packing list), Các chứng từ khác như: Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity), giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng (Inspection certificate), biên lai bưu điện, các chứng nhận của người hưởng lợi  Đặc điểm Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Người mua căn cứ vào hợp đồng để làm đề nghị mở thư tín dụng. Người bán căn cứ vào các điều kiện của thư tín dụng tiến hành giao hàng nếu xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng phát hành. Tính độc lập của thư tín dụng không hủy bỏ trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi hợp đồng mua bán đã được hủy bỏ nhưng thư tín dụng vẫn còn hiệu lực. Do đó người bán khi nhận được thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu người mua tiến hành sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiện giao hàng. Trang 10 Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, chứ không liên quan đến hàng hóa. Ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ thể hiện trên bề mặt là phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng mà hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người mua đã nhận được hàng hóa hay chưa, hàng hóa có đúng quy cách hay không. 1.1.3.5. Phương thức bồi hoàn bằng điện: Hình thức này cũng buộc người mua mở L/C như bình thường, khi người bán xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo, ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với L/C thì sẽ trả tiền ngay cho người bán. Người xuất khẩu sẽ nhận được tiền hàng sớm, chỉ độ vài ngày. Sau đó ngân hàng thông báo sẽ chuyển chứng từ cho ngân hàng mở L/C ngân hàng này sẽ hoàn tiền bằng điện cho ngân hàng thông báo. 1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NHTM 1.2.1. Rủi ro 1.2.1.1. Khái niệm bản chất rủi ro Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Một số từ điển khác đưa ra khái niệm tương tự như “ Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát hư hại” hay “ Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”… Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “ Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” hoặc “ Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp”…. Qua khái niệm về rủi ro, chúng ta thấy rủi ro có ba tính chất quan trọng: . vực thanh toán quốc tế, tôi đã chọn đề tài Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt. Tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động quản trị rủi ro Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam giai đoạn 2006-

Ngày đăng: 18/12/2013, 09:56

Hình ảnh liên quan

2.1.3.1. Mô hình tổ chức: - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

2.1.3.1..

Mô hình tổ chức: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bảng 2.2.

Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bảng 2.3.

Doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền Xem tại trang 38 của tài liệu.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

2.1.3.3..

Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán các nghiệp vụ TTQT chủ yếu của BIDV - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bảng 2.4.

Doanh số thanh toán các nghiệp vụ TTQT chủ yếu của BIDV Xem tại trang 39 của tài liệu.
1. Các rủi ro xuất phát từ khách hàng  - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

1..

Các rủi ro xuất phát từ khách hàng Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.5: Bảng danh mục rủi ro BIDV 2006-2010 - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bảng 2.5.

Bảng danh mục rủi ro BIDV 2006-2010 Xem tại trang 47 của tài liệu.
2.2.3.2. Phương pháp định tính xác định mức độ rủi ro mà BIDV có thể gặp phải khi tiến hành thanh toán  - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

2.2.3.2..

Phương pháp định tính xác định mức độ rủi ro mà BIDV có thể gặp phải khi tiến hành thanh toán Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.7: Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế tại BIDV giai đoạn 2006-2010 - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bảng 2.7.

Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế tại BIDV giai đoạn 2006-2010 Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan