Tăng cường quản lý thị trường, giám sát hợp đồng kinh doanh:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82 - 84)

- Giữ vững và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh

3.3.1.5. Tăng cường quản lý thị trường, giám sát hợp đồng kinh doanh:

Vận động theo quy luật kinh tế thị trường, thị trường quốc tế là nguồn phát sinh những bất trắc, mối hiểm họa, nguy cơ rủi ro cho bất kỳ doanh nghiệp nào chấp nhận kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ cần can thiệp một cách hợp lý trong một số mặt sau đây:

 Quản lý chặt chẽ đầu mối buôn bán quốc tế:

Mặc dù, theo quan điểm chung là khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tuy nhiên không nên hiểu theo nghĩa thả nổi không có sự quản lý các đầu mối kinh doanh. Để tránh rủi ro: tranh mua, tranh bán

+ Quy định tiêu chuẩn các doanh nghiệp được quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn này phản ánh năng lực thực sự, uy tín của các doanh nghiệp khi muốn tham gia thị trường quốc tế.

+ Tăng cường giám sát quá trình kinh doanh bằng chế độ kiểm tra, kiểm soát, giám đốc bằng tiền, chế độ kiểm toán, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh…

+ Đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực, có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân cần có sự quản lý chặt chẽ đầu mối kinh doanh.

 Định hướng thị trường, mặt hàng xuất khẩu chủ lực làm căn cứ để định hướng phát triển sản xuất – kinh doanh:

Nghiên cứu định hướng thị trường, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giải pháp của Chính phủ tác động vào nguồn rủi ro nhằm giảm nhẹ tổn thất khi có rủi ro do biến động cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế gây ra.

Định hướng đúng đắn về thị trường xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, có thị trường tiêu thụ thuận lợi, với giá cả hợp lý. Thiếu sự hướng dẫn của Chính phủ, người lao động, doanh nghiệp tiến hành sản xuất một cách tự phát, họ chỉ thấy lợi nhuận cao hiện thời mà đổ xô vào kinh doanh, một lúc nào đó giá cả hàng hoá xuống thấp họ gặp rủi ro ngoài sự mong đợi. Do vậy, Chính phủ là người có đủ khả năng để thực hiện vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro do sự biến động khắc nghiệt của thị trường thế giới.

 Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về thị trường quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên việc tự tìm kiếm thông tin thị trường, tự tranh trải mọi khoản chi phí phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thiết lập kênh phân phối…là không thể thực hiện. Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tư vấn pháp lý , nguồn tài chính…để gia nhập thị trường quốc tế một cách vững vàng, hạn chế gặp phải rủi ro khi phải kinh doanh trong tình trạng bất lợi, thiếu thông tin, thiếu bình đẳng.

 Giám sát thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Rủi ro, tổn thất trong kinh doanh hầu hết xảy ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài việc tự giám sát của mỗi doanh nghiệp, cơ quan quản lý của Chính phủ cần phải tăng cường chức năng giám sát thực hiện

hợp đồng đặc biệt là những hợp đồng có giá trị lớn để kịp thời ngăn chặn nguồn rủi ro phát sinh.

Giám sát thực hiện hợp đồng kinh doanh ngoại thương được tiến hành trên cơ sở so sánh giữa hợp đồng với kế hoạch xuất nhập khẩu cấp quốc gia, qua đó Chính phủ thống kê lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế và có biện pháp điều chỉnh kịp thời cung cầu hàng hoá trên thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)