PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 30)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 26/04/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 177/Ttg thành lập “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” tại Bộ Tài chính, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản”. Hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ này chủ yếu là kiểm soát, theo dõi và thanh toán theo tiến độ hoặc theo kế hoạch của các công trình xây dựng cơ bản.

Ngày 24/06/1981, Chính phủ đã có Quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có nhiệm vụ thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.

Ngày 14/10/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thay thế Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 26/11/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 104NH/QD phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV. Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, còn thực hiện các hoạt động của

ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam Phát triển ViệtNam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm soát), Ban Tổng giám đốc (Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng, Ban, phòng chức năng) và các đơn vị thành viên.

Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, BIDV có 112 chi nhánh cấp 1 với hơn 500 điểm giao dịch, hơn 1.000 máy ATM và hàng ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ.

- Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh. Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách pháp nhân kinh tế độc lập, gồm Cty thuê mua tài chính, Cty chứng khoán, Cty bảo hiểm, Cty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Cty đầu tư tài chính…

- Các đơn vị liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)