- Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin
2.2.1. Môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế do các cán bộ thanh toán quốc tế thực hiện đều được thông qua sự giám sát của ít nhất một kiểm soát viên và phải được sự phê duyệt của trưởng hoặc phó phòng, đối với những giao dịch có giá trị lớn, phức tạp và có rủi ro tiềm ẩn thì phải có ý kiến chỉ đạo của Ban Gíam đốc trung tâm. Cũng như ở Hội sở chính, dù là chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp hay gián tiếp thì mỗi quyết định thanh toán hay không thanh toán đều dưới sự giám sát của trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách nghiệp vụ. Do đó các giao dịch thanh toán quốc tế trước khi phê duyệt đều được kiểm tra chặt chẽ, hạn chế tối đa các sai xót và rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra tại Hội sở chính Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng đã thành lập Ban Quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm quản lý rủi ro toàn hệ thống trong đó có rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro, tổng hợp số liệu các sự cố, dấu hiệu rủi ro, các giao dịch nghi ngờ bất thường toàn hệ thống, tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác quản lý rủi ro. Tại các chi nhánh cũng có các Phòng quản lý rủi ro với chức năng tương tự. Thời gian qua hoạt động quản trị rủi ro thanh toán quốc tế của BIDV đã đi vào ổn định và dần tiến đến thông lệ quốc tế, góp phần đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV được an toàn và hiệu quả.
Tuy công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được tiến hành một cách tương đối có hệ thống và quy cách nhưng do thanh toán quốc tế là một hoạt động tương đối phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên và chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế luôn luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của các nhân viên không thể nào loại bỏ hoàn toàn được.