Đánh giá kết quả hoạt động và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại BIDV, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh dịch vụ này tại BIDV trong bối cảnh kin
Trang 1Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch vụ ngân hàng bán lẻ
tại các ngân hàng thương mại Phân tích và nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để thấy được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân Đánh giá kết quả hoạt động và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại BIDV, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh dịch vụ này tại BIDV trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện
nay
Keywords: Tài chính; Ngân hàng; Dịch vụ ngân hàng
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hay kinh doanh ngân hàng bán lẻ (NHBL) là một trong những hoạt động truyền thống hình thành nên hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) thế giới Từ khi hình thành đến nay, hoạt động NHBL đã đóng vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển bền vững cho các NHTM Hoạt động NHBL là lĩnh vực phân tán rủi ro, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hơn so với các lĩnh vực khác, do đó nó góp phần tạo lập nguồn vốn
và thu nhập ổn định cho các ngân hàng Bên cạnh đó, hoạt động NHBL góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng
Vai trò này càng được thể hiện rõ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, trong khi hầu hết các NHTM có chiến lược tập trung vào hoạt động bán lẻ đã trụ vững thì nhiều ngân hàng đầu tư lớn phá sản (Merrill Lynch, Lemon Brothers,…) hoặc lâm vào khó khăn cũng phải chuyển hướng sang phát triển hoạt động NHBL Có thể thấy đẩy mạnh hoạt động NHBL đã và đang trở thành xu hướng phát triển của hầu hết các NHTM trên thế giới ngày nay
Trang 2Thị trường NHBL Việt Nam hiện nay được đánh giá là rất tiềm năng bởi môi trường an ninh, chính trị ổn định; quy mô dân số đông, cơ cấu trẻ; trình độ dân trí ngày càng được cải thiện; nền kinh tế liên tục tăng trưởng trong nhiều năm với tốc độ cao khiến mức sống của
người dân không ngừng nâng cao Đến nay, hầu hết các NHTM trong nước cũng như các định
chế tài chính ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam đều có chiến lược tập trung phát triển hoạt động NHBL Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh gay gắt đã đặt các NHTM Việt Nam vào thế phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng nhóm khách hàng mục tiêu của mình Và ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với truyền thống là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh có lịch sử xây dựng và phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam, hoạt động được coi là thế mạnh của BIDV là kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán buôn với đối tượng khách hàng là các công ty, tổ chức trong và ngoài nước Trong nhiều năm, đối tượng khách hàng cá nhân hầu như không được tập trung phát triển tại BIDV Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, BIDV đã tổ chức cơ cấu lại bộ máy và định hướng kinh doanh tập trung phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ song hành với những thế mạnh vốn có, đưa hoạt động này trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng Mục tiêu của BIDV đến năm 2015 là trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHBL
đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đề tài hoạt động ngân hàng bán lẻ đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị dưới dạng tham luận, luận văn thạc sỹ và các nghiên cứu, bài báo đăng
trên các tạp chí uy tín trong nước Cụ thể như: Luận văn thạc sỹ “Xây dựng chiến lược phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn” của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hà trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn “Giải phát
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành” của tác giả Phạm Thị Hà Giang trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Luận văn
“Phát triển Marketing dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội” mã số LA2016 trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;
nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt Nam –
Các vấn đề cần quan tâm” của tác giả Phương My đăng trên tạp chí Ngân hàng số 22/2007;
nghiên cứu “Đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Nghiên cứu “Ngân
Trang 3hàng điện tử: Mục tiêu của các Ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh và hội nhập” của tác giả Võ Trí Thanh – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Nghiên cứu “Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi –
Học viện Tài chính
Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu này hoặc phân tích đánh giá hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung tại thị trường Việt Nam, hoặc chỉ tập trung vào đánh giá tình hình phát triển dịch vụ này tại các ngân hàng thương mại cổ phần, nơi luôn coi phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hoạt động kinh doanh chính yếu của mình; hay chỉ đánh giá hoạt động kinh doanh này tại một số chi nhánh ngân hàng Do đó, tác giả mong muốn nghiên cứu đánh giá hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, với đối tượng khách hàng truyền thống là những doanh nghiệp, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một ngân hàng như vậy sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh
như hiện nay?
