1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh

64 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 172,8 KB

Nội dung

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở cáchoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân quốc gia này vớ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế ViệtNam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Các hoạtđộn

g kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại,đầu tư nói riêngcủa nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới

Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộngrãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch

vụ ngân hàng quốc tế Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán XNK của cácNH

TM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpViệtNam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam nói chung Hoạt động thanhtoán XNK mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thuđược,NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụkinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế Nhận thức được tầm quan trọng, cần thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập tại chi nhánh No&PTNT Đông Anh, trên cơ sở những kiến thức đã học được ởtrường đồng thời qua thời gian nghiên cứu tài liệu kết hợp vớisự giúp đỡ của

thầy cô giáo, em đã chọn đề tài“Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn chi nhánh Đông Anh” làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, hệ thống hóa lý luận và đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế

Trang 2

của Agribank Đông Anh đồng thời đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng tiếp tụcphát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trên thị trường ViệtNam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng

No&PTNT chi nhánh Đông Anh

 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: báo cáo tập trung nghiên cứu lý luận về năng lực hoạt độngthanh toán quốc tế tại ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông Anh

+ Về thời gian: Từ năm 2010 - 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn.Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp,thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minhhoạ, chứng minh và rút ra kết luận

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH

TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở cáchoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân quốc gia này với tổ chức, cá nhân quốc gia khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua liên hệ giữa các ngân hàng của cácnước liên quan.

Trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thườngphân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoạithương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậudịch)

Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc thực hiện thanhtoán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng chonước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sở để các bên tiến hành mua bán vàthực hiện thanh toán là hợp đồng ngoại thương

Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc thực hiệnthanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch

vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho cáchoạt động không mang tínhthương mại

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Trong xu thế hội nhập, các quốc gia đang ra sức phát triển thị trường, mở cửa,

Trang 4

hợp tác và hội nhập Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế chính là chiếc cầu nốigiữa hoạt động kinh tế trong nước với thế giới bên ngoài, có tác dụng là chất xúctác bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tưnước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.Trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lênhàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lượcphát triển kinh tế của mỗi nước Chính vì thế, hoạt động thanh toán quốc tế ngàycàng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt độngkinh tế đối ngoại nói riêng.

Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗiquốc gia, được thể hiện chủ yếu qua các mặt sau:

- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như một tổng thể

- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nướcngoài trực tiếp và gián tiếp

- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế

- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác

- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng cóthể thanh toán trực tiếp với nhau, mà thường phải thông qua các NHTM với mạnglưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu Khi thay mặtkhách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nốitrung gian thanh toán giữa hai bên mua bán

Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theoyêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàngtrong giao dịch thanh

Trang 5

toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ TTQTnhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịchmua bán với nước ngoài Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàngkhông đủ năng lực về vốn sẽ cần đến nguồn tài trợ từ phía ngân hàng, ngân hàng

sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tíchcực Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹthuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện hoạt động thương mạiquốc tế

1.1.2.3 Đối với ngân hàng thương mại

Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọngđối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượngtuyệt đối và cả về tỷ trọng Thanh toán quốc tế còn là mắt xích quan trọngtrong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển cáchoạt động kinh doanh khác củangân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàngtrong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động, đặc biệt vốn bằng ngoạitệ

Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọngđối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy

mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinhdoanh, bổ sung và hỗ trợ cho cáchoạt động kinh doanh khác của ngân hàng

Ngày nay, do nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển thuận tiện, an toàn vàhiệu quả nên các hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra thông qua hệ thốngngân hàng, đồng thời hoạt động thanh toán quốc tế đã phát triển theo một tậpquán thống nhất trên quy mô toàn thế giới thông qua các phương thức thanh

Trang 6

toánquốc tế khác nhau.

Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngânhàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợinhuận kinh doanh cần thiết Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnhtranh và mức độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu phí và mức phí dịch vụ ápdụng có thể khác nhau cho các khách hàng khác nhau Biểu phí dịch vụ thanhtoán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng thươngmại

Tóm lại, có thể khẳng định hoạt động TTQT của NHTM đóng vai trò quan trọng đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng

1.1.3 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

TTQT là một hoạt động đặc thù trên phạm vi quốc tế, do đó, nó cũngcóhệthống văn bản pháp lý đặc thù để điều chỉnh Hệ thống các văn bản pháp

lý này tồn tại dưới hai dạng luật hóa là hệ thống văn bản pháp lý tùy ký,thông lệtập quán quốc tế (văn bản pháp lý tùy ký)

a Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The uniform Customs and Pratice for Documentary Credits-UCP)

Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng nên đã cản trở hoạtđộng nghiệp vụ của các ngân hàng quốc tế, trong đó có giao dịch bằng L/C Vìvậy phải có một nguyên tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/

