Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
414,02 KB
Nội dung
PháttriểndịchvụngânhàngbánlẻtạiNgân
hàng TMCPNgoạiThươngViệtNamtrong
bối cảnhhộinhậpkinhtếquốctế
Tạ Nguyễn Thu Thúy
Trường Đại học Kinhtế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinhtế thế giới và Quan hệ kinhtếquốctế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Đào Minh Phúc
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về dịchvụngânhàngbán
lẻ (NHBL) của Ngânhàngthương mại. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịchvụ
NHBL tạiNgânhàngTMCPNgoạithương VN trongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốc
tế, từ đó tìm ra những khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn
đó, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm pháttriểndịchvụ NHBL tạiNgânhàng
TMCP NgoạithươngViệt Nam.
Keywords: Dịchvụngân hàng; Ngân hàng; Ngânhàngbán lẻ; Kinhtếquốctế
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốctế hiện nay, đặc biệt là sau khi ViệtNam trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp và các
định chế tài chính như ngânhàngthương mại (NHTM) đứng trước những thách thức vô cùng to
lớn, yêu cầu có những thay đổi và cải tổ rõ rệt nhằm duy trì và pháttriểntrong môi trường cạnh
tranh mới. Hộinhậpquốctế mang đến một môi trường cạnh tranh cao với sự xuất hiện và gia
nhập thị trường của các tổ chức tín dụng nước ngoài với công nghệ cao và các dịchvụngânhàng
hiện đại. Các NHTM ViệtNam cần phải có một đường lối pháttriển đúng đắn để có thể bắt kịp và
chiếm lĩnh thị trường ViệtNam đầy tiềm năng và thách thức.
Pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻ (NHBL) đã và đang được nhiều NHTM quan tâm
và đây được xem như một trong những xu hướng lựa chọn để pháttriển lâu dài và bền vững,
đây là một xu hướng không chỉ ở ViệtNam mà ở nhiều nước trên thế giới. Thực tế cho thấy
NHTM nào nắm bắt được cơ hộitrong việc mở rộng cung cấp các dịchvụngânhàngbánlẻ
đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ hiện đang có nhu cầu ngày càng cao về các dịchvụtài chính thì sẽ dễ dàng chiếm
lĩnh thị trường và trở thành các ngânhàng vững mạnh.
2
ViệtNam được đánh giá là thị trường mà các dịchvụngânhàngbánlẻ còn rất nhiều
tiềm năng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinhtế liên tục, môi trường pháp lý đang dần được
hoàn thiện, trình độ dân trí và nhu cầu xã hội ngày càng tăng đối với các dịchvụtài chính cá
nhân là yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của thị trường dịchvụ NHBL tạiViệt
Nam. Sức hấp dẫn của thị trường dịchvụ NHBL không chỉ đối với các NHTM trong nước mà
cả với các ngânhàng nước ngoài vốn đang tìm mọi cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Việt Nam. Trong điều kiện hộinhậpkinhtếtài chính sâu sắc như hiện nay, nhất là khi Việt
Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết với các đối tác nước
ngoài thì các NHTM nước ngoài sẽ được phép kinh doanh bình đẳng như các NHTM trong
nước, do đó thị phần của các NHTM ViệtNam sẽ bị chia sẻ rất nhiều bởi mảng dịchvụngân
hàng bánlẻ vốn là ưu thế của các ngânhàng nước ngoài.
Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay
gắt trong điều kiện pháttriển nền kinhtế thị trường và hộinhậpkinhtếquốctế đặt các NHTM
Việt Nam trước nhiều thuận lợi cũng như nhiều khó khăn.
Không nằmngoài xu thế đó, NgânhàngTMCPNgoạithươngViệtNam (NHNT), với
mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, có quy mô tầm cỡ trong khu vực, cần phải
thực hiện đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh và mở rộng phân đoạn thị trường và nhóm khách
hàng mục tiêu của mình. Nói cách khác, bên cạnh việc duy trì thế mạnh của một ngânhàng
bán buôn, NHNT cần mở rộng và pháttriển mạnh hơn mảng kinh doanh bán lẻ, đẩy mạnh
việc ứng dụng công nghệ để pháttriểndịchvụngânhàngbán lẻ, coi nhóm khách hàng cá
nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ưu tiên lựa chọn phục vụ.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triểndịchvụ
ngân hàngbánlẻtạiNgânhàngTMCPNgoạithươngViệtNamtrongbốicảnhhộinhập
kinh tếquốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự
phát triển của NgânhàngTMCPNgoạithươngViệtNam nói riêng và sự pháttriển của hệ
thống NHTM ViệtNam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong xu thế hộinhậpquốctế hiện nay, các NHTM trong nước đã dần ý thức được vai
trò quan trọng của việc pháttriểndịchvụngânhàngbán lẻ. Thời gian qua đã có nhiều tác giả
nghiên cứu về các dịchvụngânhàngbánlẻ và các giải pháp nhằm pháttriểndịchvụngân
hàng bánlẻ đối với các ngânhàngthương mại ở Việt Nam, trong đó phải kể đến:
- Tác giả Lê Văn Tề (1999), Thẻ thanh toán quốctế và việc ứng dụng thẻ thanh toán
quốc tếtạiViệt Nam, nghiên cứu lịch sử ra đời, qui trình phát hành và thanh toán thẻ quốc tế,
đưa ra một số giải pháp nhằm pháttriển hoạt động kinh doanh thẻ trong tương lai ở ViệtNam
(trong đó đi sâu trình bày nghiệp vụkinh doanh thẻ quốctế và ứng dụng thẻ thanh toán tại
Vietcombank thành phố HCM).