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích nhằm đưa ra những lý thuyết cơ bản về dịch vụ NHBL trên cơ sở lý luận đó đánh giá hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV trong bối cảnh kinh tế hiện nay, từ đó BIDV có thể làm gì để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của mình
- Nhiệm vụ: Đề tài tập trung giải quyết 03 vấn đề
Hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ
Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV
Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ đang được triển khai tại BIDV từ năm 2007 đến 2010
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp:
Trang 4Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài tiếp tục nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với những đóng góp dự kiến sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV để thấy được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân
- Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại BIDV, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh dịch vụ này tại BIDV trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Lý thuyết về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh là tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính ngân hàng Hoạt động của NHTM chịu sự chi phối lớn của chính sách tiền tệ của NHTW
1.1.2 Phân loại ngân hàng và các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại
Phân loại ngân hàng
- Dựa vào hình thức sở hữu: NHTM quốc doanh; NHTM cổ phần; NHTM liên doanh; NHTM 100% vốn nước ngoài; chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam
- Dựa vào chiến lược kinh doanh: NH bán buôn; NH bán lẻ; NH vừa bán buôn, vừa bán lẻ
Dịch vụ ngân hàng
- Phân chia theo mức độ quen thuộc:
Các sản phẩm dịch vụ truyền thống
Trang 5 Các sản phẩm dịch vụ mới
- Phân chia theo nhóm khách hàng
Dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân
Dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp
Dịch vụ ngân hàng cho các nhà xuất nhập khẩu
1.2 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng
thương mại
1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng được cung ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện công nghệ thông
tin, điện tử vi tính, hoạt động viễn thông
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Khách hàng của ngân hàng bán lẻ gồm nhiều thành phần trong xã hội
- Về quy mô giao dịch của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản giao dịch lớn
nhưng giá trị của mỗi khoản giao dịch thường nhỏ
- Sản phẩm dịch vụ NHBL vô cùng đa dạng, được phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống
công nghệ hiện đại
- Dịch vụ NHBL được tiếp cận tới từng khách hàng thông qua hệ thống phân phối của ngân hàng
1.2.3 Lợi ích của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.2.3.1 Đối với nền kinh tế
- Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp phần vào quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
- Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền
- Giảm dần lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế
- Tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về
1.2.3.2 Đối với ngân hàng
- Gia tăng nguồn thu nhập đáng kể từ dịch vụ NHBL
- Tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng đang lưu ký trên tài khoản
thanh toán, ký quỹ
- Phân tán rủi ro theo đối tượng khách hàng
1.2.3.3 Đối với khách hàng
Trang 6- Người sử dụng được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình
- Việc phát triển các dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp khách hàng giảm được những chi phí dịch vụ cũng như tiết kiệm thời gian dành khi thực hiện giao dịch với ngân
1.3.1.4 Dịch vụ bán lẻ khác: Dịch vụ thanh toán truyền thống (sec, ủy nhiệm chi, lệnh
chuyển tiền, ); Dịch vụ kinh doanh tiền tệ; Internet Banking; Mobile Banking,…
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.3.2.1 Nhân tố khách quan
a Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu
về vốn, gửi tiền của dân cư Đồng thời môi trường kinh tế chi phối đến hoạt động của các ngân hàng về cung cấp các dịch vụ tài chính cũng như mở rộng mạng lưới kênh phân phối
b Môi trường chính trị - pháp luật
c Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
d Trình độ phát triển của công nghệ, kỹ thuật
e Khách hàng
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan
a Khả năng tài chính của ngân hàng
b Tổ chức bộ máy của ngân hàng
c Nguồn nhân lực
d Kênh phân phối của ngân hàng
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thế giới và bài học cho
Việt Nam
1.4.1 Ngân hàng hồi giáo Dubai (Dubai Islamic Bank - DIB)
- Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu tại DIB
- Mạng lưới chi nhánh và ATM rộng lớn, phủ khắp Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đồng thời tất cả các dịch vụ của ngân hàng đều được dựa trên những giải
Trang 7pháp điện tử tổng hợp như Internet, điện thoại di động và các giao dịch ngân hàng qua điện thoại
- Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng là sự gắn bó của khách hàng
với DIB
1.4.2 Ngân hàng BNP Paribas (Pháp)
- BNP Paribas là ngân hàng có hoạt động bán lẻ rộng lớn tại Pháp với 6 triệu khách hàng, 2.200 chi nhánh bán lẻ khắp quốc gia và giữ vị trí dẫn đầu trong những dịch vụ ngân hàng qua Internet
- BNP Paribas là ngân hàng Pháp đầu tiên triển khai dịch vụ Internet banking trên toàn quốc
- Để có thể tối đa hóa hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, BNP Paribas đã tái cơ cấu tổ chức gồm có ba nhóm cốt lõi
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Đúc kết những bài học kinh nghiệm các ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên thế giới, chúng ta
có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Đối tượng khách hàng: xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để tập trung hướng tới Chính họ sẽ là những người tạo dựng xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng trong tương lai
- Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh
- Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm
- Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)
2.1.1 Lịch sử xây dựng và phát triển của BIDV
BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất và có lịch sử xây dựng phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam, được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ
Trang 82.1.2 Mô hình tổ chức của BIDV
- Mô hình tổ chức của BIDV gồm 4 khối lớn: khối ngân hàng, khối công ty, khối liên doanh, góp vốn cổ phần, khối đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện
- Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đề cập đến mô hình tổ chức tại khối ngân hàng
2.1.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của BIDV
Theo thống kê của BIDV trong giai đoạn 2007-2010, tổng tài sản BIDV tăng bình quân 25%/năm, đến hết năm 2010 đạt gần 372.712 tỷ đồng (tương đương 19,7 tỷ USD); Huy động vốn tăng bình quân 24%/năm và đến hết năm 2010 đạt hơn 272.110 tỷ đồng (tương đương 14,4 tỷ USD); Dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và tính đến hết 31/12/2010 đạt 250.476 tỷ đồng (tương đương 13,2 tỷ USD); Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 46%/năm, đến hết 31/12/2010 đạt 4.636 tỷ đồng (tương đương 244 triệu USD); Thu dịch vụ ròng tăng bình quân 50%/năm
2.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2.2.1 Quá trình triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV
- Giai đoạn 1995-2000, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV chủ yếu tập trung vào việc phát triển sản phẩm huy động vốn dân cư, dịch vụ tín dụng tiêu dùng và đến năm 2001 dịch vụ thẻ của BIDV bắt đầu được nghiên cứu triển khai từ những sản phẩm đơn giản nhất
- Từ sau thời điểm triển khai mô hình tổ chức theo khuyến nghị của tư vấn dự án TA2 (từ 01/9/2008), BIDV đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ khi mô hình tổ chức của BIDV tách bạch khối NHBL với cơ cấu tổ chức và mục tiêu hoạt động rõ ràng hơn từ Hội sở chính
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV theo sản phẩm
dịch vụ
2.2.2.1 Huy động vốn dân cư
Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được BIDV chú trọng với việc cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn dân cư giai đoạn 2007-2010
Trong 4 năm, từ năm 2007 đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn dân
cư cuối kỳ của BIDV đạt 7%/năm, huy động vốn bình quân đạt 6%/năm Đến hết 31/12/2010, tổng huy động vốn dân cư đạt 100.003 tỷ đồng, tăng 25.664 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 35%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua (trung bình 25% giai đoạn 2007-2010), huy động vốn bình quân năm 2010 đạt 86.742 tỷ đồng
Trang 92.2.2.2 Tín dụng bán lẻ
