- Giữ vững và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh
3.3.2.2. Tạo điều kiện cho các chi nhánh phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế
hoạt động thanh toán quốc tế
Ban hành, hoàn thiện đồng bộ hoá các văn bản về hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế đối với khách hàng cũng như đối với các doanh nghiệp. Tăng cường vai trò tư vấn đối với doanh nghiệp.
Tóm lại: Chương III đã nêu được định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015. Điều quan trọng hơn qua đó đã nêu lên được những giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV. Đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành liên quan nhằm tăng cường hiệu quả cũng như tính thiết thực của các giải pháp đã nêu
KẾT LUẬN
Sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Để đáp ứng cho tiến trình hội nhập này, tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đã và đang tập trung phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại đóng vai trò không nhỏ. Hiện nay, môi trường cạnh tranh của các ngân hàng thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, vấn đề hội nhập vừa tạo ra những cơ hội mà còn mang lại những thách thức cho các ngân hàng thương mại.
Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế việt nam ngày càng dấn sâu vào hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ sau.
Thứ nhất: Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Thứ hai: Luận văn phân tích được thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV.
Thứ ba: Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV và những đề xuất với Chính phủ, các bộ ngành, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong việc hạn chế rủi ro và tổn thất trong thanh toán quốc tế.
Do hạn chế về không gian và thời gian, việc phân tích, xử lý số liệu thực tế đưa vào luận văn còn gặp nhiều khó khăn và khiếm khuyết nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng tác giả hi vọng rằng những đề xuất được nêu trong bản luận văn sẽ đóng góp một phần tăng cường công tác quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.