Bởi quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia có lợi ích tolớn là góp phần làm tăng của cải và sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia này, cụthể hơn, nó là một động lực cho sự t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáoPGS.TS Tô Kim Ngọc, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, dành cho em sựgiúp đỡ trực tiếp và quý báu trong việc định hướng và hoàn thành khóa luận Đồng thời em cũng bày tỏ sự biết ơn tới các thầy cô giáo tại Học viện Ngânhàng đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngànhtrong suốt quá trình học tập tại trường, đó là nền tảng cơ bản để em thực hiệnkhóa luận này
Em cũng chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ phòng Thanh toán quốc tếchi nhánh Ngân hàng ĐTPT-Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quátrình thực tập tại đây
Sinh viên
Phạm Thị Minh Ngọc
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu sửdụng trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2011.
Sinh viên
Phạm Thị Minh Ngọc
Trang 3DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
L/C Tín dụng chứng từ/ Thư tín dụng
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền: 10
Sơ đồ 1.2: Qui trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ 12
Sơ đồ 1.3: Qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 14
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của BIDV – chi nhánh Hà Nội 35
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH BIDV - chi nhánh Hà Nội từ năm 2008-2010 39
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV- chi nhánh Hà Nội 41
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh qua các năm: 42
Bảng 2.4 Kết quả chuyển tiền đi của BIDV-chi nhánh Hà Nội 46
Bảng 2.5 Doanh số chuyển tiền đến của BIDV Hà Nội 47
Bảng 2.6 Doanh số nhờ thu đi của BIDV Hà Nội 48
Bảng 2.7 Doanh số Nhờ thu đến của BIDV Hà Nội 49
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động thanh toán L/C NK 52
Bảng 2.9 Số món L/C XK tại BIDV Hà Nội 53
Bảng 2.10 Doanh số hoạt động L/C XK của BIDV Hà Nội 55
Bảng 2.11: Tiêu chuẩn thời gian đối với các nghiệp vụ: 55
Bảng 2.12 Mạng lưới ngân hàng đại lý của BIDV Hà Nội 57
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trước thuế qua các năm 43
Biểu đồ 2.2 Doanh thu hoạt động chuyển tiền BIDV-chi nhánh Hà Nội 45
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng doanh số chuyển tiền đi và đến qua các năm: 48
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng trung bình về doanh số theo các phương thức thanh toán nhập khẩu: 46
Biểu đồ 2.5 Số lượng khách hàng nội địa giao dịch TTQT tại BIDV Hà Nội: .59 Biểu đồ 2.6 Doanh thu từ phí của hoạt động TTQT của BIDV Hà Nội 62
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TTQT 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về TTQT: 5
1.1.1 Khái niệm TTQT: 5
1.1.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT của NHTM 5
1.1.3 Các phương thức TTQT: 9
1.1.4 Vai trò của TTQT: 15
1.2 Chất lượng TTQT của NHTM và hệ thống chỉ tiêu đánh giá 18
1.2.1 Khái niệm chất lượng TTQT 18
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng TTQT 18
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTQT của NHTM 26
1.3.1 Các yếu tố khách quan 26
1.3.2 Các yếu tố chủ quan: 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 33
2.1 Khái quát về Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động: 34
2.1.3 Các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 35
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh (giai đoạn 2008-2010) 36
2.2 Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội: 40
2.2.1 Các văn bản qui trình điều chỉnh hoạt động TTQT tại BIDV Hà Nội: 40
Trang 62.2.2 Thực trạng sử dụng các phương thức TTQT tại BIDV Hà Nội 41
2.3 Đánh giá chất lượng TTQT tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội 49
2.3.1 Những thành tựu đạt được: 49
2.3.2 Hạn chế: 53
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 61
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhỏnh Hà Nội giai đoạn 2011 - 2012 61
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng trong thời gian tới 61
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong thời gian tới: 62
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 63
3.2.1 Mở rộng các quan hệ đối tác với các ngân hàng nội địa và nước ngoài: 63 3.2.2 Tăng cường công tác đánh giá, thẩm định và tư vấn khách hàng: 63
3.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động marketing: 65
3.2.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT: 66
3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế: 67
3.2.6 Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế trong hệ thống thông qua phát triển các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại có liên quan: 68
3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ TTQT tại NH: 70
3.2.8 Xây dựng chính sách khách hàng tối ưu: 71
3.3 Các kiến nghị 72
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 72
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ: 73
3.3.3 Kiến nghị với khách hàng: 74
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặcbiệt là đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Trong bối cảnhnền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giớinhư hiện nay thì nhu cầu phát triển hoạt động thương mại quốc tế càng trở nênbức thiết Bởi quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia có lợi ích tolớn là góp phần làm tăng của cải và sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia này, cụthể hơn, nó là một động lực cho sự tăng trưởng kinh tế quốc dân, nâng cao trình
độ công nghệ và ngành nghề trong nước, “điều tiết thừa, thiếu” của mỗi nước vàtạo điều kiện giao dịch việc làm cho người lao động trong nước… Tuy nhiên,một mặt trái tất yếu của toàn cầu hóa là các doanh nghiệp XNK trong nước phảiđối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác trong khu vực, ví dụ như cácnhà NK nước ngoài sẽ chọn lựa giữa gạo của Việt Nam và của Thái Lan , cácsản phẩm dệt may của Việt Nam hay của Trung Quốc… Vì vậy, phát triển hoạtđộng ngoại thuơng cả về chất và lượng, nâng cao tính cạnh tranh và tạo ra giá trịcho đất nước đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tếcủa Đảng và Chính phủ
Để thực hiện nhiệm vụ trên, ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch
vụ XNK của các doanh nghiệp nội địa, một yêu cầu cũng không kém phần quantrọng đó là nâng cao chất lượng hiệu quả trong khâu thanh toán với các đối tácnước ngoài Bởi thu được lợi ích về mặt tài chính luôn là mục đích cuối cùng và
là mối quan tâm hàng đầu của các bên đối tác khi tham gia hoạt động thươngmại Người mua phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình sau đó mới đượcnhận hàng và người bán chỉ khi được đảm bảo chắc chắn được thanh toán thìmới yên tâm tiến hành giao hàng Nhất là trong thương mại quốc tế thì việc đảmbảo khâu thanh toán diễn ra an toàn và trôi chảy được ưu tiên hơn cả do trở ngại
Trang 8về địa lý cũng như khác biệt về tiền tệ giữa các quốc gia tiềm ẩn nhiều rủi ro chocác bên tham gia Có thể nói, thanh toán quốc tế giống như dầu bôi trơn cho cả quátrình giao dịch của một hợp đồng ngoại thương diễn ra thuận lợi, giải quyết mốiquan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ tài chính giữa người bán và người mua ở các quốcgia khác nhau Chỉ khi khâu thanh toán được làm tốt thì mới thỏa mãn được hoàntoàn lợi ích của bên bán và bên mua, các hợp đồng mới tiếp tục được ký kết Từ đó
là cơ sở nền tảng mở rộng và phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu
Xét từ góc độ cung ứng dịch vụ, thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ đặctrưng của các NHTM Không chỉ đơn thuần cung ứng dịch vụ và thu phí đối vớicác doanh nghiệp XNK, nghiệp vụ TTQT còn giữ vị trí quan trọng trong việc hỗtrợ tạo tiền đề cho các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế khác của NH như: kinhdoanh ngoại hối, bảo lãnh ngoại thương, tài trợ XNK; mở rộng mạng lưới kháchhàng cũng như quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài Do vậy nâng cao chấtlượng hoạt động thanh toán quốc tế cũng là nền tảng để phát triển các nghiệp vụkhác của NHTM
Hơn nữa, một hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế là sự xuất hiện ngày càngnhiều các NH nước ngoài tại Việt Nam, càng tăng mức độ cạnh tranh trong thịphần cung ứng dịch vụ TTQT của NHTM Việt Nam Nghiệp vụ NHQT của các
NH nước ngoài đã phát triển từ rất lâu, trong khi nghiệp vụ này ở nước ta cònnon trẻ Để giữ vững uy tín và thị phần của ngân hàng nội địa trong lĩnh vực nàycần chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tăng khả năngcạnh tranh với Ngân hàng nước ngoài
Do đó, các NHTM nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng cần nghiên cứu,chỉ ra những ưu nhược điểm trong qui trình hoạt động TTQT của Ngân hàngmình, từ đó thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT(phát triển hoạt động TTQT về chiều sâu) để hoạt động này ngày một hoànthiện Chỉ khi có nền tảng chất lượng vững chắc thì hoạt động này mới thực sự
Trang 9phát huy hiệu quả lâu dài cho NH; trên cơ sở chất lượng TTQT được đảm bảo,
NH mới có thể từng bước mở rộng qui mô, thị phần trong lĩnh vực này Từ
những lý do nêu trên, khóa luận lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng Thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội”
làm mục tiêu nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Làm sáng tỏ vị trí và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạtđộng ngoại thương Luận giải có tính hệ thống sơ sở lý luận và thực tiễn về cácphương thức và phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu Bên cạnh đó xây dựng
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sơ bộ chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM
Từ các chỉ tiêu trên, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàngBIDV chi nhánh Hà Nơi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Khóa luận tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liênquan đến hoạt động thanh toán hàng XNK, thực tiễn hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng BIDV Hà Nội
4 Phương thức nghiên cứu:
Phương thức cơ bản để tiến hành nghiên cứu khóa luận là phương pháp duyvật biện chứng cùng các phương pháp khoa học khác như thống kê, phân tích, sosánh,…và minh họa bằng các bảng biểu số liệu được thu thập qua nhiều năm.Tham khảo các sách, tài liệu trong và ngoài nước về kinh doanh tiền tệ -ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, qua nghiên cứu rút ranhững nội dung phù hợp vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Dựa vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Hà Nội thờigian qua và đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụThanh toán quốc tế trong thời gian tới
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TTQT
1.1 Những vấn đề cơ bản về TTQT:
1.1.1 Khái niệm TTQT:
Trong xu thế hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vưc,đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế như hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồntại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanhtoán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạtđộng TTQT, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên
Vậy, “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”[1;294]
1.1.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT của NHTM
1.1.2.1 Văn bản pháp lý mang tính quốc tế:
Hoạt động TTQT giải quyết mối quan hệ tài chính giữa người bán và ngườimua ở 2 nước khác nhau nên việc cả 2 nước cùng áp dụng chung một nguồn luậtphổ biến trên toàn thế giới là đương nhiên để dễ dàng cho việc thống nhất trongtừng khâu thanh toán, cả 2 bên mua và bán nắm được nghĩa vụ mà bên đối tácphải thực hiện, và cũng tiện giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này
Hiện nay các các NHTM Việt Nam áp dụng những văn bản sau:
a/ UCP (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits):
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến và hiệu quả tronggiao dịch thương mại quốc tế Trong hơn 70 năm qua, phương thức thanh toán
Trang 12được các doanh nghiệp trên toàn cầu áp dụng theo các qui định tại Quy tắc Thựchành thống nhất về TDCT (UCP) do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) banhành Đây là một bộ các qui định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng.Bản UCP đang được áp dụng phổ biến hiện nay là UCP 600 (gồm 39 điềukhoản) – kết quả của lần sửa đổi thứ 6 được phát hành năm 2007 thay thế chobản UCP cũ có số hiệu UCP 500 phát hành vào năm 2003.
