Mô hình tổ chức:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

- Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin

2.1.3.1. Mô hình tổ chức:

Từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV. Ngoài việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảm nhiệm các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, quan hệ quốc tế…Sau này, để đáp ứng được nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng, các nghiệp vụ dần

được tách riêng, và Phòng Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành phòng Thanh toán quốc tế và đến năm 2007 đổi tên thành Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại, chỉ đảm nhiệm nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Hiện nay mô hình tổ chức trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại gồm 3 phòng: phòng Tài trợ thương mại 1 và 2 ở Hà nội và phòng Tài trợ thương mại 3 ở TP HCM.

Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống là Hội sở chính. Chỉ có Hội sở chính mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các chi nhánh trong hệ thống BIDV được chia thành 2 loại:

 Loại 1: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp: là các chi nhánh có đủ điều kiện cần thiết để trực tiếp xử lý các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Tùy theo trình độ nghiệp vụ và chất lượng giao dịch thanh toán quốc tế của các chi nhánh, Hội sở chính xây dựng hạn mức điện tự động cho từng loại giao dịch của từng chi nhánh. Dưới hạn mức đã được xác định, các giao dịch của chi nhánh sẽ tự động chuyển tới các ngân hàng đại lý qua hệ thống SWIFT. Các giao dịch vượt hạn mức sẽ được kiểm soát và duyệt lại tại Hội sở chính. Bên cạnh đó cũng tùy theo trình độ nghiệp vụ, doanh số giao dịch phát sinh...Hội sở chính sẽ xây dựng hạn mức thanh toán quốc tế cho từng chi nhánh. Đối với những giao dịch trong hạn mức thì các chi nhánh trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, kiểm tra hồ sơ, thực hiện và phê duyệt giao dịch. Đối với những giao dịch vượt hạn mức thì chi nhánh chỉ tiếp nhận hồ sơ và gửi lên Hội sở chính để xử lý nghiệp vụ và chuyển tiếp ra nước ngoài.

Định kỳ, các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp phải báo cáo Hội sở chính về doanh số, tình hình hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh và đối chiếu các giao dịch thanh toán quốc tế phát sinh thực tế tại chi nhánh với số liệu lưu trữ trên chương trình của Hội sở chính.

nhánh có thị trường và khách hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện trực tiếp nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tại chi nhánh cũng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do khách hàng xuất trình. Những hồ sơ này sau đó sẽ được chuyển lên Hội sở chính để xử lý nghiệp vụ và chuyển tiếp ra nước ngoài. Chi nhánh là đầu mối trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục và các chứng từ cần thiết cho giao dịch thanh toán quốc tế, có trách nhiệm quản lý khách hàng, kiểm tra tính xác thực của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Hội sở chính có trách nhiệm kiểm tra nội dung của các loại giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật, các thông lệ quốc tế, thực hiện giao dịch theo đúng quy trình đảm bảo an toàn về vốn và uy tín cho Ngân hàng và khách hàng.

Chất lượng giao dịch của các chi nhánh được đánh giá định kỳ 1 lần/năm theo quy trình quản lý chất lượng ISO để có những điều chỉnh hạn mức cho phù hợp với hoạt động thanh toán quốc tế của từng chi nhánh, đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế an toàn trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)