Các hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 39)

- Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin

2.1.3.2. Các hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu:

Qua các năm từ 2006 đến 2010 doanh số thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững, với việc ký kết các thoả thuận hợp tác, triển khai nhiều giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng đại lý, cùng với việc chú trọng cung cấp các dịch vụ cho các định chế tài chính. Trong các năm qua, BIDV đã triển khai thỏa thuận hợp tác thanh toán quốc tế với NHTMCP Bảo Việt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, triển khai hoạt động thanh toán quốc tế với Ngân hàng Đại Á tại Hà Nội và Đồng Nai, thỏa thuận hợp tác thanh toán quốc tế với PG Bank và đang xúc tiến ký thỏa thuận hợp tác với NHTMCP Đại Dương và Ngân hàng Phát triển VDB. Bên cạnh đó, các thỏa thuận khác tiếp tục được thực hiện: Thỏa thuận hợp tác thanh toán quốc tế với các ngân hàng Tiên Phong, Sài Gòn, SHB, Petrolimex, Đông Nam Á. Giao dịch của các Định chế tài chính qua BIDV tương đối ổn định, góp phần vào tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung. BIDV đang tích cực hướng tới các doanh nghiệp

chuyên doanh xuất nhập khẩu trong các ngành thủy sản, may mặc, xăng dầu… là nhóm khách hàng tiềm năng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế.

Sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV khá đầy đủ, đa dạng, theo đúng thông lệ, khá hoàn thiện và đầy đủ, dịch vụ BIDV cung cấp đạt chất lượng cao, tuân thủ đúng thông lệ quốc tế, giao dịch nhanh chóng và chính xác. Về giá, phí dịch vụ của BIDV được đánh giá là tương đương với các Ngân hàng khác như ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Công thương, cao hơn mức trung bình khối các NHTMCP nhưng thấp hơn nhiều so với các ngân hàng nước ngoài. Biểu phí quy định mức tối đa tối thiểu và cho phép các chi nhánh tự quyết định việc giảm, miễn phí cho các đối tượng khách hàng đặc biệt tùy theo chính sách khách hàng của chi nhánh và cạnh tranh trên địa bàn là rất linh hoạt và chủ động cho các chi nhánh.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động TTQT qua các năm 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số Xuất khẩu (Triệu USD) 598 963 1.578 1.222 1.184 Doanh số Nhập khẩu (Triệu USD) 2.154 3.468 5.244 5.091 4.391 Doanh số TTQT (Triệu USD) 2.752 4.431 6.822 6.313 5.575 Phí dịch vụ (Tỷ VNĐ) 90.56 135 153.4 231.9 226.75

Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của BIDV Khó khăn chủ yếu hiện nay là vấn đề cung ứng vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Đây là điều kiện tiên quyết để khách hàng đẩy mạnh sử dụng sản phẩm thanh toán quốc tế tại BIDV vì việc sử dụng trọn gói các dịch vụ thanh toán quốc tế tương ứng với tỷ trọng cho vay của các ngân hàng trong dư nợ của khách hàng. Hiện nay, trong điều kiện thắt chặt tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và các khó khăn về tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn và việc tìm đến các ngân hàng khác có thể đáp ứng nhu cầu của họ là điều không thể tránh khỏi. Tỷ lệ mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất

khẩu thấp do tỷ giá không cạnh tranh cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào hơn và tỷ giá mua bán ngoại tệ cạnh tranh hơn.

Tuy doanh số thanh toán năm 2009, 2010 có xu hướng giảm nhưng phí thanh toán quốc tế ròng của toàn hệ thống vẫn tăng trưởng liên tục qua các năm từ năm 2006 đến 2010 với tỷ lệ tăng trưởng cao và đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra (năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng mức giảm không đáng kể 2.22% do doanh số thanh toán quốc tế giảm). Năm 2008 chỉ tiêu thu phí tăng thấp so với tăng doanh số là do giao dịch có giá trị lớn tăng (doanh số nhập khẩu xăng dầu trung bình 10 triệu USD/L/C), các mức thu phí đều đạt ngưỡng tối đa. Thêm vào đó là chính sách giảm phí dịch vụ áp dụng cho một số đối tượng khách hàng đặc biệt (phí áp dụng cho các Tập đoàn lớn, Tổng công ty) làm cho mức thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống tăng trưởng không tương ứng với mức tăng trưởng doanh số hoạt động.

Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

a. L/C nhập khẩu: Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế của các khách hàng sử đụng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV. Do vậy, doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV (chiếm hơn 40%- Bảng 2.4)

b. L/C xuất khẩu: Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV. Sự tăng trưởng và phát triển trong hoạt động này là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc của Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Doanh số hoạt động thanh toán xuất khẩu nói chung và thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đã tăng mạnh qua các năm từ 2006-2010 (Bảng 2.4)

Trong phương thức thanh toán này, vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét kỹ các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng, về khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng và mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ đòi tiền. Vì vậy ngay

từ bước thông báo thư tín dụng, BIDV đã tư vấn cho khách hàng để chỉnh sửa những điều khoản bất lợi đảm bảo khả năng lập bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo nhất. Nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp và hỗ trợ các khách hàng trong hoạt động xuất khẩu, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất có truy đòi hối phiếu đòi nợ theo LC và nhờ thu, chiết khấu miễn truy đòi theo LC trả ngay. Hiện nay BIDV đã thực hiện chiết khấu tối đa 98% trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng và được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này. Sản phẩm chiết khấu có truy đòi theo hình thức LC được nâng cấp đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời mang tính hệ thống hóa và linh hoạt hóa trong xử lý nghiệp vụ sản phẩm tại chi nhánh.

Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV ngày một đa dạng. Trước đây, các mặt hàng xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công giầy dép, sản phẩm may mặc, là kết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây truyền thiết bị của Ngân hàng thì hiện nay mặt hàng đã thay đổi theo cơ cấu đầu tư của Ngân hàng như thuỷ sản, gạo, cao su, cà phê, than, lâm sản, gốm sứ…

Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu

Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ được triển khai tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đồng thời với hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên do đặc điểm của phương thức nhờ thu là tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu nên được các khách hàng sử dụng ít hơn so với phương thức tín dụng chứng từ.

Trong hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, uy tín của ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng để các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu lựa chọn làm ngân hàng nhờ thu bộ chứng từ. Tuy doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán quốc tế của BIDV nhưng có xu hướng tăng đều qua các năm, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu (Bảng 2.2). Bên cạnh chiết khấu bộ chứng từ theo hình thức L/C BIDV còn cung cấp sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi theo hình thức nhờ thu với tỷ lệ chiết khấu lên tới 95%.

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Nhờ thu hàng xuất khẩu Nhờ thu hàng nhập khẩu Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 2006 70,65 _ 180,42 _ 2007 76,07 7.7% 289 60.2% 2008 100,12 31.6% 400,78 38.7% 2009 96,32 (3.8%) 315 (2.1%) 2010 89 (7.6%) 201,90 (35.9%)

Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của BIDV Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền.

a. Chuyển tiền đi

Nghiệp vụ chuyển tiền đi được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế để thanh toán hàng hoá nhập khẩu, chuyển tiền đặt cọc trong các hợp đồng mua bán thiết bị, thanh toán tiền dịch vụ và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch khác. Nghiệp vụ chuyển tiền tại BIDV chiếm một tỷ trọng khá lớn trong doanh số thanh toán quốc tế và tăng mạnh qua các năm (Bảng 2.3). Chất lượng của nghiệp vụ chuyển tiền thể hiện ở tốc độ thực hiện giao dịch, tính chính xác và hiểu biết về hệ thống thanh toán của các loại ngoại tệ để đảm bảo người thụ hưởng nhận được tiền nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Mọi khoản chuyển tiền ra nước ngoài thực hiện tại BIDV đều tuân thủ chặt chẽ chế độ quản lý ngoại tệ ngoại hối do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

b. Chuyển tiền đến:

Tại BIDV, nghiệp vụ chuyển tiền đến được chia thành 3 loại chính, căn cứ vào mục đích chuyển tiền, gồm: Chuyển tiền thanh toán hàng xuất khẩu, chuyển tiền phi mậu dịch, Chuyển tiền uỷ thác đầu tư.

Doanh số chuyển tiền đến của BIDV đều có xu hướng tăng qua các năm thể hiện trong bảng 2.3, ngoại trừ năm 2010 doanh số chuyển tiền giảm do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới dẫn đến doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của cả hệ thống BIDV giảm sút.

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Thanh toán chuyển tiền đi Thanh toán chuyển tiền đến Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 2006 844,99 _ 302,35 _ 2007 1.407,02 66.5% 553,70 83.1% 2008 2.154,15 53.1% 762,88 37.8% 2009 1.804.97 (16.2%) 582,68 (23.6%) 2010 1.387.27 (23.1%) 635 9%

Nguồn: Báo cáo TTQT các năm của BIDV Hoạt động thanh toán séc du lịch, phát hành hối phiếu ngân hàng:

BIDV đã ký hợp đồng làm đại lý bán và thanh toán séc du lịch do American Express Company phát hành từ năm 1999, theo đó các chi nhánh của BIDV thực hiện nghiệp vụ chấp nhận thanh toán séc du lịch do American Express Company phát hành cũng như làm đại lý bán các séc du lịch Amex trắng. Nghiệp vụ này hiện đang được triển khai tại một số chi nhánh của BIDV như Huế, SGD 1, chi nhánh Hà Thành, tuy nhiên chưa thực sự phát triển, ít giao dịch phát sinh.

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán các nghiệp vụ TTQT chủ yếu của BIDV

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

L/C nhập khẩu 1.128,59 1.771,98 2.689,07 2.871,03 2.501,83

L/C xuất khẩu 225 333,23 715 643 760

Nhờ thu nhập 180,42 289 400,78 315 201,90

Nhờ thu xuất 70,65 76,07 100,12 96,32 89

Chuyển tiền đi 844,99 1.407,02 2.154,15 1.804.97 1.387.27 Chuyển tiền đến 302,35 553,70 762,88 582,68 635

Doanh số TTQT 2.752 4.431 6.822 6.313 5.575

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của BIDV qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 39)