b/ ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of Documents under Documentary Credits)
ISBP là văn bản do ICC phát hành, là sự bổ sung mang tính thực tiễn choUCP Nếu như UCP là cơ sở, là cẩm nang cho việc kiểm tra chứng từ thì ISBPgiúp giải thích rõ hơn các điều khoản dùng trong UCP ISBP không sửa đổi UCP
mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các qui tắc của UCP tronggiao dịch L/C Nhờ đó, ISBP đã làm cho những qui tắc chung qui định trongUCP và công việc hàng ngày của những người thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/
C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau
c/ eUCP:
Đây là bản phụ trương UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử (theSupplement to UCP for electric presentation) eUCP là tập quán bổ sung choUCP nhằm điều chỉnh việc xuất trình chứng từ điện tử, hoặc kết hợp việc xuấttrình chứng từ điện tử và chứng từ bằng văn bản Bản eUCP mới nhất là eUCP1.1 được xuất bản năm 2007, là bản diễn giải tương thích với các điểu khoản củaUCP 600, có tất cả 12 điều khoản
d/ URR (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements):
Qui tắc thống nhất về hoàn trả giữa các NH, bản đầu tiên là URR 525 đượcICC xuất bản vảo tháng 11/1995 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/1996 Vàolúc đó, các ủy quyền hoàn trả đã bắt đầu được phát hành bằng các đồng tiền khácvới đồng tiền đã được sử dụng phổ biến là đô la Mỹ, do vậy, sự ra đời của một
bộ các qui tắc quốc tế được xem là cấn thiết
Trang 13Để phù hợp với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ICC đã ban hành UCP
600 được áp dụng từ ngày 1/7/1997 Trên cơ sở UCP 600, ICC đã tiếp tục ban hànhURR với phiên bản mới là URR 725, có hiệu lực từ ngày 1/10/2008 URR 725 có
16 điều khoản so với 17 điều khoản của phiên bản URR 525 trước đây
e/ Incoterms: (International Commerce Terms)
Là qui tắc chính thức của ICC về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điềukiện cho thương mại quốc tế diễn ra một cách trôi chảy Việc dẫn chiếu đến 1 bảnIncoterm nhất định trong một hợp đồng buôn bán hàng hóa sẽ phân định rõ ràngnghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý
Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợpđồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độphát triển của thương mại quốc tế Bản Incoterms được dựng phổ biến hiện nay
là Incoterms 2000 Tháng 9/2010, ICC đã ban hành bản mới nhất là Incoterms
2010, có hiệu lực từ tháng 1/2011 Trong đó, có một số sửa đổi đáng kể so vớiIncoterms 2000 đó là 4 điều kiện cơ sở giao hàng: DDU, DEQ, DES, và DAF sẽđược thay thế bởi 2 điều kiện mới là DAT và DAP Như vậy, sẽ chỉ còn 11 điềukiện cơ sở giao hàng so với 13 điều kiện như trước kia
f/ URC (Uniform Rules for Collection):
Hiện nay, nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế thường được tiếnhành theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC số 522 do ICC phát hành
g/ ULB 1930 (Uniform Law for Bills of exchange):
Đó là luật thống nhất về hối phiếu Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu,các nước tư bản đã ban hành một số các luật hối phiếu trong đó có ULB 1930thuộc Công ước Geneve được các nước ký kết năm 1930 ULB mang tính chấtkhu vực thuộc Châu Âu
Pháp chính thức áp dụng ULB vào năm 1930.Việt Nam là thuộc địa củaPháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm 1937 cho đến nay Vì vậyngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta cũng chỉ nên dựa vào ULB hơn làcác văn bản pháp lý khác vì ULB được nhiều nước trên thế giới áp dụng
Trang 14h/ ULC 1931 (Uniform Law for Cheques):
Luật thống nhất về séc, thuộc Công ước Geneve 1931 Luật này được sửdụng thống nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam
1.1.2.2 Văn bản pháp lý mang tính quốc gia:
Nhằm thống nhất qui trình thực hiện và theo dõi nghiệp vụ TTQT trong hệthống NHTM ở Việt Nam, NHNN đã ban hành một số văn bản pháp lý sau:
- Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN, ngày 25/5/2001, về ban hành quichế mở thư tín dụng nhập hàng trả châm
- Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg, ngày 25/4/2001, về nghĩa vụ bán vàquyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức
- Thông tư số 05/2001/TT-NHNN, ngày 31/5/2001, hướng dẫn thi hành QĐ
số 61/2001/QĐ-TTg, ngày 25/4/2001, về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệcủa người cư trú là tổ chức
- Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán
- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002, về việc ban hànhqui chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/10/2002, về việc ban hànhqui định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004, về việc ban hànhqui chế chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá
- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban thường vụ quốc hội số UBTVQH 11 ngày 13/12/2005 có hiệu lực từ 1/6/2006
28/2005/PL Quyết định 63/2006/QĐ28/2005/PL NHNN ngày 29/12/2006, về việc ban hành Quichế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đốivới khách hàng
- Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực từ 1/7/2006
- Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006, qui định về thủ tục nhờthu hối phiếu qua người thu hộ
Trang 15- Nghị định 160/2006/NĐ-CP, ngày 28/12/2006, qui định chi tiết thực hiệnPháp lệnh ngoại hối.