- Tác giả Trần Thanh Hải – Tác động đối với lĩnh vực tài chính ngânhàng khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Tạp chí NgânhàngNgoạithươngViệt
Nam « 45 năm xây dựng và pháttriển », số 4/2008), phân tích những tác động của việc Việt
Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO tới lĩnh vực tài chính ngânhàngViệt Nam.
- Viện nghiên cứu khoa học ngânhàng - Hội thảo nghiên cứu khoa học (2003), Hoàn
thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngânhàngtrong điều kiện hộinhậpquốc tế,
3
đưa ra một số ý kiến, các giải pháp và việc hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt
động ngânhàngtrong điều kiện HNKTQT.
- Tác giả Nguyễn Văn Dũng (2009), Pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻ trên nền tảng
công nghệ. Thực trạng - định hướng và những vấn đề cấp thiết cần quan tâm, đề cập đến
những vấn đề liên quan đến công nghệ phục vụ cho pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻ và
bàn về một số các giải pháp nhằm ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa nền tảng công nghệ vào phát
triển dịchvụngânhàngbánlẻtại các NHTM.
- Tác giả Nguyễn Danh Lương (2003), Những giải pháp nhằm pháttriển hình thức
thanh toán thẻ ở Việt Nam, trình bày một cách tổng quan về thẻ và các hình thức thanh toán
thẻ, những tồn tại về hình thức thanh toán thẻ tạiViệt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm pháttriển hình thức thanh toán thẻ tạiViệt Nam.
- Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2002), Giải pháp huy động và sử dụng vốn ngoạitệ của
NH Nông nghiệp & Pháttriển Nông thôn Việt Nam, đi sâu nghiên cứu về vấn đề huy động và
sử dụng vốn ngoạitệ nói riêng tại NH Nông nghiệp & Pháttriển Nông thôn Việt Nam, phân
tích thực trạng của hoạt động này từ đó đưa ra các giải pháp.
- Võ Kim Thanh (2001), Đa dạng hoá nghiệp vụngânhàng nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Ngânhàng Công thươngViệt Nam, khẳng định đa dạng hoá nghiệp
vụ ngânhàng là xu thế pháttriển tất yếu của Ngânhàng Công thươngViệtNam và đưa ra các
kiến nghị, giải pháp nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ của ngânhàng này để nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy, trong thời gian qua, phát
triển dịchvụngânhàngbánlẻ đã được các nhà khoa học, các nhà tài chính ngânhàng và cụ
thể là các NHTM đi sâu nghiên cứu. Các NHTM đã có nhiều chuyển biến trong lĩnh vực dịch
vụ ngânhàngbán lẻ. Tuy nhiên, trongbốicảnhcạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay,
việc tìm ra những giải pháp mang tính hệ thống, triệt để, có hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Trong khi đó, bên cạnh những công trình nghiên cứu như đã nêu trên, chúng ta thấy rằng
những nghiên cứu mang tính hệ thống, đề cập một cách đầy đủ về các nghiệp vụngânhàng
bán lẻ và về pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻ vẫn còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu cụ
thể về trường hợp NgânhàngTMCPNgoạithươngViệtNam - một ngânhànghàng đầu, có
đầy đủ cơ sở và nguồn lực để cạnh tranh với các ngânhàngthương mại nước ngoàitrongphát
triển dịchvụngânhàngbán lẻ, trongbốicảnhViệtNamhộinhậpkinhtếquốc tế. Vì vậy, tác
giả hi vọng khoá luận của mình có thể tổng hợp, khái quát thực trạng pháttriểndịchvụngân
hàng bánlẻtạiNgânhàngTMCPNgoạithươngViệtNamtrong thời gian qua, coi đây như
một mẫu điển hình để nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm pháttriểndịchvụngân
hàng bánlẻtạiNgânhàngTMCPNgoạithươngViệtNam nói riêng và áp dụng cho hệ thống
NHTM trong nước nói chung trongbốicảnh HNKTQT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý thuyết về dịchvụ NHBL của Ngânhàng TM.