C nhằm giảm thiểu các tranh chấp và tăng tính hiệu quả của phương thức này.Năm 1993, phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành bản quy tắc vàthực hành thống nhất về TDCT (UCP) Đây là tập hợp các nguyên tắc và tậpquán quốc tế quy định quyền hạn, trách nhiệm các bên liên quan trong giao dịch

Trang 7

L/C với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu UCP Ngay từ khi ra đời, UCP đãđược chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới làm cơ sở cho thanh toán L/Ctrong thương mại quốc tế ICC đã tiến hành sửa đổi UCP tới 6 lần Bản sửa đổigần đây nhất là vào năm 2007 (UCP600) có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

UCP không được tự động áp dụng để điều chỉnh L/C trừ khi các bên thỏathuận áp dụng bằng cách dẫn chiếu UCP trong L/C Khi đã đồng ký áp dụng thìcác điều khoản UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan

b.Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ (ISBP)

Do cách hiểu và vận dụng không thống nhất của các bên tham gia về cùngmột nội dung qui định trong UCP, hơn nữa thực tế lại phát triển không ngừng,ngày càng phong phú Điều này dẫn đến là ngày càng có nhiều ký kiến thắc mắc

và tranh chấp xảy ra Trước thực tế này, tại hội nghị ngày 31/ 10/ 2002, Ủy banngân hàng đã bỏ phiếu thông qua việc phê chuẩn ISBP ISBP là sự bổ sung mangtính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ rànghơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C

Văn bản ISBP mới nhất là ISBP 681 – văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng

từ theo UCP 600, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 của ICC

c Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng-URR

Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng gọi tắt là URR 525 đượcICC xuất bản vào tháng 11/1995 và có hiệu lực vào ngày 1/7/1996 Từ ngày đócác ngân hàng phát hành phải đứng trước quyết định về việc các ủy quyền hoàntrả của họ nên tuân thủ URR 525 hay điều 19 UCP500 Nhằm khuyến khích sử

Trang 8

dụng URR và giảm bớt khả năng có thể xảy ra tình trạng nhập nhằng đối với cácquy tắc áp dụng, SWIFT đã bổ sung vào cẩm nang của mình mẫu điện MT740(Ủy quyền hoàn trả) cho phép URR525 được áp dụng một các tự động trừ khi cóquy định khác Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữacác ngân hàng Ấn bản số 725

có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008 thay cho URR 525

d Quy tắc thống nhất về nhờ thu –URC.

Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC) được phát hàng lần đầu bởi ICC năm1956; sau đó, được tái bản vào các năm 1967, 1978 và lần tái bản sau cùng đượchội đồng ICC chấp thuận vào tháng 6/1995, với tiêu đề “ICC Uniform rules forcollection, Publication No522” (URC 525)

Hiện nay quy tắc này được áp dụng ở hơn 60 quốc gia trên thế giới trongnghiệp vụ nhờ thu URC đưa ra định nghĩa, hình thức và nội dung của phươngthức nhờ thu; kèm theo đó là trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liênquan, các phí, các chứng từ của phương thức nhờ thu

e Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu –ULB

Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, cácnước tư bản đã ban hành cácluât:

- Luật hối phiếu của Anh 1882

- Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962

- Đặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ được cácnướcký kết năm 1930

Trang 9

f Điều kiện thương mại quốc tế (International Commeccer

Terms-INCOTERMS).

Incoterms là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sửdụng rộng rãi trên toàn thế giới Incoterms được ICC soạn thảo và ban hành lầnđầu tiên vào năm 1936, trải qua nhiều lần chỉnh và bổ sung Incoterms 2010 làphiên bản mới nhất

Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệmcủa các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hóa trách nhiệm của cácbên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảohiểm hàng hóa, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hóatrong quá trình vận chuyển…, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa.Incoterms 2010 bao gồm có 11 điều kiện giao hàng; chia thành 4 nhóm: C,

D, E, F Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiên EXW; nhóm F gồm 3 điều kiện:FCA, FAS, FOB; nhóm C gồm 4 điều kiện: CFR, CPT, CIF, CIP và nhóm Dgồm 3 điều kiện: DAP, DAT, DDP

g Hợp đồng mua bán quốc tế:

Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa hai bên đương sự có trụ sởkinh doanh ở cácnước khác nhau Trong đó, một bên là người xuất khẩu, mộtbên là người nhập khẩu Người xuất khẩu có trách nhiệm chuyển quyền sở hữusang người nhập khẩu một lượng hàng hóa, còn người nhập khẩu có trách nhiệmnhận hàng và trả tiền Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các nội dung bắtbuộc sau: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán

Trang 10

1.1.4 Điều kiện thanh toán quốc tế

1.1.4.1 Điều kiện về tiền tệ

Liên quan đến điều kiện tiền tệ, các bên cần thỏa thuận những vẫn đề như:đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán và đảm bảo rủi ro tỷ giá Việc sử dụngđồng tiền nào là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương phụthuộc vào rất nhiều yếu tố như: so sánh tương quan vị thế giữa hai bên mua bán,

vị trí của đồng tiền thanh toán trên thị trường quốc tế… Khi tiến hành, bên nàocũng muốn dùng đồng tiền của nước mình có nhiều điểm lợi như: nâng cao uytiến của đồng tiền nước mình trên thị trường quốc tế, không phải dùng ngoại tệ

để trả nợ nước ngoài, tránh được rủi ro do tỷ giá biến động Tuy nhiên để đi đếnquyết định sử dụng đơn vị tiền tệ nào còn phải quan tâm đến khả năng đảm bảohối đoái của nó

1.1.4.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán:

Địa điểm thanh toán là nơi mà người bán nhận được tiền còn người mua trảtiền Địa điểm thanh toán có thể là tại nước người bán, nước người mua hoặc tạinước thứ 3 Trong thực tế, việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếuvào:

- Tương quan lực lượng giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng

- Phương thức thanh toán

- Đồng tiền thanh toán là của nước nào

1.1.4.3 Điều kiện về thời gian thanh toán:

Điều kiện này quy định khi nào thì nười nhập khẩu phải trả tiền cho ngườixuất khẩu Thời hạn thanh toán sớm hay chậm ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độluân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá, thanh khoản…

Trang 11

Đối với các bên tham gia hợp đồng, căn cứ vào thời điểm giao hàng có 3 cáchquy định về thời gian thanh toán:

- Việc thanh toán ngay diễn ra khi người xuất khẩu đặt hàng hóadưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải

- Việc thanh toán diễn ra ngay sau khi nhà nhập khẩu nhận xonghàng hóa tại nơi quy định

b Trả tiền trước:

Theo quy định này, người mua phải trả cho người bán toàn bộ hay một phầntiền hàng trước khi người bán chuyển hàng hóa dưới quyền định đoạt của ngườimua hoặc trong khoảng thời gian từ khi người bán chấp nhận đơn đặt hàng củangười mua

Thực chât đây là việc người mua cấp tín dụng cho người bán thông quakhoản tiền trả trước Do được cấp tín dụng nên vị thế tài chính của người bánđược củng cố, đồng thời người bán chắc chắn bán được hàng

c Trả tiền sau:

Theo cách này, người nhập khẩu đã nhận được hàng, thậm chí sau 1 thờigian nhất định mới thanh toán cho người xuất khẩu Như vậy thực chất ngườibán đã cung cấp tín dụng cho người mua

1.1.4.4 Điều kiện về phương tiện thanh toán:

Trang 12

Phương tiện thanh toán là công cụ được sử dụng trong việc chi trả tiền chonhau Các phương tiện thanh toán được sử dụng hiện nay bao gồm: tiền mặt, hốiphiếu, lệnh phiếu, séc và thẻ thanh toán… Tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa mối quan hệ thương mại, quan hệ thanh toán có thẻ lựa chọn và sử dụng cácphương tiện thanh toán khác nhau.

1.1.4.5 Điều kiện về phương thức thanh toán:

Điều khoản phương thức thanh toán là một bộ phận không thể thiếu cấuthành nên hợp đồng ngoại thương Lựa chọn phương thức thanh toán sao chophù hợp với từng thương vụ, mối quan hệ giữa cáchợp đồng… là một yếu tố gópphần hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế Toàn bộ nội dung, điều kiện vàcách thức để ngân hàng tiến hành chuyển tiền và trả tiền giữa người cư trú vàngười không cư trú là phương thức thanh toán quốc tế Các phương thức thanhtoán được thực hiện qua ngân hàng hiện nay :

- Phương thức chuyển tiền

- Phương thức nhờ thu

- Phương thức tín dụng chứng từ

a Phương thức chuyển tiền:

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyểntiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho mộtngườikhác (người hưởng lợi) theo địa chỉ nhất định trong một thời gian nhấtđịnh

Có hai hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư (M/T) và chuyển tiềnbằng điện báo (T/T) Hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi cho nhà xuất khẩu

vì nhà xuất khẩu vì nhà xuất khẩu nhận được tiền nhanh chóng, nhưng nhà nhậpkhẩu lại phải chịu chi phí chuyển tiền cao Thanh toán chuyển tiền là thanh toán

Trang 13

trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò

là người trung gian thanh toán thoe ủy nhiệm để hưởng phí và không bị ràngbuộc gì đối với cả người chuyển tiền và người nhận tiền Trong thương mại quốc

tế, phương thưc này chỉ được sử dụng khi người bán và người mua có quan hệthân thiết và tin tưởng nhau vì phương thức này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụngvốn của nhau

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán, trong đóchứng từ gửi đi bao gồm: hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chínhhoặc chỉ có chứng từ thương mai không có chứng từ tài chính đi cùng Ngânhàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã đápứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu

So với nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bánhơn vì có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền hàng và nhận hàng củangười mua Tuy nhiên người bán qua ngân hàng mới khống chế được quyền địnhđoạt hàng hóa của người mua Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách

Trang 14

chưa nhận chứng từ hoặc không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi cho họ.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhàxuất khẩu chỉ tham gia với tư cách người trung gian thu tiền hộ, ngân hàngkhông cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như ngườimua.

c. Phương thức tín dụng chứng từ:

Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tảnhư thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàngphát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp

L/C hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời ;ại hoàntoàn độc lập với hợp động mua bán Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngânhàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan dến hàng hóa Ngânhàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng cho nhànhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu Phương thức tín dụngchứng từ là phương thực dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu vànhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu được ngân hàng phát hành L/Cđảm bảo thanhtoán chắcchắn nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp Với những ưu điểmvượt trội này, phương thức thanh toán bằng L/C được sử dụng rộng rãi và phổbiến trong TTQT tại các NHTM

1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TTQT

Do những vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với nền kinh tế nóichung và với ngân hàng nói riêng như đã nêu ở trên thì việc các ngân hàng chútrọng mở rộng cáchoạt động TTQT là điều cần thiết, tuy nhiên cùng với việc mởrộng thì việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động này cũng là việc hết sức quantrọng

Trang 15

Để có thể đánh giá được một cách rõ nét những ảnh hưởng tới hiệu quả củahoạt động thanh toán quốc tế đối với NHTM cần phải dựa trên hệ thống các chỉtiêu Hệ thống các chỉ tiêu này được phân thành nhóm các chỉ tiêu trực tiếp và cácchỉ tiêu gián tiếp

1.2.1Các chỉ tiêu trực tiếp:

a Các chỉ tiêu tuyệt đối gồm:

Doanh thu từ hoạt động TTQT, lợi nhuận từ hoạt động TTQT và số vụ khiếunại do lỗi ngân hàng gây ra

b Các chỉ tiêu tương đối gồm:

- Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/doanh thu TTQT”

- Tỷ số “Chi phí TTQT/ doanh thu TTQT”

- Tỷ số“Lợi nhuận TTQT/lãi kinh doanh ngân hàng”

- Tỷ số“Doanh thu TTQT/tổng doanh thu dịch vụ”

- Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/ Vốn tự có”

- Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/ Tổng tài sản”

- Tỷ số “ Doanh thu TTQT/ Vốn tự có”

- Tỷ số “ Doanh thu TTQT/ Tổn tài sản”

- Tỷ số “Lợi nhuận TTQT tăng thêm/đầu tư công nghệ mới”

- Tỷ số “ Doanh thu TTQT/ Tổng số cán bộ TTQT”

- Tỷ số “ Số vụ khiếu nại / tổng số món thanh toán”

Khi tiến hành phân tích cần kết hợp đanh giá cả chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêutương đối để có một cái nhìn tổng quát Ngoài ra cần so sánh với các thời điểmtrước, cùng kỳ hay là với các NHTM khác có cùng đặc điểm và phải lưu ký tới sựảnh hưởng của các nhân tố khác tới hiệu quả hoạt động TTQT

1.2.2 Các chỉ tiêu gián tiếp hay còn gọi là chỉ tiêu đòn bẩy,

Trang 16

-Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Đối với chỉ tiêu nàycần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT và doanh số kinhdoanh ngoại tệ của NHTM qua các thời gian là như thế nào.

-Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu Đối với chỉ tiêunày cũng cần đề cập với mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với doanh

số tài trợ xuất nhập khẩu qua các thời kỳ là như thế này

- Tăng cường và hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác (chiết khấu, bảo lãnh ).Đối với chỉ tiêu này cũng cần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh sốTTQT với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng

- Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng Đối với chỉ tiêu này cần đề cậpđến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với dư nợ tín dụng bình quânqua các thời kỳ

- Tăng cường nguồn vốn (đặc biệt là vốn ngoại tệ) Đối với chỉ tiêu này cần

đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với số dư tiền gửi ngoại

tệ tại ngân hàng hay doanh số TTQT và số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chứckinh tế là như thế nào

- Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế Chỉtiêu này được thể hiện bởi thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ chứcquốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng

Trên đây là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, chất lượng của hoạtđộng TTQT Tuy nhiên,việc dùng chỉ tiêu này để đánh giá chỉ mang tính chấttương đối, để có cái nhìn toàn diện thì cũng cần quan tâm tới các vấn đề khácnhư mục tiêu kinh doanh của ngân hàng hay tình trạng của nền kinh tế

Trang 17

1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Có rất nhiều nhân tố ảnh thuởng đến hoạt động TTQT của NHTM nhưng cóthể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản là nhóm các nhân tố bên ngoài ngânhàng (nhân tố khách quan) và nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng (nhân tốchủ quan)

