Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 59)

- Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin

3. Các rủi ro xuất phát từ môi trường ngoà

2.2.5.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Rủi ro khi kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu

Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, việc kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu mang tính rủi ro rất cao, chỉ cần một lỗi nhỏ không được kiểm tra cẩn trọng đã có thể không nhận được thanh toán nếu như phía ngân hàng nước ngoài thiếu thiện chí, đã có kinh nghiệm về vấn đề này của BIDV như sau:

Doanh nghiệp xuất khẩu thảm đay xuất trình bộ chứng từ L/C xuất sang thị trường Bỉ, trị giá USD50,000.00, trong đó có một điều khoản của L/C quy định “chứng nhận của người hưởng rằng: bộ chứng từ không thể thương lượng được gửi cho người mua sau 15 ngày kể từ ngày B/L” nhưng trong chứng từ này của khách hàng xuất khẩu lại ghi: “Bộ chứng từ không thể thương lượng được gửi cho người mua trong vòng 15 ngày kể từ ngày B/L” (thay chữ after bằng chữ within). BIDV đã bỏ qua lỗi này, ngân hàng nước ngoài viện cớ từ chối thanh toán. Sau khi hai bên mua – bán thương lượng, công ty xuất khẩu thảm đay Việt Nam đã phải giảm giá 15% với lý do hàng mất phẩm chất.

Trong những trường hợp như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu vừa bị mất tiền thanh toán vừa bị vốn đọng do thời gian kéo dài, nếu là doanh nghiệp nhỏ, mới hoạt động rất có thể họ sẽ gặp khó khăn lớn về tài chính dẫn đến phá sản. Còn BIDV kể cả khi không áp dụng hình thức tài trợ nào cũng sẽ bị giảm uy tín.

Rủi ro pháp lý:

Rủi ro này thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên. Khi đó một vấn đề đặt ra là toà án nước nào sẽ thụ lý vụ án và xử lý trên cơ sở luật pháp của nước nào. Nguyên nhân sâu xa của loại rủi ro này là môi trường pháp lý và luật pháp các nước khác nhau. Ví dụ, thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 500, tuy nhiên ở từng nước khác nhau, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước lại rất khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của nước đó. Luật quốc gia thường được tôn trọng và ít khi có đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch, thì luật quốc gia thường được tuân thủ. Vì vậy rủi ro về sự khác biệt luật pháp giữa các nước là không thể tránh khỏi.

Một trong những bài học kinh nghiệm mà BIDV đã gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT liên quan đến vấn đề luật quốc gia xung đột với UCP 500. Theo quy định của UCP 500, nếu L/C không quy định là hủy ngang hay không hủy ngang thì được coi là L/C không hủy ngang (Irrevocable). Tuy nhiên, theo bộ luật dân sự của Nga (Civil Code), nếu L/C không quy định cụ thể là hủy ngang hay không hủy ngang thì được hiểu là L/C hủy ngang. Khi L/C nhận được một thư tín dụng phát hành từ một ngân hàng của Nga, không ghi rõ là có hủy ngang hay không hủy ngang, cán bộ của BIDV đã sơ suất không đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi và đã thông báo cho khách hàng. 1 tháng sau, ngân hàng phát hành của Nga thông báo cho BIDV là L/C nói trên đã bị hủy mà không cần có sự đồng ý của người thụ hưởng L/C, bởi vì theo họ đây là L/C hủy ngang. Rất may mắn là người thụ hưởng của L/C mới chỉ đang chuẩn bị hàng hóa để giao nên không bị mất hàng. Tuy nhiên, đây là một rủi ro rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhà xuất khẩu và BIDV.

Rủi ro đạo đức

+ Từ phía nhà nhập khẩu: Có một số khách hàng của BIDV khi nhập khẩu hàng hoá đã không dự đoán được xu thế biến động của thị trường nên khi hàng hoá nhập về đến Việt Nam thì giá cả trên thị trường đang hạ, bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trước tình hình đó, nhà nhập khẩu gây sức ép, yêu cầu BIDV tìm mọi cách để trì hoãn thanh toán, thường là qua việc bắt lỗi bất đồng của bộ chứng từ. Mặt khác, nhà nhập khẩu không chịu làm các thủ tục thanh toán như nhận nợ vay đối với L/C mở bằng vốn vay hoặc nộp tiền vào tài khoản đối với các L/C mở bằng vốn tự có, ký quỹ dưới 100%. Những trường hợp như vậy đã đẩy BIDV vào tình huống khó xử, nếu làm theo ý khách hàng, bắt lỗi không đúng UCP và thông lệ quốc tế thì sẽ gây mất uy tín, thậm chí có thể bị ngân hàng nước ngoài kiện ra tòa. Nếu muốn giữ uy tín của ngân hàng thì BIDV phải đứng ra trả thay và việc đòi lại tiền sẽ rất khó khăn và mất thời gian. Trong những trường hợp khách hàng chây ỳ như vậy, ngân hàng phải có những biện pháp cứng rắn để khách hàng phải thực hiện đúng cam kết.