- Phân tích và đánh giá thực trạng dịchvụ NHBL tạiNgânhàngTMCPNgoạithương
VN.
4
- Đề xuất những giải pháp nhằm pháttriểndịchvụ NHBL tạiNgânhàngTMCPNgoại
thương VN trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về dịchvụ NHBL của Ngânhàng
thương mại.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịchvụ NHBL tạiNgânhàngTMCPNgoạithương
VN, từ đó tìm ra những khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó,
đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm pháttriểndịchvụ NHBL tạiNgânhàngTMCPNgoại
thương Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn : các dịchvụbánlẻtại NH TMCPNgoạithương
Việt Nam.hàng TMCPNgoạithương VN
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu các dịchvụngânhàngbánlẻtạiNgânhàng
TMCP NgoạithươngViệtNam từ năm 2006 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích thực trạng pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻ
tại NH TMCPNgoạithương VN trong một quá trình vận động và pháttriển của thị trường tài
chính ngânhàng nói riêng và nền kinhtế nói chung.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê học, so
sánh để phân tích số liệu nhằm nêu rõ thực trạng dịchvụngânhàngbánlẻtạiNgânhàngTMCP
Ngoại thươngViệt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về ngânhàngthương mại và các dịch
vụ ngânhàngbán lẻ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng dịchvụngânhàngbánlẻtạiNgânhàngTMCP
Ngoại thươngViệt Nam. Trên cơ sở những đặc thù của ngânhàng này, luận văn đưa ra các
giải pháp chủ yếu và các kiến nghị nhằm pháttriểndịchvụ NHBL trongbốicảnhhộinhập
quốc tế.
7. Bố cục của luận văn.
Chƣơng 1. Dịchvụngânhàngbánlẻ của ngânhàngthương mại
Chƣơng 2. Thực trạng pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻtạiNgânhàngTMCPNgoại
thương VN trongbốicảnh HNKTQT
Chƣơng 3. Giải pháp pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻtạiNgânhàngTMCPNgoạithương
VN trongbốicảnhhộinhậpkinhtếquốctế
5
CHƢƠNG 1
DỊCH VỤNGÂNHÀNGBÁNLẺ
CỦA NGÂNHÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 DịchvụNgânhàngbánlẻ của ngânhàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm về dịchvụngânhàngbánlẻ
Thuật ngữ "ngân hàngbán lẻ" xuất phátbởi từ gốc tiếng Anh "retail banking", khái niệm
này không hàm ý về một lĩnh vực hoạt động mới của NH mà là những hoạt động của NH nhằm
phục vụ cho đối tượng KH cá nhân (Retail banking is banking services for individual consumer).
Theo WTO, dịchvụ NHBL là loại hình dịchvụ điển hình của NH nơi khách hàng cá
nhân có thể đến giao dịchtại các điểm giao dịch của NH để thực hiện các dịchvụ như như gửi
tiền, vay tiền, thanh toán, kiểm tra tài khoản, dịchvụ thẻ.
Theo các chuyên gia kinhtế của Học viện Công nghệ châu Á – AIT, dịchvụ NHBL là những
dịch vụ, sản phẩm mà NH cung ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua
mạng lưới chi nhánh; hoặc khách hàng có thể trực tiếp tiếp cận với sản phẩm dịchvụ của ngânhàng
thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.
Vì vậy, trong phạm vi bài luận văn này, học viên cho rằng: “Dịch vụ NHBL của NHTM là
tất cả những dịchvụtài chính đa dạng và phong phú được NHTM cung cấp trực tiếp tới đối tượng
KH cá nhân và hộ gia đình thông qua các kênh phân phối khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu
liên quan đến quá trình sử dụng nguồn tài chính của các cá nhân và hộ gia đình trong xã hội dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại”.
1.1.2. Đặc điểm của dịchvụngânhàngbánlẻDịchvụ NHBL có các đặc điểm sau:
1.1.2.1. Dịchvụ NHBL có tính nhỏ lẻ: số lượng khách hàng và số lượng giao dịch lớn
nhưng giá trị từng khoản giao dịch lại nhỏ. Mỗi loại sản phẩm dịchvụ cụ thể, đặc biệt là các
sản phẩm cho vay tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng cá nhân thường không có tính chất lặp
đi lặp lại như nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.1.2.2. Các dịchvụ NHBL có tính đa dạng: thể hiện ở nhu cầu đa dạng của khách
hàng, tính đa dạng của sản phẩm dịchvụ và các kênh phân phối.
1.1.2.3. Dịchvụ NHBL pháttriển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: Dựa trên nền
tảng công nghệ thông tin mà ngânhàng quản lý tài khoản của hàng triệu người một cách đơn
giản, xử lý hàng triệu giao dịchtrong thời gian ngắn.
1.1.2.4. Dịchvụ NHBL yêu cầu sự ổn định về chất lượng: Việc đảm bảo sự ổn định về
chất lượng là nhân tố quyết định thiết lập lòng tin của KH, nhằm duy trì KH đã có và phát
triển thị trường tiềm năng.
1.1.2.5. Dịchvụ NHBL mang tính thời điểm cao: Tính thời điểm thể hiện ở việc NH
chọn thời điểm nào thì đưa ra sản phẩm mới, giảm phí, tăng lãi suất hay có chương trình
khuyến mại phù hợp nhất với nhu cầu của KH;
6
1.1.2.6. Dịchvụ NHBL có chi phí lớn: Các chi phí cho hoạt động NHBL lớn, bao gồm
chi phí thuê mặt bằng trụ sở, chi nhánh, điểm giao dịch; chi phí trả lương cán bộ; mua máy
móc thiết bị như máy tính, hệ thống Core banking, ATM, KIOS, POS
1.1.2.7. Dịchvụ NHBL có tính rủi ro cao: Dịchvụ NHBL có những rủi ro chủ yếu là :
rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường (bao gồm các rủi ro về thanh khoản, rủi ro lãi suất và tỷ giá);
rủi ro hoạt động (bao gồm các rủi ro về uy tín, rủi ro về công nghệ và rủi ro về đạo đức).
Ngoài ra còn có các rủi ro khác gây nên bởi biến động của môi trường kinhtế vĩ mô.
1.1.3. Các dịchvụ NHBL chủ yếu của NHTM
1.1.3.1. Dịchvụ nhận tiền gửi: đây là dịchvụ nhằm huy động nguồn vốn từ dân cư cho
NH, bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiết kiệm
không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá.
1.1.3.2. Dịchvụ thanh toán: bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán nước ngoài.
Thanh toán trong nước có các hình thức séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi hay lệnh chuyển tiền.
Thanh toán nước ngoài có chuyển tiền bằng điện SWIFT hoặc phát hành hối phiếu (Bank
draft) để chuyển tiền đi; chuyển tiền kiều hối qua tài khoản hoặc nhận séc nhờ thu do NH
nước ngoàiphát hành để nhận tiền đến.
1.1.3.3. Dịchvụphát hành và thanh toán thẻ ngân hàng: thẻ NH thông thường có hai
loại thẻ là ghi nợ (debit card) và tín dụng (credit card), ngoài ra còn có thẻ thanh toán (charge
card).
1.1.3.4. Dịchvụ cho vay: Cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình là các
khoản cho vay nhỏ lẻ nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu mua sắm của cá nhân và hộ gia đình.
Các khoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịchvụ trước khi họ có
khả năng chi trả, tạo cho họ có một mức sống cao hơn. Phân chia theo hình thức cho vay có:
Cho vay trả một lần; Cho vay trả góp; Cho vay cầm cố; Cho vay thẻ tín dụng; Cho vay theo
hạn mức thấu chi. Phân chia theo mục đích cho vay có: Cho vay tiêu dùng và Cho vay phục
vụ pháttriển sản xuất kinh doanh.
1.1.3.5. Dịchvụngânhàng điện tử: Dịchvụngânhàng điện tử là các sản phẩm dịch
vụ ngânhàng thông qua các kênh điện tử, bao gồm Telephone Banking, PC Banking, ATM và
các kênh phân phối điện tử khác. Các dịchvụngânhàng điện tử thông qua các kênh tiêu biểu
là: Máy rút tiền tự động (ATM - Automatic Teller Machine); Máy thanh toán tại điểm bán
hàng (EFTPOS - Electronic Funds Transfer at Point of Sale); Ngânhàng qua điện thoại
(Phone Banking); Ngânhàngtại nhà (Home Banking); Ngânhàng trực tuyến (Internet
Banking).
1.1.3.6. Các dịchvụngânhàngbánlẻ khác: Các dịchvụ NHBL khác có: Dịchvụ
chiết khấu giấy tờ có giá; Dịchvụ mua bánngoại tệ; Bảo quản vật có giá và cho thuê két; Tư
vấn và cung cấp thông tin; Dịchvụ bảo hiểm
1.2. Sự cần thiết pháttriểndịchvụ NHBL trongbốicảnh HNKTQT
1.2.1. Quan điểm về pháttriểndịchvụ NHBL trongbốicảnh HNKTQT
"Phát triểndịchvụ NHBL trongbốicảnh HNKTQT là việc mở rộng quy mô, gia tăng
các tiện ích, nâng cao chất lượng của các dịchvụ hiện có; thu hẹp, giảm thiểu các dịchvụ
không còn phù hợp; triển khai các dịchvụ mới phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng
7
của NH, tiềm năng của xã hội theo định hướng và mục tiêu pháttriển của NH trongbốicảnh
cạnh tranh với các NHTM nước ngoàitại chính thị trường trong nước".
1.2.2. Sự cần thiết pháttriểndịchvụ NHBL trongbốicảnh HNKTQT
Trongbốicảnh HNKTQT, dịchvụ NHBL đã ngày càng khẳng định được vai trò không thể
thiếu trongpháttriển xã hội và nền kinh tế, mang lại nhiều lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho các
ngân hàngthương mại, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.2.2.1. Đối với pháttriển xã hội và nền kinh tế:
Các dịchvụ NHBL ngày càng đa dạng phong phú và thuận tiện, là kênh thu hút nguồn
vốn tiềm năng từ dân cư phục vụ đầu tư pháttriểnkinh tế. Dịchvụ NHBL pháttriển đẩy
nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tiết kiệm chi phí xã hội, đem lại nguồn thu ngoạitệ lớn
góp phần vào tăng nguồn dự trữ ngoạitệquốc gia, đồng thời góp phần dễ dàng hơn cho
NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
1.2.2.2. Đối với ngânhàngthương mại: Thứ nhất, dịchvụ NHBL pháttriển giúp NHTM thu
hút được nhiều KH, mở rộng thị trường và nâng cao vị thế. Thứ hai, dịchvụ NHBL pháttriển
tạo điều kiện cho NH tăng doanh thu và lợi nhuận. Thứ ba, dịchvụ NHBL góp phần giúp NH
phân tán rủi ro.
1.2.2.3. Đối với khách hàng: Thứ nhất, các dịchvụ NHBL pháttriển mang lại sự an toàn, tiết kiệm,
thuận tiện và nhanh chóng cho KH trong quá trình sử dụng thu nhập của mình; Thứ hai, việc phát
triển các dịchvụ NHBL đa dạng, nhiều tiện ích giúp cho mọi cá nhân trong xã hội dễ dàng tiếp cận
với NH, tiết kiệm thời gian, chi phí từ đó thu lợi nhuận cho chính mình; Thứ ba, các dịchvụ NHBL
giúp các cá nhân, hộ gia đình có nguồn vốn với lãi suất hợp lý để cải thiện đời sống, đầu tư sản xuất,
kinh doanh thông qua nguồn vốn vay NH thay vì phải vay lãi suất cao ở ngoài thị trường.
Pháttriểndịchvụ NHBL là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện
nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịchvụ
của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Đồng thời, khi chuyển sang
bán lẻ, các ngânhàng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng pháttriển tăng lên và tăng khả
năng phân tán rủi ro trongkinh doanh. Chính vì thế, các NHTM trong nước cần phải nắm bắt kịp
thời xu thế này, tận dụng tối đa các nguồn lực để đẩy mạnh pháttriểndịchvụ NHBL.
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hƣởng tới sự pháttriển các dịchvụ NHBL
trong bốicảnh HNKTQT
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh
1.3.1.1. Số lượng khách hàng và thị phần: Thị phần lớn chứng tỏ vị thế thống lĩnh của
NH trên thị trường. Số lượng KH thể hiện chất lượng hoạt động của NH. Khi NH hoạt động
càng tốt, càng hiệu quả bao nhiêu thì sẽ càng thu hút được nhiều KH bấy nhiêu.
1.3.1.2. Quy mô, mạng lưới và kênh phân phối: Quy mô của một NH là tiêu chí quan trọng
để đánh giá sự pháttriển của NH nói chung và từ đó đánh giá được mức độ pháttriển của dịchvụ
NHBL của NH. Mạng lưới, kênh phân phối của một NH đa năng bao gồm: Kênh phân phối truyền
thống như các chi nhánh trong và ngoài nước, các công ty con, các văn phòng đại diện, đại lý; Kênh
giao dịch hiện đại như hệ thống ATM, POS, KIOS, Phone-banking, Internet-banking Khi NH có
nhiều kênh giao dịch thì việc gia tăng lượng KH, tăng nhanh doanh số hoạt động và cuối cùng là
mang đến nhiều lợi nhuận hơn là một kết quả tất yếu.
8
1.3.1.3. Tính đa dạng và đa tiện ích của sản phẩm dịch vụ: Việc ứng dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ cho phép hoạt động kinh doanh không chỉ pháttriển theo chiều
rộng mà còn pháttriển theo chiều sâu, đó là nâng cao hàm lượng công nghệ cho một sản
phẩm để tăng tính tiện ích cho sản phẩm đó. NH nào đa dạng hóa dịch vụ, tích hợp được
nhiều tiện ích trên một dịchvụ thì càng khẳng định được uy tín của mình trên thị trường tài
chính.