1.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan

-Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh

hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các khách hàng của ngân hàngvà ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh củaNHTM

-+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hốithông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động ngoại hốivào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng Căn cứ vàotình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng cácchính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động củahoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước Hoạt độngTTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sựquản lý ngoại hối của quốc gia

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đặc biệt là cáchoạt động xuấtnhập khẩu Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng

Trang 18

xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặthàng đó.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tínhchiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng lớn đếnhành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạtđộng TTQT Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xuhướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngượclại, nếu thiên về xu hướng tự do hóa mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thươngphát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển

- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng:Hoạt động TTQT

chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hộicủa các quốc gia Mỗi biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnhhưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa cácbên Sự suy thóai kinh tế, biến động chính trị của ảnh hưởng bất lợi đến tự dohóa thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnhhưởng đến quá trình thanh toán Những thay đổi về cơ chế, chính sách của mộtquốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phíxuất nhập khẩu hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốcgia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho bên đối tác không dự đoántrước được tình hìnhlàm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt haicho các bên tham gia, trong đó có các NHTM

- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách hàng

là yếu tố quyết định sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT

Trang 19

nói riêng Nếu ngân hàng có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng thườngxuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạtđộng TTQT phát triển.

Ngoài ra, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình

độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng đếnhoạt động TTQT của NHTM

1.3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan

- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM: một hệ

thống quản lý điều hành thống nhất từ hội sở đến các chi nhánh theo một quytrình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho các chi nhánh sẽ tiết kiệm đượcchi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là nhân tố thu hút kháchhàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: luật pháp mỗi nước khác nhau

nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệ quốc tế

mà các bên tham gia và kể cả ngân hàng cũng phải tuân thủ Cán bộ ngân hànglàm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, bởi cácphương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ về mặt nội dung và cóhiệu lực quốc tế Muốn thực hiện tốt công việc, tránh gây hiểu lầm và gây thiệthại đáng tiếc cho ngân hàng đòi hỏi cáccán bộ TTQT phải có chuyên môn cao.Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán

bộ TTQT phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định

- Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động TTQT: Cơ cấu tổ chức, điều hành

hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm bộ máy tổ chức gồm Hội sở chính, và hệ

Trang 20

thống các chi nhánh khác, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, quychế tổ chức, điều hành của NHTM, quy chế, quy trình nghiệp vụ Một hệ thốngquản lý điều hành thống nhất từ trên xuống dưới theo một quy trình hợp lý sẽ hạnchế được rủi ro, rút ngắn được thời gian giao dịch,

- Chính sách đối ngoại của Ngân hàng: Phát triển đối ngoại một cách sâu

rộng là việc làm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng Vì vậy để đứngvững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng có xuhướng vươn mình ra thế giới, tăng cường hoạt động đối ngoại, mở rộng phạm vihoạt động, văn phòng đại diện, tăng cường hợp tác quốc tế với hệ thống tài chínhtiền tệ trong khu vực và trên thế giới

- Công nghệ thông tin trong ngân hàng: Trong thời đại hiện nay, công nghệ

thông tin đã và đang trở thành một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể vàcáchoạt động xã hội Và các ngân hàng cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó.Việc áp dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm mới mang tính tiện nghi, nhanhchóng và hiệu quả Công nghệ ngày càng tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho cácngân hàng, giúp cho các ngân hàng tạo ra sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ,quy trình thanh toán, kiểm tra cũng như chất lượng bộ chứng từ

Trong hoạt động TTQT, công nghệ ngân hàng hiện đại giúp đẩy nhanh tốc

độ xử lýhoạt động thanh toán, từ đó cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chấtlượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Và khi thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng thì điều này sẽ giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, nâng cao năng lực hoạtđộng TTQT Từ đó, khách hàng sẽ tìm đến sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiềuhơn, tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động TTQT

- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: Trong điều kiện cạnh tranh hiện

nay, một ban lãnh đạo giỏi sẽ đưa ngân hàng vượt qua khó khăn thử thách, tận

Trang 21

dụng các cơ hội để giúp ngân hàng phát triển Ban lãnh đạo giỏi là những ngườibiết kết hợp tối đa các nguồn lực của ngân hàng mình để thành sức mạnh tổngthể, giúp tăng năng lực hoạt động của ngân hàng.

