Phòng ngừa rủi ro từ các đối tác của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 77)

- Giữ vững và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh

3.2.6. Phòng ngừa rủi ro từ các đối tác của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

triển Việt Nam

Phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng

Trong môi trường phát triển và cạnh tranh ngày nay, để giành được và duy trì chữ tín, xây dựng và củng cố được thưong hiệu BIDV, tăng cường công tác quản

trị rủi ro và mang lại hiệu quả cao cho cả ngân hàng và khách hàng thì công tác khách hàng phải thường xuyên thực hiện và liên tục đổi mới.

-Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý, phù hợp với cơ cấu khách hàng của BIDV hiện nay.

+ Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: là các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty, các khách hàng có tiềm năng xuất khẩu mạnh.

+ Phát triển các khách hàng mới: Công ty liên doanh, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh… Đây là một chiến lược có tính lâu dài bởi vì đây là những thành phần kinh tế đang được Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư để phát triển.

+ Quan tâm đến nhóm khách hàng xuất khẩu trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Ví dụ như xây dựng chính sách tài trợ thương mại riêng cho các khách hàng xuất khẩu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để thu hút mạnh nhóm khách hàng này, tạo nguồn ngoại tệ cho ngân hàng.

+ Xây dựng chính sách giá hợp lý cho từng nhóm khách hàng. Điều quan trọng là chính sách giá của ngân hàng phải phù hợp với từng loại khách hàng, từng đối tượng, từng sản phẩm dịch vụ được cung cấp.

+ Xây dựng cơ chế thẩm định, đánh giá khách hàng để từ đó xác định các hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu cho từng khách khách hàng. Công tác thẩm định đánh giá khách hàng không chỉ quan tâm phân tích đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu của khách hàng mà còn phải đánh giá cả tư cách pháp nhân của khách hàng, mức độ uy tín trong kinh doanh của khách hàng và các đối tác nước ngoài của khách hàng. Như vậy vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa đảm bảo thực hiện chính sách khách hàng.

- Các chi nhánh phải chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình vốn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế để tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

-Tư vấn nghiệp vụ và pháp luật cho khách hàng: Các khách hàng của Việt Nam rất yếu về nghiệp vụ TTQT, các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước và

quốc tế về hoạt động TTQT. Trước thực trạng như vậy, nhiệm vụ của cán bộ ngân hàng là phải tư vấn cho các khách hàng trong các giao dịch TTQT. Công tác tư vấn cho khách hàng phải được thực hiện một cách toàn diện và có chiều sâu:

+ Tư vấn cho khách hàng trong khâu thẩm định dự án để tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Hỗ trợ trong việc tìm hiểu về đối tác nước ngoài.

+ Tư vấn cho khách hàng về nội dung của hợp đồng ngoại thương để kịp thời phát hiện ra những điểm bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng. Tư vấn cho khách hàng về các nguồn luật điều chỉnh giao dịch, gồm có luật quốc gia và luật quốc tế.

+ Bên cạnh việc tư vấn cho khách hàng trong từng giao dịch cụ thể, BIDV xây dựng chính sách hợp tác đào tạo với một số nhóm khách hàng truyền thống, nhóm khách hàng đặc biệt. BIDV có thể tổ chức các buổi hội thảo trao đổi với khách hàng về kinh nghiệm TTQT, cập nhật các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT trong và ngoài nước để từng bước nâng cao năng lực của khách hàng trong hoạt động TTQT.

-Quản lý chặt chẽ từng giao dịch TTQT cụ thể:

+Xác định hạn mức ký quỹ L/C cho những giao dịch mở L/C bằng vốn tự có hoặc vốn vay dưới 100% nhằm tránh những rủi ro về tỷ giá và tín dụng. Việc xây dựng mức ký quỹ hợp lý cần dựa trên năng lực tài chính, mức độ an toàn tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp vì nếu mức kỹ quỹ quá thấp thì không đảm bảo an toàn, còn mức ký quỹ quá cao sẽ khiến cho khách hàng gặp khó khăn về vốn, họ sẽ không tiếp tục giao dịch với Ngân hàng nữa.

+ Đặc biệt đối với những khách hàng có phát sinh giao dịch mở L/C trả chậm, việc thẩm định dự án đầu tư, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cần phải tiến hành một cách chặt chẽ hơn vì những giao dịch phát hành thư tín dụng trả chậm tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

+ Kiểm soát nội dung các đề nghị của khách hàng, ví dụ như lệnh chuyển tiền, đơn đề nghị mở L/C… Kiên quyết từ chối không thực hiện các lệnh thanh

toán, các L/C có nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thông lệ quốc tế hoặc có thể gây rủi ro nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng.

Phòng ngừa rủi ro từ phía ngân hàng đại lý nước ngoài

-Tăng cường hợp tác Quốc tế trong hoạt động TTQT: Củng cố mối quan hệ đối ngoại vốn có với các ngân hàng đại lý nước ngoài. Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới theo định hướng lựa chọn các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng các mối quan hệ ngân hàng đại lý chặt chẽ. Thông qua mối quan hệ với các ngân hàng đại lý chúng ta sẽ tận dụng được các hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận L/C, hạn mức thanh toán, hạn mức tái tài trợ L/C, hạn mức kinh doanh ngoại tệ, ký kết các hiệp định khung vay vốn trung dài hạn để cho vay các dự án nhập thiết bị công nghệ.

-Định kỳ đánh giá, cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh quan hệ đại lý phù hợp với tình tình vận động của thế giới.

+Đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm lựa chọn được những ngân hàng đại lý có uy tín cao trên thị trường quốc tế. Việc đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài phải dựa vào các tài liệu của các tổ chức đánh giá ngân hàng quốc tế có uy tín, có độ tin cậy cao như Fitch Rating,

+ Đánh giá uy tín của ngân hàng đại lý trên các mặt sau: Môi trường kinh tế toàn cầu, mức độ rủi ro quốc gia, rủi ro của chính ngân hàng đại lý hay khả năng thực hiện nghĩa vụ của họ.

Việc đánh giá uy tín của ngân hàng đại lý được thực hiện định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá ngân hàng đại lý. Trên cơ sở đó có những quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Kết quả đánh giá các ngân hàng đại lý là cơ sở để BIDV ra các quyết định hợp tác với các ngân hàng đại lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)