1.3.1.4. Doanh số của từng mảng dịchvụ NHBL và Tỷ trọng thu nhập từ các dịchvụ
NHBL trong tổng thu nhập của NH: Sự pháttriểndịchvụ NHBL thể hiện rõ nét ở sự gia tăng
doanh số của từng mảng dịchvụ như doanh số tiền gửi tiết kiệm, doanh số cho vay, doanh số
thanh toán chuyển tiền kiều hối, doanh số thanh toán thẻ, doanh số thanh toán séc Doanh số
của các dịchvụ NHBL và Tỷ trọng thu nhập từ dịchvụ NHBL trong tổng thu nhập của NH
càng lớn thì chứng tỏ dịchvụ NHBL của NH đó càng phát triển.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến pháttriểndịchvụ NHBL thành hai nhóm:
nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.
1.3.2.1. Nhóm nhân tố khách quan
(a) Môi trường kinh tế: Ổn định kinhtế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho sự
phát triển các dịchvụ NHBL. Các nhân tố quan trọngtrong môi trường kinhtế vĩ mô đó là:
Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát. Nếu các chỉ số này
được giữ ở mức hợp lý, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động NHBL ngày càng phát triển; ngược lại,
nó sẽ kìm hãm sự pháttriển của hoạt động NHBL.
(b) Môi trường pháp lý: Đây là nhân tố thuộc môi truờng bên ngoài có tác động lớn
nhất và thường xuyên nhất tới hoạt động ngânhàngthương mại nói chung và hoạt động bánlẻ
ngân hàng nói riêng. Nếu các quy định của luật pháp không đầy đủ, không rõ ràng và thiếu
tính đồng bộ nhất quán thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, một hệ
thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là hành lang pháp lý vững chắc cho các ngânhàng
trong hoạt động kinh doanh. Khi đó, luật pháp sẽ có tác dụng tích cực trở thành động lực giúp
ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.
(c) Môi trường xã hội: Khả năng cung ứng dịchvụ phụ thuộc khá lớn vào trình độ dân
trí. Yếu tố tâm lý thói quen cũng là một nhân tố đóng vai trò quyết định việc lựa chọn sản
phẩm của từng KH.
(d) Sự pháttriển của CNTT: Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động của NHBL. Nó tạo điều kiện cho ngânhàng có thể áp dụng những phương tiện và
công cụ mới vào hoạt động của mình, từ đó tăng năng suất và hiệu quả lao động, giảm chi phí bỏ
ra cả về thời gian và tiền bạc đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
(e) Môi trường cạnh tranh: Trong xu thế hội nhập, các NHTM phải đối diện với nhiều
thách thức và cạnh tranh của không chỉ các NHTM khác trong nước mà còn từ các NH nước
ngoài có quy mô hoạt động lớn, tiềm lực tài chính dồi dào, có kinh nghiệm lâu nămtrong việc
cung cấp các sản phẩm dịch vụ, quy trình quản lý rủi ro chặt chẽ và hiệu quả, chăm sóc KH
chu đáo.
9
(f) Khách hàng: Số lượng KH sử dụng dịchvụ là tiêu chí chung để đánh giá sự thành
công của NH. Đặc biệt trongpháttriểndịchvụ NHBL đối tượng KH là các tầng lớp dân cư,
giá trị mỗi giao dịch nhỏ nên việc thu hút càng nhiều KH là ưu tiên hàng đầu.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan
(a) Năng lực tài chính của ngân hàng: Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng có tính
chất quyết định để ngânhàng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường. Năng lực về tài chính
thường được biểu hiện thông qua tiềm lực về vốn của ngân hàng. Nếu ngânhàng có vốn lớn
thì ngânhàng sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động của mình, có điều kiện để trang bị các máy
móc, công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho quá trình thanh toán, có điều kiện để thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao…
(b) Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng: Hoạt động bánlẻ của NHTM luôn tiềm
ẩn những rủi ro khó lường và do nhiều nguyên nhân gây nên, có trong đó có những nguyên
nhân của quan từ chính các NH như sự thiếu hụt, không đồng bộ của các cơ chế, chính sách,
các quy trình nghiệp vụ cho hoạt động NHBL, những rủi ro về đạo đức của cán bộ NH hay sự
thiếu hiểu biết của cán bộ làm công tác NHBL…
(c) Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Mỗi ngânhàng khi triển khai bất kỳ một
mảng dịchvụ nào cũng đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn
chiến lược. Nếu NH có chiến lược bánlẻ đúng đắn, bao gồm chiến lược KH, chiến lược
Marketing thâm nhập thị trường, pháttriển mạng lưới kênh phân phối và đào tạo nhân sự, chiến
lược sản phẩm… thì sẽ giảm thiểu được chi phí hoạt động, sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có và
đạt được kết quả tối ưu.