1.1.3 Các phương thức TTQT:
1.1.3.1 Khái niệm phương thức TTQT:
Để việc thanh toán diễn ra chính xác, các bên liên quan phải thỏa thuận nhữngnội dung, điều kiện và cách thức tiến hành chuyển tiền hoặc trả tiền thích hợp
Toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức để ngân hàng tiến hành chuyển tiền và trả tiền giữa người cư trú với người không cư trú gọi là phuơng thức thanh toán quốc tế.[1;314]
Do TTQT trong ngoại thương là kết quả của hợp đồng mua bán, do đó ta cókhái niệm theo nghĩa hẹp như sau:
Phương thức TTQT trong ngoại thươgn là toàn bộ quá trình, điều kiện qui định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.[1;314] 1.1.3.2 Các phương thức TTQT:
Trên thực tế, có rất nhiều phương thức thanh toán toán khác nhau nhưchuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ,… Mỗi phương thức đều có ưuđiểm và nhược điểm, phù hợp với những quan hệ XNK khác nhau Vì vậy việclựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc thốngnhất, ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương
Đến nay, các phương thức thanh toán cơ bản và phổ biến thường được sửdụng là:
a/ Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm:
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyểntiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác(người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định
Trang 16Sơ đồ quy trình chuyển tiền:
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền:
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền, nếu thấy hợp lệ
và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền vàgửi giấy báo Nợ cho nhà NK
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu củangười chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả chongười thụ hưởng
(5) Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thờigửi giấy báo Có cho người hưởng lợi
Nhận xét:
Chuyển tiển được thực hiện trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhậnchuyên tiền, ngân hàng đóng vai trị trung gian thanh toán theo sự ủy nhiệm vàhưởng hoa hồng Vì vậy khi áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền yêucầu các bên liên quan phải có sự tín nhiệm cao
Ngân hàng trả tiền (Paying
Bank)
Người thụ hưởng (Beneficiary) Người chuyển tiền (Remitter)
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank)
(4)
(1)
Trang 17b/ Phương thức nhờ thu: (Collection of payment)
Phân loại nhờ thu phụ thuộc vào tính chất chứng từ mà người mua yêu cầu làmcăn cứ trả tiền; căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu, nhờ thu bao gồm hai loại:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection): Là phương thức thanh toán,trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từthương mại được gửi trực tiếp cho người NK không thông qua ngân hàng
Trong thực tế, hình thức thanh toán này không có lợi cho nhà XK, nên ítđược sử dụng
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thứcthanh toán, trong đó chứng từ gửi đi bao gồm:
(i) Hoặc chứng từ thương mại hoặc chứng từ tài chính,
(ii) Hoặc chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng.Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền khi người này đãtrả tiền, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác qui địnhtrong lệnh nhờ thu
Trang 18Sơ đồ qui trình thanh toán nhờ thu:
Sơ đồ 1.2: Qui trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
(4) NHNT gửi lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ
(5) NHTH thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người NK.(6) Người NK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách:
+ thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kì phiếu), hoặc
+ chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kì hạn), hoặc
+ ký phát hành kì phiếu hoặc giấy nhận nợ
(7) NHTH trao bộ chứng từ thương mại để người NK đi nhận hàng
(8) NHTH chuyển trả tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kìphiếu hay giấy nhận nợ cho NHNT
(9) NHNT trả tiền thu được, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu haygiấy nhận nợ cho người XK
NHNT (Remitting Bank) NHTH (Collecting Bank)
Người ủy thác (Exporter)
Người trả tiền (Importer)
(2) (1) (8) (4)
Trang 19So với phương thức thanh toán nhờ thu trơn, thì nhờ thu kèm chứng từ đảmbảo quyền lợi cho người XK hơn vì đó có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanhtoán và nhận hàng Ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ đơn thuần, màtham gia khống chế bộ chứng từ trong thanh toán.