Trong hoạt động TTQT, với tư cách là người chèo lái là người chịu tráchnhiệm đầu tiên về năng lực hoạt động Do vậy, ban lãnh đạo phải là những người

có năng lực thực thụ, có khả năng hoàn hành tốt công việc của mình Điều đó thểhiện ở 3 yếu tố sau: trình độ chuyên môn, khả năng phán đoán và ra quyết định,khả năng đối nhân xử thế Sự nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế thị trường của banlãnh đạo sẽ giúp ngân hàng có được chiến lược phát triển đúng đắn, tránh đượcrủi ro trong các phương thức thanh toán, tạo nên năng lực hoạt động riêng chongân hàng trong hoạt động TTQT

Trang 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế ngày càng pháttriển như hiện nay, hoạt động TTQT thực sự đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng của NHTM nói riêng và của cả nền kinh tế quốc gia nói chung, do đó hoạtđộng thanh toán quốc tế cần phải được mở rộng và phát triển Chương I đã cho tamột cái nhìn tổng quan nhất về năng lực thanh toán quốc tế của NHTM, bao gồmnhững nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của ngân hàngthương mại : khái niệm, vai trò, nội dung của các phương thức thanh toán quốc tế

- Phân tích năng lực thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại trên cơ sởđưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Có thể nói, những vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giáchất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng No&PTNT Đông Anh được trìnhbày ở chương tiếp theo

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH:

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển:

Cách đây hơn 20 năm, một chủ trương của nhà nước mang ký nghĩa cực kỳquan trọng đối với ngành ngân hàng đó là chia hệ thống ngân hàng thành haicấp: Ngân hàng Nhà Nước thực hiện nhiệm vụ quản lý còn cáccác ngân hàngchuyên doanh ( NHTM ) có nhiệm vụ kinh doanh

Theo nghị định số 53 / HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng bộtrưởng (nay là Chính Phủ) đã quyết định sự ra đời của hàng loạt tổ chức tín dụngchuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường trong đó có Ngân hàng NôngNghiệp và phát triển nông thônViệt Nam

Với bối cảnh ra đời theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngân hàngNo&PTNT Đông Anh đã trải qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển từ mộtngân hàng cấp huyện trực thuộc Ngân hàng thành phố Hà Nội với cơ sở vật chất

kỹ thuật nghèo nàn, nguồn vốn và dư nợ cho vay ít ỏi, đội ngũ cán bộ còn yếu vềnghiệp vụ và mang trọng tư tưởng dựa vào sự bao cấp của nhà nước,chưa thực

sự hiểu rõ nền kinh tế thị trường hoạt động như thế nào

Đến nay với Ngân hàng No&PTNT Đông Anh đã trở thành một NHTM lớnmạnh có tầm cỡ tại địa bàn Đông Anh nói riêng và toàn hệ thống ngân hàngthương mại nói chung với tổng nguồn vốn, dư nợ và có một cơ sở vật chất kỹthuật phát triển gấp hàng trăm lần so với thời kỳ mới thành lập

Tiền thân của Ngân hàng No&PTNT Đông Anh là chi điểm ngân hàng NhàNướchuyệnĐông Anh được thành lập năm 1959 Đến cuối năm 1960 đổi tênthành chi nhánh ngân hàng nhà nướchuyệnĐông Anh và đến năm 1978 là Ngân

Trang 24

hàng Nhà NướchuyệnĐông Anh có trụ sở đóng tại khu vực Ga Đông Anh Khigiặc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, trụ sở ngân hàng được chuyển về xã VânNội - Đông Anh - Hà Nội

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngân hàng chuyển về xã Uy Nỗ Đông Anh ( Đường Cao Lỗ - Tổ 2 - Khối I - Thị trấn Đông Anh - Hà Nội) Ngày 26 tháng 3 năm 1988 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ ) banhành nghị định 53/ HDBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó cóNgân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam

-Ngân hàng phát triển nông nghiệp Đông Anh là một chi nhánh trực thuộcNgân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội theo quyết định số 31/ NH- QĐ ngày26/3/1988 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngày 24/12/1990 bằng quyết định số 1103/NH- QĐ của Tổng giám đốcngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Đông Anh là 1 trong

13 chi nhánh cơ sở thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Thành phố Hà Nội.Ngày 01/9/1995 bằng quyết định số 458 / QĐ - NHNo của Tổng giám đốcngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp Đông Anh được tách

ra không thuộc ngân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội mà trở thành một chinhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

Đến tháng 10 năm 1996 Ngân hàng Nông nghiệp Đông Anh đổi tên thànhNgân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh Cơ sở việc đổi tênnày là quyết định số 280/ QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của Thống Đốc NHNNViệt Nam về việc Thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam trên cơ sở Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trước đây

Đến tháng 6 năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônĐông Anh được trở thành đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và là một trong

Trang 25

PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

CÁC PHÒNGGIAO DỊCH

81 đơn vị thành viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam theo quyết định số 198 / 1998 / QĐ - NHNN5 của Thống Đốc ngân hàngnhà nước Việt Nam

2.1.2 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông Anh:

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức hoạt động Ngân hàng No&PTNT Đông Anh tới nay:

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự chi nhánh Agribank Đông Anh)

Trang 26

2.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh nói chung

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010 - 2012 của Agribank Đông Anh)