(d) Quy mô và uy tín của ngân hàng: Tùy theo quy mô của mình mà mỗi ngânhàng
sẽ tập trung vào loại hình dịchvụ mà mình có ưu thế nhất. Uy tín (được thể hiện trên các mặt:
khả năng thanh khoản, an toàn kho quỹ, khả năng thanh toán, thời gian thanh toán, khả năng
đáp ứng các phương tiện thanh toán, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, sự đa dạng của các sản phẩm
dịch vụ ), là yếu tố vô cùng quan trọngtrong việc thu hút và pháttriển KH cá nhân.
(e) Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Cơ cấu của ngânhàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức
năng nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Hệ thống tổ chức nếu
được thực hiện theo theo cơ cấu phù hợp, giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ thì việc định
hướng, triển khai và đánh giá thực trạng hoạt động của ngânhàng trở nên hiệu quả hơn.
(f) Giá cả của dịchvụ NHBL: Giá cả của dịchvụ tác động rất nhiều đến hoạt động
NHBL của NHTM. Giá dịchvụtrong huy động vốn chính là lãi suất huy động, trong hoạt
động tín dụng chính là lãi suất cho vay, trong thanh toán và các dịchvụ khác chính là phí dịch
vụ Các NH cần nỗ lực định giá sản phẩm nhằm phản ánh chi phí phục vụ thực tế.
(g) Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịchvụ sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong sự tồn
tại và pháttriển của từng ngân hàng. Chất lượng dịchvụ không chỉ được đánh giá thông qua
chất lượng phục vụ của nhân viên NH mà còn được đánh giá thông qua độ an toàn, chính xác
và cập nhật trong xử lý nghiệp vụ, thủ tục đơn giản, thuận tiện trong giao dịch và tốc độ xử lý
giao dịch nhanh Chất lượng dịchvụ là yếu tố vô hình nhưng nó có ý nghĩa sống còn trong
kinh doanh NHBL của các NHTM.
10
(h) Chất lượng nguồn nhân lực: Yếu tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong bất cứ lĩnh vực nào. Đặc biệt trong lĩnh vực dịchvụ NH, một dịchvụ vừa liên
quan đến tài chính, đến kỹ thuật, đến con người một cách trực tiếp. Để thực hiện tốt mục tiêu
kế hoạch của mình ngânhàng cần coi trọng việc pháttriển nguồn nhân lực từ khâu tuyển
dụng, đào tạo và có chế độ đãi ngộ hợp lý.
(i) Trình độ công nghệ của ngân hàng: Do yêu cầu mới của thị trường các dịchvụ
NHBL ngày nay luôn gắn với những thiết bị công nghệ cao. Công nghệ cao sẽ tạo ra sự thuận
lợi, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, giảm bớt thời gian và chi phí giao dịch. Tuy
nhiên công nghệ cao cũng có mặt trái của nó là đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi đội ngũ nhân
viên phải có trình độ phù hợp để làm chủ được công nghệ ấy và khách hàng phải đủ hiểu biết để
sử dụng những phương thức giao dịch hiện đại.
1.4. Kinh nghiệm pháttriểndịchvụ NHBL của một số nƣớc trongbốicảnh HNKTQT
và bài học đối với ViệtNam
1.4.1. Kinh nghiệm của Úc
Kinh nghiệm pháttriển các kênh phân phối hiện đại trong hoạt động ngânhàngbánlẻ
của Commonwealth Bank (Úc). Khách hàng có thể thực hiện giao dịchtại chi nhánh, phòng
giao dịch, các kênh giao dịch hiện đại như POS, KIOS, Internet banking, SMS banking,
Phone Banking (qia Contact Center) và 3.300 máy ATM của NH Commonwealth Bank tại Úc
- là hệ thống ATM lớn nhất nước Úc
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và pháttriển marketing qua
Trung tâm dịchvụ khách hàng - Contact Center trong hoạt động NHBL của ngânhàngphát
triển Singapore (DBS). Trung tâm dịchvụ khách hàng hoạt động 24h/ngày và 7 ngày/tuần
phục vụ cho hoạt động bảnlẻtrong toàn hệ thống của mình qua các phương tiện như điện
thoại cố định, điện thoại di động, fax, email và cung ứng các dịchvụ rất đa dạng.
1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Kinh nghiệm quản trị rủi ro và pháttriển tín dụng tiêu dùng của các ngânhàng Thái
Lan. Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịchvụ tín dụng, các NH đã xác định khách
hàng mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng, triển khai nhanh chóng, triệt để công tác quản trị
rủi ro với các biện pháp như:
(a) Tách bạch, phân công rõ ràng chức năng các bộ phận và thực hiện tuân thủ
các khẩu trong quy trình giải quyết các khoản cho vay cá nhân;
(b) Áp dụng quy trình ra quyết định cho vay tự động.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM ViệtNam
Qua phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc pháttriểndịchvụ NHBL,
có thể tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM VN như sau:
- Cần chú trọng việc đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, pháttriển các dịchvụ tiện ích có hàm lượng công nghệ cao
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH.