Nhận xét:
Phương thức thanh toán Nhờ thu hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm của cácbên XNK Thông thường người XK không có lợi nhiều, bởi vì việc thanh toánphụ thuộc vào người NK Ngân hàng tham gia thanh toán với tư cách trung gianhưởng hoa hồng Ngân hàng chỉ thực hiện theo đúng những chỉ thị trong nhờ thucủa người XK, không chịu trách nhiệm về thanh toán tiền hàng
Phương thức thanh toán nhờ thu thường được áp dụng: đối với hàng hóamới bán lần đầu, hàng ứ đọng khó tiêu thụ, hoặc thanh toán cước phí vận tải, bảohiểm, tiền bồi thường, hoa hồng,…
c/ Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầucủa khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), một ngân hàng (NHPH thư tíndụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó, NHPHcam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người hưởng khi xuất trình được
bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản qui định của L/C
Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi
ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Trong nghiệp vụ L/C cácngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến hàng hóa.Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng chonguời NK, là người cam kết trả tiền cho người XK
Trang 20 Sơ đồ qui trình thanh toán tín dụng chứng từ:
Sơ đồ 1.3: Qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(3) Căn cứ vào đơn xin mở, NHPH:
+ kiểm tra đơn yêu cầu mở L/C
+ phân loại khách hàng để xác định tỷ lệ ký quĩ mở L/C
+ phát hành L/C
+ sau đó NHPH chuyển bản chính cho người XK thông qua NHTB
(4) NHTB xác minh tính chân thực bề ngoài của L/C, sau đó thông báo L/Ccho người XK
(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C người XKtiến hành giao hàng
(6) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanhtoán theo thư tín dụng gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán
(1)
(5) (10)
Trang 21(7) Ngân hàng này được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểmtra bộ chứng từ và chiết khấu chứng từ (nếu có) Có 2 loại chiết khấu:
+ Chiết khấu có truy đòi (về bản chất là ứng trước tiền hàng cho người thụhưởng
+ Chiết khấu miễn truy đòi (về bản chất đây là hình thức mua đứt bán đoạn
bộ chứng từ)
(8) Gửi bộ chứng từ cho NHPH để đòi tiền
(9) Người NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền(hoặc chấp nhận)
(10) NHPH kiểm tra các chứng từ để quyết định trả tiền hay từ chối
(11) Người NK nhận bộ chứng từ từ ngân hàng và đi lấy hàng
Nhận xét:
Trong thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau, thì thanhtoán L/C là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoạithương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi, bình đẳng cho tất cả các bên (ngườimua, người bán, ngân hàng)
1.1.4 Vai trò của TTQT:
1.1.4.1 Vai trò của TTQT với nền kinh tế:
Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đượckhẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đốingoại nói riêng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạtđộng kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là conđường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế nước mình
TTQT có tác động bôi trơn và thức đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch
vụ đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối, và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tếkhác Thông qua hoạt động TTQT chúng ta mới có được nguồn ngoại tệ để NKmáy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất Qua đó phát huy được tiềmnăng kinh tế của đất nước, đồng thời tận dụng vốn và công nghệ hiện đại của cácnước nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Trang 22TTQT là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình mua bán, trao đổihàng hóa dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các quốc gia khác nhau TTQT
đã liên kết các quốc gia lại với nhau làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại ngàycàng phát triển
1.1.4.2 Vai trò của TTQT với NHTM:
Đối với hoạt động ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanhtoán quốc tế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một dịch vụthanh toán thuần túy mà nó được coi là một mặt không thể thiếu được trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, bổ xung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động kinhdoanh khác của ngân hàng
Hoạt đông thanh toán quốc tế của một ngân hàng phát triển đáp ứng đượcđòi hỏi của khách hàng sẽ là điều kiện tốt để thu hút thêm khách về giao dịch,trên cơ sở đó mà ngân hàng có thể tăng qui mô hoạt động của mình
Nhờ đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế mà ngân hàng có thể mở rộnghoạt động tín dụng tài trợ XNK cũng như tăng cường được nguồn vốn huy độngđặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý được vốn nhàn rỗi của cácdoanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế qua ngân hàng
Hoạt động TTQT tốt giúp ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ kinhdoanh ngoại tệ, bảo lãnh, và các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác, do có đượcnguồn vốn ngoại tệ thu về lớn và đa dạng thông qua nghiệp vụ TTQT
Nghiệp vụ TTQT phát triển sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao được uy tíncủa mình trên thị trường quốc tế, trên cơ sở đó mà có thể khai thác được nguồnvốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chínhthế giới nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng
Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng tăng thu nhập và tăng cường khảnăng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp chohoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hòa nhập với hệ thốngngân hàng thế giới
Trang 231.1.4.3 Vai trò của thanh toán quốc tế với doanh nghiệp XNK:
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp XNK sẽ ngày càng phát triển nếu các doanh nghiệp biếttận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức Với việc sử dụng dịch vụ TTQT tạicác NHTM, các doanh nghiệp đã có thể chuyên môn hóa cho từng khâu thựchiện hợp đồng XNK, có điều kiện tập trung mọi nguồn lực để sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ của mình
Nếu tổ chức hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn chínhxác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa-tiền tệ giữa người mua
và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả Về mặt kinh doanh, thanh toán tiềnhàng thể hiện chất lượng của kinh doanh, nói lên hiệu quả kinh tế về tài chínhtrong hoạt động của các doanh nghiệp
Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán củacon nợ rất bấp bênh, rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngày càngnhiều, vị trí và vai trò của hoạt động TTQT cũng vì thế mà được được khẳngđịnh hơn Trong đó các yếu tố về tiền tệ, về phương thức thanh toán, biện phápđảm bảo hối đoái và đảm bảo thu được tiền hàng đối với nhà xuất khẩu,… cầnđược xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn áp dụng cho linh hoạt với mỗi trường hợp.Chính những lúc này vai trò hướng dẫn tư vấn của các cán bộ làm TTQT là thực
sự cần thiết và quan trọng, bảo đảm doanh nghiệp thu được lợi ích tối đa
Tóm lại, TTQT trong hoạt động ngân hàng nói riêng, và trong hoạt độngkinh tế nói chung có một vị trí đặc biệt quan trong Nó là một mắt xích khôngthể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế, kể từ khi chuẩn bị các bước cầnthiết để sản xuất ra hàng hóa đến khi bán hàng thu tiền về cho nhà XK hay chitiền ra để nhập hàng về phục vụ sản xuất, đời sống con người sao cho đủ sốlượng đúng chất lượng Chính vì vậy, nghiên cứu nội dung các nghiệp vụ TTQT,hoàn thiện và nâng cao chất lượng các qui trình nghiệp vụ kỹ thuật sao cho phùhợp với những đặc điểm tính chất nền kinh tế của mỗi quốc gia là nhiệm vụ vôcùng quan trọng
Trang 241.2 Chất lượng TTQT của NHTM và hệ thống chỉ tiêu đánh giá:
1.2.1 Khái niệm chất lượng TTQT:
Khái niệm chất lượng từ lâu đã được coi như căn cứ cơ bản để so sánh vàđánh giá trình độ phát triển của lao động sản xuất Đứng trên những góc độ khácnhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà chúng ta có thể đưa
ra những quan điểm về chất lượng khác nhau
Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thốngnhất dễ dàng, Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO
9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “ Chất lượng là một mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.
Trong đó, yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong muốn được nêu ra haytiềm ẩn Định nghĩa chất lượng này thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tínhnội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của con người
Từ định nghĩa về chất lượng nêu trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm cơbản về chất lượng TTQT của NHTM:
Chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là mọi giao dịch thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Với định nghĩa như trên, hoạt động TTQT của một NHTM khi đảm bảođược chất lượng cũng có nghĩa là đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của cácbên liên quan đối với dịch vụ TTQT như: khách hàng, bạn hàng ở nước ngoài,
NH phục vụ bạn hàng ở nước ngoài và nhất là đem lại lợi nhuận và uy tín chochính NHTM cung cấp dịch vụ
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng TTQT:
1.2.2.1 Chất lượng dịch vụ đối với khách hàng được đảm bảo:
Khách hàng là đối tượng trực tiếp trả phí để hưởng dịch vụ TTQT của NH,đứng từ góc độ là nhà cung cấp dịch vụ thì chất lượng TTQT của NH trước hếtđược thể hiện qua chất lượng phục vụ khách hàng hay mức độ hài lòng của khách
Trang 25hàng đối với dịch vụ TTQT Điều này được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:
a/ Khả năng tư vấn dịch vụ cho khách hàng:
Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên trong mối quan hệ giữa khách hàng và NH,
cụ thể là với cán bộ TTQT Vì ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng nênthái độ phục vụ khách hàng cần thân thiện và chuyên nghiệp mới có thể chiếmđược lòng tin của khách hàng Các cán bộ TTQT cần thể hiện kinh nghiệm cũngnhư sự am hiểu các qui trình nghiệp vụ thông qua việc tư vấn tận tình cho doanhnghiệp XNK tìm đến NH mình
Để tạo được niềm tin nơi khách hàng, tư vấn viên phải thể hiện được nhữngkiến thức chuyên môn của mình, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, lựa chọn
và tư vấn giới thiệu cho khách hàng phương thức, phương tiện, cách thức thanh toánphù hợp nhất với đặc điểm từng hợp đồng thanh toán, tính chất hàng hóa,…
Ví dụ:
- Đối với các hợp đồng mua bán hàng “chết”, tức là hàng hóa không thể tựvận hành đến nơi giao hàng mà phải dựng phương tiện vận tải để chuyên chở thìnhóm các phương thức thanh toán thường được áp dụng là các phương thức dựavào chứng từ giao hàng xuất trình để trả tiền như: PTTT TDCT (L/C), nhờ thukèm chứng từ (Document Collection), Thư ủy thác mua (Authority to Purchase)
- Đặc biệt đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa “sống”, tức là nhữngloại hàng có thể tự nó vận hàng đến nơi giao hàng để giao cho người mua nhưmáy bay, tàu biển thì an toàn nhất là nên dựng các PTTT mà việc trả tiền dựatrên kết quả giao nhận hàng như phương thức chuyển tiền (Remittence), ghi sổ(Open account), thư bảo lãnh thanh toán (Letter of Guarantee), tín dụng dựphòng (Stand by Credit), nhờ thu trơn (Clean Collection)
Tham vấn viên cần xem xét kỹ hợp đồng mua bán hàng hóa của khách hàng
để đưa ra gợi ý về lựa chọn phương thức thích hợp, phân tích ưu, nhược điểmcủa từng phương thức, phương tiện thanh toán Với kinh nghiệm xử lý hàng trămgiao dịch TTQT hàng năm, NH sẽ đưa ra được những lời khuyên có ích cho
Trang 26khách hàng của mình.