Tính đến hết năm 2012, huy động vốn từ thị trường tại chi nhánh đạt gần

2242 tỷ đồng (chủ yếu bằng VND), tăng 12,66% so với năm 2011 Nguồn vốnnày chủ yếu được huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư Về tỷ trọng nguồnvốn huy động, tiền gửi dân cư chiếm ưu thế tới 76,1%, còn lại là tiền gửi các tổchức kinh tế Tỷ lệ này trong 2 năm 2010 và 2011 là 57,8% và 61,1% Có thểthấy rằng tiền gửi của dân cư không những chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiềngửi mà còn có xu hướng tăng qua các năm Điều này chứng tỏ ngân hàng luôn

Trang 27

chiếm được lòng tin từ phía người dân và chính sách lãi suất phù hợp thu hútngười dân gửi tiền Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 thángchiếm luôn chiếm tỷ lệ cao - đây là nguồn vốn có độ nhạy cảm cao với lãi suất.Chi nhánh không có tiền gửi của Kho bạc Nhà nước hay các tổ chức tín dụngtrong và ngoài nước.

Năm 2012

So sánh 2010-2011

So sánh 2011-2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010 - 2012 của Agribank Đông Anh)

Mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng với nhau vàgiữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính tín dụng khác, cùng với sự biếnđộng của nguồn vốn huy động qua các năm nhưng hoạt động tín dụng của Chinhánh vẫn tăng trưởng cao Sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối với ngânhàng vì với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụngvốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn, mang tính hiệu quả thúc đẩy kinh

tế phát triển

Tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm với tỷ lệ cao.Năm 2010, tổng dư nợ của toàn Chi nhánh đạt 1375 tỷ, đến năm 2011 đã tănglên 1549 tỷ và tiếp tục tăng lên 1985 tỷ trong năm 2012 tương ứng với các tỷ lệ

Trang 28

tăng là 12,65% và 28,15% Nguyên nhân của việc tăng trưởng tín dụng cao trongthời gian qua là bởi vì Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông Anh đã thực hiệnđúng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chínhsách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Do Chi nhánh nằm trênđịa bàn huyệnĐông Anh, là khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều ngành nghềchăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp truyền thống, lâu năm Bởi vậy mà

dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng cao trong thời gian qua là hoàn toàn hợp lý,

nó không những mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng mà còn kích thích, thúcđẩy phát triển hệ thống nông nghiệp nông thôn trong vùng, góp phần thực hiệnmục tiêu Chính phủ đã đề ra làm tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng dư nợ, dư

nợ trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ qua các năm Có sự mất cân đối này là

do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là kỳ hạn dưới 12 tháng chính vìvậy để đảm bảo thanh khoản Chi nhánh cũng chỉ tập trung vào các khoản vayngắn hạn Tuy nhiên Chi nhánh cũng đã chú ký tới các khoản vay trung dài hạnnên dư nợ trung dài hạn đã tăng liên tục trong những năm gần đây Cơ cấu dư nợnhư vậy là khá hợp lý do đã đảm bảo được tính thanh khoản đồng thời vẫn giatăng được dư nợ tín dụng

c Kết quả kinh doanh chung của chi nhánh:

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông

Anh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 29

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010 - 2012 của Agribank Đông Anh)

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng thu hoạt động, tổng chi hoạt động, và lợinhuận của Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm.Đối với tổng thu năm 2011đạt 341 tỷ, tăng 27,7% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục tăng 46,6% sovới 2011 và đạt 500 tỷ đồng Do Chi nhánh Agribank Đông Anh tỷ lệ dư nợ,tăng trưởng tín dụng cao trong thời gian qua nên thu lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn,chủ yếu trong tổng thu hoạt động Ngoài ra nguồn thu dịch vụ cũng có xu hướngtăng mạnh qua các năm, từ 7 tỷ năm 2010 tăng lên 9 tỷ vào năm 2011 và 13 tỷvào năm 2012 tương ứng với các mức tỷ lệ tăng là 28,6% và 44,4% Điều nàycho thấy dịch vụ của ngân hàng được mở rộng, và có chất lượng ngày càng tốt,đem lại thu nhập cho ngân hàng

Đối với tổng chi năm 2011 đạt 323 tỷ, tăng 26,2% so với năm 2010, sangnăm 2012 tiếp tục tăng 45,2% so với năm 2011 và đạt 469 tỷ Do lãi suất huyđộng tiền gửi trong giai đoạn 2010 – 2012 biến động mạnh, có xu hướng tăngcao, kể cả khi có Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động

Trang 30

vốn tối đa bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hànhnăm 2011 thì lãi suất huy động vẫn ở mức cao là 14%/năm, bởi vậy mà Chi lãitiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của ngân hàng Ta có thể thấytrong các khoản chi thì khoản mục chi phí dự phòng rủi ro có xu hướng giảmdầnqua các năm từ 11 tỷ đồng năm 2010, giảm xuống 6 tỷ đồng năm 2011, vàchỉ còn 5 tỷ đồng năm 2012 Chi phí dự phòng giảm bởi vì ngân hàng đã thựchiện công tác tín dụng quản lý nợ tốt, doanh số cho vay có tăng lên qua các năm,song đa phần các khoản vay đều là nợ nhóm I (nợ đủ tiêu chuẩn), hầu đa khôngphát sinh thêm nợ xấu

Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng liên tục từ 11 tỷ năm 2010 lên 18

tỷ năm 2011 và đạt 31 tỷ năm 2012, tương ứng với các mức tăng 63,6% và72,22% Ta có thể thấy Chi nhánh đã đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rấtcao, và điều này cho thấy hoạt động quản lý tín dụng và chất lượng dịch vụ củangân hàng đang được thực hiện rất tốt, mang lại hiệu quả kinh doanh cao

d Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Đông Anh 2010 – 2012

(Nguồn: Báo cáomua bán ngoại tệ Agribank Đông Anh 2010 – 2012)

Ngân hàng No&PTNT Đông Anh rất chú trọng vào hoạt động mua bánngoại tệ Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh tăng dần qua các năm, đóng

Trang 31

góp phần đáng kể vào doanh thuchung của toàn chi nhánh, có mức tăng trưởngcao và đều vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao Chi nhánh luôn bám sát biến độngcủa tỷ giá và thị trường tiền tệ, không ngừng nghiên cứu triển khai các nghiệp vụmới như kinh doanh trái phiếu, cung cấp các sản phẩm hoán đổi lãi suất… đểvừa nâng cao kết quả kinh doanh vừa đảm bảo sự thuận lợi và phục vụ nhu cầuphòng ngừa rủi ro cho khách hàng Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc việc yếtgiá, áp dụng tỷ giá và phương thức hạch toán trong mua bán ngoại tệ Hồ sơ muabán đầy đủ, mua bán đúng đối tượng, đúng cam kết trong các hợp đồng giaongay, kỳ hạn, swap, tuân thủ quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của hệthống Ngân hàng No&PTNT.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo&PTNT CHI

NHÁNH ĐÔNG ANH

Để trở thành một ngân hàng hiện đại, Ngân hàng No&PTNT Đông Anhđangtừng bước cải thiện và nâng cao hơn nữa những hoạt động kinh doanh của mình.Hoạt động tín dụng, huy động vốn hay đầu tư luôn là những hoạt động đem lạicho chi nhánh những nguồn thu chính Bên cạnh đó, không thể không kể đếnhoạt động thanh toán quốc tế, đây là hoạt động có đem lại doanh thu lớn nhấttrong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nềnkinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế trên thế giới, chi nhánh đã xácđịnh hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động có tính trọng tâm, cần được quantâm phát triển Để đánh giá một cách đầy đủ hoạt động thanh toán quốc tế của chinhánh, ta sẽ đi xem xét hoạt động của từng phương thức

2.2.1 Phương thức chuyển tiền.

Tại chi nhánh, chuyển tiền bao gồm cả chuyển tiền mậu dịch và chuyển

Trang 32

tiền phi mậu dịch (kiều hối) Tuy nhiên, trong phạm vi của báo cáo, tác giả xinchỉ nghiên cứu vấn đề chuyển tiền trong thanh toán mậu dịch.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng

No&PTNT Đông Anh giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu

Số món Giá trị

Số món Giá trị

Số món Giá trị

(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế Agribank Đông Anh 20010 – 2012)

Bảng 2.4 cho ta thấy cả doanh số cũng như số món chuyển tiền xuất khẩu

và nhập khẩu đều tăng qua các năm 2010-2012

Doanh số chuyền tiền xuất khẩu luôn có sự gia tăng qua các năm Năm

2010 đạt 1.057.861 USD,số món giao dịch là 40 Đến năm 2011, số món vàdoanh số lần lượt là 54 món tương ứng 1.565.209 USD, tốc độ tăng doanh số48%, tăng số món 35% so với năm 2010 Bước sang năm 2012, chi nhánh có sựgia tăng mạnh về doanh số chuyền tiền đi, đạt 2.801.929 USD, tăng 79% so vớinăm 2011

Chuyển tiền nhập khẩu có doanh số tương đối thấp và những giao dịch nhậpkhẩu thực hiện phương thức chuyển tiền có giá trị hợp đồng nhỏ Năm 2010 sốmón chuyển tiền nhập khẩu là 22 chỉ tương ứng với giá trị 223.864 USD Năm

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tại Agribank Đông Anh 2010 – 2012 - giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh
Bảng 2.1 Tình hình dư nợ tại Agribank Đông Anh 2010 – 2012 (Trang 27)
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2010 – 2012 - giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 29)
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng No&PTNT Đông Anh giai đoạn 2010-2012 - giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng No&PTNT Đông Anh giai đoạn 2010-2012 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w