[...]... của toàn bộ khách hàng cá nhân, các thông tin cá nhân khách hàng phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂNDỊCHVỤNGÂNHÀNGBÁNLẺTẠINGÂNHÀNGTMCPNGOẠI THƢƠNG VIỆTNAMTRONGBỐICẢNHHỘINHẬPKINHTẾQUỐCTẾ 2.1 Tổng quan về NgânhàngTMCPNgoại thƣơng ViệtNam 2.1.1 Quá trình hình thành và pháttriểnNgânhàngTMCPNgoạithương VN (tên gọi... chính đa năng trong khu vực và trên thế giới CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂNDỊCHVỤNGÂNHÀNGBÁNLẺTẠINGÂNHÀNGTMCPNGOẠI THƢƠNG VIỆTNAMTRONGBỐICẢNHHỘINHẬPKINHTẾQUỐCTẾ 3.1 Định hƣớng và mục tiêu pháttriểndịchvụ NHBL tại Vietcombank trongbốicảnh HNKTQT 3.1.1 Định hƣớng pháttriểndịchvụ NHBL Một là, tăng cường huy động vốn Hai là, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, gia tăng nguồn... khách hàng 21 Tạp chí Ngânhàng các năm 2004 - 2009 22 Tạp chí NgânhàngNgoạithươngViệtNam các năm 2004 - 2010 23 Trường đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực Vietinbank (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Phát triểndịchvụngânhàngbánlẻ của các ngânhàngthương mại Việt Nam" , Hà Nội 23 24 Võ Kim Thanh (2001), Đa dạng hoá nghiệp vụngânhàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. .. của ngânhàng công thươngViệt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 25 Viện nghiên cứu Khoa học Ngânhàng (2003), Những thách thức của Ngânhàngthương mại ViệtNam trong cạnh tranh và hộinhậpquốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội 26 Viện nghiên cứu khoa học ngânhàng (2008), Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngânhàngtrong điều kiện hộinhậpquốc tế, Hội thảo nghiên cứu... xã hội Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa những vấn đề chung về dịchvụngânhàngbánlẻ của ngânhàngthương mại Tiếp đó, luận văn đã phân tích thực trạng phát triểndịchvụngânhàng bán lẻ ở NgânhàngTMCPNgoạithương VN, từ đó thấy được những kết quả mà NHNT đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó Sau khi đã khái quát được mục tiêu và định hướng phát triển. .. NgoạithươngViệtNam « 45 năm xây dựng và pháttriển », (4), tr.43-44 8 Phí Trọng Hiển (2006), "Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngânhàngthương mại ViệtNam trên thị trường dịchvụngân hàng" , Tạp chí ngân hàng, (3),tr.16-18 9 Nguyễn Danh Lương (2002), Những giải pháp nhằm pháttriển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 10 Luật giao dịch. .. với các dịchvụtài chính ngân hàng, đặc biệt là thị trường dịchvụngânhàngbánlẻPháttriểndịchvụ NHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịchvụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngânhàngTrong xu thế toàn cầu hóa kinhtế hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh... việt trên thị trường Ba là, VCB đã xây dựng được nền tảng công nghệ hiện đại, tạo đòn bẩy phát triểndịchvụngânhàng bán lẻ Bốn là, các dịchvụbánlẻ của VCB đã góp phần tăng cả thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho ngânhàng 2.3.2 Những tồn tại và hạn chế của các dịchvụ NHBL tại NHNT VN Một là, sản phẩm, dịchvụ của VCB còn mang tính truyền thống, vẫn nghèo nàn về chủng loại, thiếu tính cạnh tranh... vực dịch vụ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2 Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách ngày 14/08/2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 Cox, D (1997), Nghiệp vụngânhàng hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22 4 Vũ Ngọc Dung (2009), Pháttriển hoạt động bánlẻtại các ngânhàngthương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế. .. quốc dân, Hà Nội 5 Nguyễn Văn Dũng (2009), Pháttriểndịchvụngânhàngbánlẻ trên nền tảng công nghệ Thực trạng định hướng và những vấn đề cấp thiết cần quan tâm, Hà Nội 6 Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình nghiệp vụngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội 7 Trần Thanh Hải (2008), "Tác động đối với lĩnh vực tài chính ngânhàng khi ViệtNam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)", Tạp chí NgânhàngNgoại . TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP. nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Keywords: Dịch vụ ngân hàng; Ngân hàng; Ngân hàng bán lẻ; Kinh tế quốc tế
Content