Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 73)

- Giữ vững và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế

quốc tế

Đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động TTQT lại càng phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của thanh toán viên và ngược lại (cài đặt trong thẩm quyền của người sử dụng của các chương trình hỗ trợ)

Hoạt động kiểm soát được phân cấp tại chi nhánh và trung ương. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát. Phòng kiểm soát độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại trung ương, Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định kỳ theo ngày dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động của phòng và của chi nhánh cũng được kiểm soát bởi Ban kiểm soát theo cơ chế hoạt động của Ban.

Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán quốc tế nhưng không bị chồng chéo. Cụ thể là:

Tại chi nhánh, Ban lãnh đạo chi nhánh có nhiệm vụ:

-Bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt để thực hiện và kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế

- Phê duyệt các giao dịch thanh toán quốc tế vượt hạn mức phải được thực hiện tại trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại

- Định kỳ kiểm tra kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh, phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm quy trình thanh toán quốc tế và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan.

Cán bộ kiểm soát TTQT của chi nhánh gồm Kiểm soát viên và Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTQT:

- Có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát về mặt nghiệp vụ các giao dịch phát sinh, đảm bảo xử lý giao dịch theo đúng pháp luật của Nhà Nước, đúng quy trình thanh toán quốc tế và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương.

- Phê duyệt các giao dịch thanh toán quốc tế nằm trong hạn mức được Giám đốc chi nhánh uỷ quyền

-Trưởng phòng (Tổ trưởng) thanh toán quốc tế chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về các giao dịch thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh.

Tại Trung ương, Ban lãnh đạo có nhiệm vụ:

- Ban hành quy chế kiểm tra kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế định kỳ và đột xuất tại các chi nhánh

-Ban hành cơ chế xử lý các rủi ro thanh toán quốc tế trong trường hợp phát sinh.

-Xây dựng hạn mức duyệt giao dịch hợp lý cho từng chi nhánh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)