Nhóm giải pháp trong quản lý điều hành tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đông Anh.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh (Trang 53 - 55)

d. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

3.2.2 Nhóm giải pháp trong quản lý điều hành tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đông Anh.

Thứ nhất: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Ngân hàng cần hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành đảm bảo gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định rõ ràng về trách nhiệm của người điều hành và cấp tham mưu, thường xuyên có liên lạc giữa Hội sở chính và Chi nhánh. Để công tác quản trị, điều hành trở nên chủ động hơn, linh hoạt hơn, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của các phòng chức năng cần được quy định rõ ràng, hợp lý và không chồng chéo. Thực hiện phối hợp nhịp nhàng giữa phòng TTQT và các phòng ban khác, đặc biệt là phòng Tín dụng

Thứ hai: Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Để đảm bảo cho hoạt động TQTT nói riêng và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung đi đúng hướng phát triển, phải chú trọng đến hoạt động của nhà quản trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả điều hành của giám đốc, tăng cường kỷ luật trong quản trị điều hành, tích cực triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, củng cố sự lãnh đạo của các tổ chức đoàn trong Ngân hàng.

Ngoài ra, cần đề cao trách nhiệm của từng cán bộ điều hành trong việc thực hiện nhiệm vụ. Phải làm tốt công tác quản trị thì ban lãnh đạo Ngân hàng mới có thể đưa ra được những phương hướng phát triển đúng đắn để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.

Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Cần thực hiện kiểm tra, kiểm sóat thường xuyên tất cả các công tác tại Ngân hàng và hoạt động TTQT để đảm bảo hoạt động TTQT và cáchoạt động khác của Chi nhánh đi đúng hành lang pháp lý.

Khi công tác kiểm tra, kiểm sóat được thực hiện tốt sẽ phòng tránh tối đa tất cả những rủi ro có thể xảy ra cho Chi nhánh. Giúp Ngân hàng nhận biết được

các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động TTQT để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải trích lập rủi ro để bù đắp cáckhoản nợ xấu trong TTQT.

Thứ tư: Tăng cường sự kết hợp giữa các phòng chức năng

Để nâng cao năng lực TTQT tại Agribank Đông Anh, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng. Điều này sẽ giúp quá trình TTQT được xử lý một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, việc này đòi hỏi cần phải có một quy trình thanh toán cụ thể. Ngoài việc tới Ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ TTQT, khách hàng còn cần một số dịch vụ bổ trợ như: nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán, tư vấn khi giao dịch, tư vấn tín dụng... như vậy hoàn thiện các dịch vụ đi kèm không những giúp khách hàng hài lòng mà còn giúp cho Ngân hàng có thêm khoản doanh thu từ cáckhoản phí dịch vụ. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban giúp cho Ngân hàng quản lý và nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan tới khách hàng qua đó tránh được những rủi ro từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông anh (Trang 53 - 55)