Tình hình hoạt động của chi nhánh nói chung a Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh (Trang 26 - 29)

a. Tình hình huy động vốn

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Đông Anh giai đoạn 2010-2012

` Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010 - 2012 của Agribank Đông Anh)

Tính đến hết năm 2012, huy động vốn từ thị trường tại chi nhánh đạt gần 2242 tỷ đồng (chủ yếu bằng VND), tăng 12,66% so với năm 2011. Nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Về tỷ trọng nguồn vốn huy động, tiền gửi dân cư chiếm ưu thế tới 76,1%, còn lại là tiền gửi các tổ chức kinh tế. Tỷ lệ này trong 2 năm 2010 và 2011 là 57,8% và 61,1%. Có thể thấy rằng tiền gửi của dân cư không những chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi mà còn có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng luôn chiếm được lòng tin từ phía người dân và chính sách lãi suất phù hợp thu hút người dân gửi tiền Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm luôn chiếm tỷ lệ cao - đây là nguồn vốn có độ nhạy cảm cao với lãi suất. Chi nhánh không có tiền gửi của Kho bạc Nhà nước hay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

b. Tín dụng:

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tại Agribank Đông Anh 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.375 1549 1985 174 12,65 436 28,15 Dư nợ ngắn hạn 1.265 1404 1785 139 10,99 381 27,14

Dư nợ trung & dài hạn

110 145 200 35 31,82 55 37,93

Mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính tín dụng khác, cùng với sự biến động của nguồn vốn huy động qua các năm nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng trưởng cao. Sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối với ngân hàng vì với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn, mang tính hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm với tỷ lệ cao. Năm 2010, tổng dư nợ của toàn Chi nhánh đạt 1375 tỷ, đến năm 2011 đã tăng lên 1549 tỷ và tiếp tục tăng lên 1985 tỷ trong năm 2012 tương ứng với các tỷ lệ tăng là 12,65% và 28,15%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời gian qua là bởi vì Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Đông Anh đã thực hiện đúng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do Chi nhánh nằm trên địa bàn huyệnĐông Anh, là khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp truyền thống, lâu năm. Bởi vậy mà dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng cao trong thời gian qua là hoàn toàn hợp lý, nó không những mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng mà còn kích thích, thúc đẩy phát triển hệ thống nông nghiệp nông thôn trong vùng, góp phần thực hiện mục tiêu Chính phủ đã đề ra làm tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ qua các năm. Có sự mất cân đối này là do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là kỳ hạn dưới 12 tháng chính vì vậy để đảm bảo thanh khoản Chi nhánh cũng chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên Chi nhánh cũng đã chú ký tới các khoản vay trung dài hạn

nên dư nợ trung dài hạn đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Cơ cấu dư nợ như vậy là khá hợp lý do đã đảm bảo được tính thanh khoản đồng thời vẫn gia tăng được dư nợ tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh (Trang 26 - 29)

w