Trong trường hợp BIDV phục vụ khách hàng xuất khẩu trong nghiệp vụ L/C hàng xuất, nếu nhà nhập khẩu không phải là những bạn hàng đáng tin cậy, vì những lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo đức trong kinh doanh thì có thể lừa nhà xuất khẩu xếp hàng lên tàu, rồi trì hoãn hoặc từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi bất đồng chứng từ, ép giá nhà xuất khẩu để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp, nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn chở hàng quay về. Những rủi ro xảy ra với nhà xuất khẩu cũng đồng thời ảnh hưởng đến BIDV là ngân hàng chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ. Đây là tình huống dễ xảy ra đối với các khách hàng xuất khẩu của BIDV bởi năng lực và bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế. Hơn nữa, rất nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam không tiếp cận được với người mua cuối cùng mà phải bán hàng qua trung gian. Việc thanh toán được thực hiện bằng thư tín dụng chuyển nhượng nên gặp nhiều rủi ro hơn so với thư tín dụng thông thường. Ngân hàng chuyển nhượng thư tín dụng không bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi thứ hai, mà chỉ thực hiện thanh

toán khi ngân hàng phát hành thanh toán cho họ. Người hưởng lợi thứ hai không nhận được cam kết thanh toán từ ngân hàng phát hành cũng như ngân hàng chuyển nhượng.

+ Từ phía nhà xuất khẩu: Trong một số trường hợp nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, không đúng thời gian quy định, hoặc không giao hàng nhưng lại xuất trình một bộ chứng từ hoàn hảo trên bề mặt (chứng từ giả mạo) để đòi tiền thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho dù không có hàng thực giao.

Sau đây là một ví dụ điển hình đã được BIDV giải quyết:

Tình huống 2.2: Ngày 20/09/2007 Chi nhánh Vũng Tàu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo đề nghị của khách hàng nhập khẩu là công ty TRAMATSUCO đã phát hành L/C số OD76002090086 trị giá USD2,350,000.00 nhập khẩu dây truyền thiết bị sản xuất giày từ công ty của Hàn quốc. L/C nói trên được thông báo qua ngân hàng WOORI BANK,SEOUL, KOERA. 80% trị giá của L/C được thanh toán trên cơ sở xuất trình bộ chứng từ giao hàng và đã được thanh toán xong, 20% còn lại theo quy định của L/C là sẽ được thanh toán trên cơ sở xuất trình một số chứng từ, trong đó có “Biên bản nghiệm thu dây truyền công nghệ do người nhập khẩu ký và đóng dấu”. Ngày15/06/2008, BIDV Vũng Tàu nhận được bộ chứng từ đòi tiền cho số tiền 20% còn lại. BIDV Vũng Tàu đã kiểm tra bộ chứng từ và xác định là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên khi đề nghị công ty Tramatsuco nộp tiền để thanh toán, công ty thông báo rằng dây chuyền chưa lắp đặt xong và họ chưa hề ký đóng dấu Biên bản nghiệm thu. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, BIDV Vũng Tàu phối hợp với khách hàng làm các thủ tục kiểm định dấu và chữ ký trên Biên bản nghiệm thu tại cơ quan công an và được xác định là dấu giả. Công ty Tramatsuco đã kiện ra tòa án tỉnh Bà rịa Vũng Tàu về trường hợp giả mạo và yêu cầu BIDV dứng thanh toán trên cơ sở quyết định của tòa án. Theo UCP 500, ngân hàng được miễn trách về chứng từ giả mạo, nhưng khi có quyết định của tòa án địa phương thì BIDV phải tuân theo và tạm thời dừng thanh toán chờ phán quyết của tòa án.

+ Từ Ngân hàng xác nhận – Ngân hàng chiết khấu: BIDV được yêu cầu mở thư tín dụng, xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín đối với nhà xuất khẩu. L/C cho phép ngân hàng xác nhận đồng thời là ngân hàng chiết khấu đòi tiền bằng điện từ một ngân hàng hoàn trả nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp tới ngân hàng xác nhận. Việc thanh toán được thực hiện trước khi ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ đòi tiền. Khi nhận được chứng từ, BIDV kiểm tra và phát hiện có lỗi bất đồng là trên vận đơn đường biển không chỉ ra tên của người chuyên chở theo điều 23 UCP 500. Do hàng chưa về tới cảng nên khách hàng đã từ chối chấp nhận bất đồng. BIDV yêu cầu ngân hàng xác nhận trả lại tiền đã đòi từ ngân hàng hoàn trả nhưng sau hơn 1 tuần tài khoản của BIDV mới được ghi có lại. BIDV và nhà nhập khẩu đã bị thiệt hại do bị chiếm dụng vốn trong khoảng thời gian từ khi phải thanh toán cho đến khi đòi được tiền. Trong trường hợp tồi tệ hơn, ngân hàng xác nhận không chấp nhận những bất đồng do ngân hàng phát hành đưa ra và không chịu hoàn trả tiền. Khi đó, ngân hàng phát hành buộc phải kiện ra Phòng thương mại quốc tế (ICC) để giải quyết.

So sánh tỷ lệ rủi ro giữa các phương thức thanh toán

Qua phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV ở trên, có thể thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được ưa chuộng nhất và sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, kèm theo sự ưu việt của nó luôn tiềm ẩn những rủi ro phát sinh từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Tỷ lệ rủi ro khi thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng cao hơn hẳn khi thực hiện bằng phương thức chuyển tiền hay nhờ thu, chiếm trung bình 71,8% rủi ro trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Phương thức nhờ thu do chưa được sử dụng nhiều tại BIDV cùng với nguy cơ rủi ro cho ngân hàng là thấp nhất nên tỷ lệ rủi ro khi thực hiện thanh toán nhờ thu chứng từ là thấp nhất.

Biểu 2.2: Tỷ lệ rủi ro trong từng phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)