CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHĐT&PT KHÁNH HO À 2.1 Giới thiệu về NHĐT&PT Khánh Ho à
2.2 Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Khánh H òa
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Trong năm 2007, Chi nhánh đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, của NHĐT&PT Việt Nam nên đã đạt được những kết quả khả quan với tốc độ huy động năm sau thường cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 tăng 18 0 tỷ đồng tương đương tăng 20.34%so với năm 2006.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Khánh Hòa
ĐVT: Tỷ đồng
2005 2006 2007 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ Chỉ
tiêu Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ
trọng% 06/05 07/06 06/05 07/06
VHĐ 787 100 885 100 1065 100 98 180 12.45 20.34
VND 669 85 753 85 937 88 84 184 12.56 24.44
USD 118 15 132 15 128 12 14 -4 11.82 -3.03
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân h àng BIDV Khánh Hòa).
HUY ĐỘNG NỘI- NGOẠI TỆ
669
753
118 132 128
937
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
2005 2006 2007
VND USD
Biểu đồ 1: Huy động vốn bằng VND và USD Nhận xét: Dựa vào bảng 1, ta thấy:
- Tình hình huy động vốn của Chi nhánh tăng dần qua các năm.
- Khả năng huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng cao h ơn so với USD (thường trên 80%). Chứng tỏ, nguồn vốn huy động chính của chi nhánh vẫn l à đồng nội tệ phục vụ cho các hoạt động tín dụng của khách h àng có nhu cầu sử dụng vốn chi trả trong nước và tình trạng đô la hóa không còn ngự trị trong người dân. Cụ thể qua từng năm: năm 2006, VHĐ bằng VND đạt 753 t ỷ, USD đạt 132 tỷ. Đến năm 2007, huy động vốn bằng VND tăng 184 tỷ đồng t ương đương với tăng gần 25%, tuy nhiên VHĐ bằng đồng USD lại giảm 4 tỷ đồng t ương đương với giảm 3.03%.
- Nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt tăng trưởng khá (tăng trên 20% so với năm 2006) là do chi nhánh đã có những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác huy động qua nhiều hình thức như tuyên truyền, tiếp thị, thực hiện chính sác linh hoạt lãi suất, đa dạng hóa các hình thức huy động…Do vậy, thị phần huy
động vốn của Chi nhánh so với các ngân hàng thương mại khác trong toàn tỉnh là khá lớn, chiếm 16% thị phần chỉ đừng thứ hai sau ngân h àng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ngân hàng này có mạng lưới Chi nhánh, đại lý dày đặc, rải rác khắp toàn tỉnh.
Bảng 2: Các hình thức huy động vốn
ĐVT: tỷ đồng
2006 2007 Chênh lệch
Chỉ tiêu Số
tiền Tỷ
trọng% Số
tiền Tỷ
trọng% Số
tiền Tỷ lệ%
1.Theo thời hạn 885 100 1065 100 180 20.34
Ngắn hạn 566.4 64 713.55 67 147.2 25.98
Dài hạn 318.6 36 351.45 33 32.85 10.31
2.Theo thành phần
kinh tế 885 100 1065 100 180 20.34
Dân cư 442.75 50 585.75 55 143 32.30
Tổ chức kinh tế 283.1 32 362.10 34 79 27.91
Tổ chức tín dụng 159.15 18 117.15 11 -42 -26.39
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân h àng BIDV Khánh Hòa) Nhận xét: Dựa vào bảng 2, ta thấy cụ thể tình hình huy động vốn của ngân hàng như sau:
Phân theo thời hạn:
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 731.55 tỷ đồng, chiếm 67% tr ên tổng nguồn vốn huy động tăng gần 150 tỷ tương đương với tăng 26% so với năm 2006.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 351.45 tỷ đồng, chiếm 33% trên tổng nguồn vốn, giảm về tỷ trọng 3% so với năm 2006 (năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 36% trong tổng nguồn vố n huy động).
Từ đó cho thấy cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dần sang tăng các kỳ hạn n gắn hạn để giảm chi phí đầu vào, phù hợp với định hướng của TW. Điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho Chi nhánh, bởi v ì nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn vừa đảm bảo cân đối đủ vốn cho hoạt động vừa giảm đ ược chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh. Tuy nhiên, bên c ạnh đó, ngân hàng phải chịu nhiều áp lực về vốn do đây l à nguồn vốn ngắn hạn nên thời gian sử dụng nguồn vốn này là rất ngắn. Trong trường hợp kinh tế có những biến động nh ư việc thay đổi lãi suất giữa các ngân hàng sẽ làm Chi nhánh rơi vào tình trạng thiếu vốn.
Ví dụ như vào khoảng giữa năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao
và giải quyết nhu cầu về vốn cho các ngân h àng do đó ngân hàng thương mại vào thời điểm này mở cuộc chạy đua lãi suất làm cho lãi suất ngân hàng tăng từng ngày nên khách hàng luôn lựa chọn nơi nào có lãi suất cao nhất để gửi tiền. Vì vậy họ ưu tiên chọn hình thức gửi tiết kiệm ngắn hạn. Trong t ình hình đó, để ngăn việc khách hàng đồng loạt rút tiền khi có ngân hàng khác tăng lãi suất cao hơn gây ra tình trạng thiếu vốn, các NHTM đã có những biện pháp để khuyến khích khách h àng gửi tiền dài hạn như đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, tặng quà, rút thăm trúng thưởng… đồng thời ràng buộc khách hàng bằng những cam kết. Từ ví dụ tr ên cho thấy, ngân hàng cần có chính sách linh hoạt về việc huy động vốn trong từng thời điểm sao cho ph ù hợp nhất với tình hình kinh tế xã hội và khả năng tài chính của ngân hàng.
Phân theo thành phần kinh tế:
- Tiền gửi từ dân cư: đạt 585.75 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trên tổng nguồn vốn, tăng 143 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
- Tiền gửi từ tổ chức kinh tế: đạt 362.1 tỷ, chiếm 34% trên tổng nguồn vốn, tăng gần 80 tỷ đồng so với năm 2006.
- Tiền từ tổ chức tín dụng: đạt 117.15 tỷ, chiếm 11% tr ên tổng nguồn vốn, giảm 42 tỷ so với năm 2006.