d. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
TTQT TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT
Hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với cáchoạt động kinh doanh khác của NHTM. Để góp phần vào mục tiêu chung của Chi nhánh, hoạt động TTQT cũng không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động. Định hướng phát triển hoạt động TTQT phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánhĐông Anh. Để đạt được những mục tiêu phát triển,hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh Đông Anhluôn phải gắn với phương châm kinh doanh “Phát triển - An toàn - Hiệu quả” đồng thời có những bước chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu. Để phấn đấu nâng cao hơn thị phần trong hoạt động thanh toán XNK, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo hội nhập khu vực và quốc tế, trong thời gian tới định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Đông Anhcần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất:Cải tiến, nâng cao năng lực điều hành hoạt động TTQT, đảm bảo
thực hiện tốt chiến lược đưa hoạt động TTQT thành một trong những hoạt động trọng tâm của Chi nhánh, gắn liền hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại hối đảm bảo chocả hai hoạt động này được thông suốt và hiệu quả, tiếp tục mở rộng thị phần, củng cố và duy trì tốc độ phát triển của hoạt động TTQT
Thứ hai : nâng cao chất lượng công tác thanh toán xuất nhập khẩu, đảm
bảo canh tranh được với các NHTM hàng đầu trong nước, tận dụng tư thế có mạng lưới khách hàng rộng rãi, có mối quan hệ mật thiết với đông đảo khách
hàng truyền thống để phấn đấu nâng cao thị phần TTQT của ngân hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng,thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế cácnước có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng.
Thứ ba: đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật làm
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với các sở quản lý và các chi nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu và TTQT của cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống.
Thứ tư: đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi
nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lai sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của Agribank trong những năm tới.
Thứ năm: củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối
ngoại, nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiên nay, chức năng và phân cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụ để phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn.
Thứ sáu : tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh
tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong ngân hàng.