BIDV từ lâu đã có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (tín dụng bán buôn) Hoạt động tín dụng bán lẻ mới bắt đầu được quan tâm từ vài năm gần đây, đặc biệt chỉ tới năm 2008, cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ và việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, hoạt động cho vay bán lẻ mới bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng
- Về quy mô tín dụng bán lẻ: quy mô tín dụng bán lẻ có xu hướng tăng lên rõ rệt, mặc dù
trong giai đoạn này hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế dẫn đến tình trạng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng gần như ngừng trệ Sự biến động này đã tác động mạnh đến khả năng thanh khoản của một số ngân hàng thương mại, tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động, thắt chặt cho vay Ngoài ra tỷ lệ lạm phát tăng cao đã làm cho năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của các doanh nghiệp bị suy giảm Dư nợ tín dụng bán lẻ có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2007-2010, đến năm 2010, dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV đạt 29.832 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2009
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ: hiện nay BIDV đã cung cấp ra thị
trường một danh mục dịch vụ tín dụng bán lẻ đa dạng, bao gồm các sản phẩm chính như chi vay hộ kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, vay mua ô tô, cho vay cầm cố giấy
tờ có giá, thấu chi tài khoản tiền gửi, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay cán bộ công nhân
viên (vay lương), cho vay kinh doanh cá nhân hộ gia đình,…
2.2.2.3 Dịch vụ thẻ
Được thành lập năm 2006 với tiền thân là phòng Thẻ thuộc ban Dịch vụ, giai đoạn
2007-2010 là giai đoạn trung tâm Thẻ phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng Được đánh giá là một trong những dịch vụ cốt lõi nhằm lôi kéo đối tượng khách hàng cá nhân, dịch vụ thẻ đang từng bước được BIDV chú trọng phát triển Những con số về chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2007-2010 cũng phần nào thể hiện được điều này
Tốc độ tăng trưởng thu phí ròng dịch vụ thẻ của BIDV trong giai đoạn này cũng có sự biến đổi, đặc biệt trong năm 2010, tổng thu phí ròng dịch vụ thẻ trên 43 tỷ đồng, tăng 102%
so với năm 2009, thể hiện dịch vụ thẻ đang dần trở thành một trong những dịch vụ bán lẻ quan trọng nhất của BIDV
Trong giai đoạn 2007-2010, bên cạnh việc duy trì và nâng cấp các tính năng của sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa và các dịch vụ trên ATM, BIDV đã rất nỗ lực trong công tác triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ mới Về cơ bản, BIDV đã đạt được một danh mục sản phẩm dịch vụ thẻ tương đối đa dạng và phong phú: gia tăng loại thẻ chấp nhận trên ATM/POS: Visa/Plus và thẻ Banknetvn/Smartlink; phát hành thẻ tín dụng quốc tế VISA hạng Vàng/hạng
Trang 10Chuẩn; nâng cấp và đổi mới các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa; phát triển đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ: Nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, thanh toán vé máy bay, mua bảo hiểm qua ATM,…
Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh doanh bán lẻ phi tín dụng khác trong giai đoạn
2007-2010
1 Dịch vụ kiều hối WU
1.1 Số giao dịch 58,303 98,429 104.835 127.885 1.2 Tổng thu phí (tỷ đồng) 8,8 9,8 10,2 12,9 1.3 Tổng doanh số (triệu USD) 41,0 63,9 67 110,6
2 Dịch vụ BSMS
2.1 Số lượng khách hàng (người) 63.000 143.300 263.682 437.000 2.2 Doanh thu phí (tỷ đồng) 2,2 8,46 17,7 26,4
3 Directbanking
4 Thu phí các dịch vụ khác (tỷ đồng)
4.1 Thu ròng dịch vụ thanh toán NA NA NA 120,5
4.3 Thu phí từ hoạt động kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo dịch vụ ngân hàng bán lẻ các năm 2007 - 2010 của BIDV)
Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ này đã làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm bán
lẻ của BIDV, tăng hàm lượng công nghệ trong hoạt động NHBL và góp phần đánh kể tăng
thu nhập và nền khách hàng cho BIDV
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV 2.3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ
2.3.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
- Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức (xuất khẩu giảm, lạm phát tăng, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều giảm