Trên thực tế, nếu như NH có được niềm tin từ doanh nghiệp, các doanhnghiệp sẽ tìm đến nhờ sự tham vấn của NH ngay cả trước khi ký kết hợp đồngthương mại, để doanh nghiệp có thể hạn chế được tối đa các thanh toán bị vướngmắc về tài chính đối với đối tác từ các nước có nghiệp vụ cao hơn mình
Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70%chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầutiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc(thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100USD)
Do vậy tư vấn cho khách hàng trước và xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồnggiao dịch là cần thiết để giảm thiểu tổn thất cho DN XNK và tạo dựng niềm tincũng như uy tín cho NH
Nhìn chung các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam, đặc biệt là những doanhnghiệp non trẻ, kiến thức về TTQT còn hạn chế nên vai trò tư vấn của cán bộTTQT của NHTM đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo chấtlượng dịch vụ cho khách hàng
b/ Qui trình thủ tục hồ sơ:
Chỉ tiêu này thể hiện những yêu cầu mà khách hàng phải thực hiện đối với
NH khi tham gia dịch vụ TTQT Ví dụ như để NH mở L/C cam kết thanh toán,doanh nghiệp NK thường phải vay vốn, thế chấp hay ký quĩ trước để đảm bảokhả năng thanh toán đối với NH Những thủ tục này là cần thiết để đảm bảo antoàn về nguồn thanh toán cũng như uy tín của NH, tuy nhiên, NH cũng nên đơngiản hóa thủ tục hồ sơ, cắt giảm những thủ tục rườm rà không cần thiết tạo chokhách hàng tâm lý thoải mái khi đến với NH
Những hướng dẫn giúp khách hàng thực hiện các thủ tục một cách nhanhchóng và đơn giản, thuận tiện nhất phải được hướng dẫn tận tình bởi cán bộTTQT ở khâu tư vấn Tạo điều kiện giúp khách hàng hoàn thành nhanh gọn hồ
sơ thủ tục vừa tạo được thiện cảm nơi khách hàng vừa đẩy nhanh tiến độ thực
Trang 27hiện giao dịch TTQT.
c/ Thời gian thực hiện giao dịch:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịchTTQT theo yêu cầu của khách hàng Thời gian thực hiện giao dịch ở đây baogồm những chuẩn mực của quốc tế qui định cho từng giao dịch và mục tiêu đặt
ra của NHTM Nó được đặt ra cho từng nghiệp vụ TTQT cụ thể và được côngkhai tới khách hàng để biết, theo dõi và lập kế hoạch thanh toán
Vì vậy, thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽ giúp khách hàng luânchuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm đượcchi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng TTQT
d/ Mức độ chính xác trong các khâu thanh toán:
Để đảm bảo chất lượng thì độ chính xác trong từng khâu thanh toán cầnđược đảm bảo Nếu như có bất kỳ một sai sót nào dù là nhỏ nhất trên các chứng
từ hay các lệnh chuyển tiền do lỗi của NH sẽ gây trục trặc cho thanh toán, làmchậm thời gian thanh toán, phát sinh thêm nhiều chi phí, gây tổn thất cho uy tíncũng như tài chính của NH
Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ sai sót trong các điện thanh toán mà NHthực hiện số vụ khiếu kiện của khách hàng do NH thực hiện sai trong khâuthanh toán, thanh toán thừa thiếu, thanh toán sai địa chỉ…
1.2.2.2 Hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT:
Dựa trên cơ sở: rủi ro và chất lượng có mối quan hệ trái chiều, để nâng caochất lượng dịch vụ cần nhận biết và hạn chế rủi ro
Rủi ro trong thanh toán là rủi ro mà NH gặp phải khi NH làm trung gianthanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội Một NH hoạt động bìnhthường phải đảm bảo được khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tức là đápứng các nhu cầu thanh toán hiện tại, đột xuất khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứngđược khả năng thanh toán trong tương lai Khi ngân hàng thiếu khả năng thanhtoán, nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán
Trang 28Ngoài ra do tính chất phức tạp của hoạt động TTQT, rủi ro trong TTQT còn
được hiểu là bất kỳ sự vướng mắc trong các khâu của quá trình thanh toán gây nên tổn thất về vốn, tài sản hoặc uy tín của NHTM Nói cách khác, là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho các NHTM do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài một cách đầy đủ và đúng hạn; đôi khi còn là việc không thu vốn được đúng hạn hoặc làm phát sinh chi phí vô ích, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh NH.[9;37]
Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT củaNHTM:
Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham gia
cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợicủa các bên khác
Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Là
những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau Mỗimột sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên Suy thoáikinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế
Rủi ro pháp lý: Là do thực hiện các giao dịch không đúng luật gây nên tổn
thất, kiện cáo của các bên tham gia
Rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro này do chính con người hoặc sự cố về kỹ thuật
mang lại một cách vô tình hay cố ý
Rủi ro thị trường: Phát sinh do sự biến động về giá trên thị trường tài
chính Nó bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ và rủi ro về giá chứng khoán
Để đánh giá NHTM đã làm tốt công tác hạn chế rủi ro trong hoạt độngTTQT, cần xem xét NH đó đã đưa ra những phương pháp phòng ngừa rủi ro nhưthế nào và hiệu quả những phương pháp ấy ra sao; kết quả đem lại có thể nhìnvào con số thực tế mà rủi ro trở thành hiệu thực, gây thiệt hại cho NH
1.2.2.3 Mức độ tuân thủ của cán bộ làm TTQT:
Trang 29NH càng tuân thủ chặt chẽ các thông lệ và qui định quốc tế thì uy tín của
NH trong TTQT nói riêng và hoạt động NH nói chung đối với các bạn hàng vàcác NH đối tác ở nước ngoài càng cao, qua đó góp phần đánh giá chất lượngTTQT cũng như năng lực của cán bộ làm TTQT của NH
Trên thực tế, để đảm bảo uy tín của mình các NH thường cố gắng hết sức
để tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của quốc tế Bởi hoạt động ngoại thươngchứa đựng nhiều rủi ro liên quan đến bất đồng về ngôn ngữ, luật quốc gia, do đó,các thông lệ và qui định quốc tế là cơ sở rõ ràng và chắc nhất để các bên thamgia dựa vào đó, biết được quyền lợi hay nghĩa vụ mình phải thực hiện Chỉ khituân thủ một cách nghiêm túc thì khi có tranh chấp xảy ra, các bên mới được luậtpháp quốc tế bảo vệ, tránh được thiệt hại không đáng có
Tuy vậy, vẫn có những trường hợp các thông lệ này không được coi trọngtuân thủ một cách đúng mức
a/ Nguyên nhân đầu tiên là do việc các cán bộ làm TTQT chưa nắm vững các quy tắc thông lệ quốc tế
Chẳng hạn, UCP là quy tắc được hầu hết các NH trên thế giới tuân thủtrong thanh toán tín dụng chứng từ và cũng là Quy tắc có nhiều ý kiến tranh luậnquanh nó UCP được phát hành bằng tiếng anh, sử dụng nhiều thuật ngữ NH và
có nhiều thuật ngữ khó hiểu, nghĩa của thuật ngữ khác với nghĩa thường dụng,
do vậy, người sử dụng có nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng không giống nhau,
từ đó có thể dẫn đến sự không thống nhất và có thể xảy ra tranh chấp
Ví dụ, thuật ngữ reasonable time: có nhiều NH cho rằng cụm từ này đượchiểu là 7 ngày làm việc của NH, trên thực tế UCP quy định rõ ràng rằng các NH
có khoảng thời gian không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ.Với cách hiểu này không ít NH đã kéo dài thời gian giao dịch, làm chậm thờigian thanh toán của khách hàng khiến doanh nghiệp bị thiệt hại Có một sốtrường hợp doanh nghiệp nhận thấy NH cố tình kéo dài thời gian này và đã nhờtới các cơ quan pháp luật phân xử
Quá trình hội nhập và thời gian đã làm thay đổi các văn bản pháp lý trong
Trang 30TTQT Việc thay đổi đó hết sức cần thiết song dễ dẫn đến những rủi ro nếu cácbên tham gia vi phạm các quy định của những văn bản này Do bản chất củaUCP không phải là luật nên các bên tham gia có nhiều lựa chọn để sử dụngnhững ấn phẩm phù hợp với mình Giữa các bản sửa đổi của UCP không chứađựng những thay đổi đột biến là nguyên nhân làm cho các NH nói chung vàNHCK nói riêng dễ bị vi phạm Chẳng hạn như qui định về thời gian để kiểmsoát và xử lý nghiệp vụ đối với các ngân hàng trong UCP 500 là 7 ngày trongkhi đó UCP 600 là 5 ngày Việc thiếu thận trọng của NH có thể dẫn tới rủi ro vìđây là sự thay đổi theo xu hướng cắt giảm thời gian cần thiết.
b/ Các cán bộ nghiệp vụ chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, thể
lệ nghiệp vụ của NH mình:
Mỗi NH đều dựa trên các nguồn luật quốc tế, thông lệ quốc tế cũng nhưluật quốc gia để soạn thảo ra các văn bản, quy trình, quy định thực hiện nghiệp
vụ thống nhất trong hệ thống NH của mình Nếu các quy định này được các cán
bộ của NH tuân thủ chặt chẽ thì sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có Tuy nhiên vẫn có những trường hợp, vì mục đích lôi kéo khách hàng haymột mục đích nào đó mà các cán bộ thừa hành ở NH chưa tuân thủ qui trìnhthanh toán cũng như thông lệ quốc tế, như việc thực thi ký quỹ và giải tỏa quỹtrái với quy định của NH đã tạo nên khe hở cho bọn lừa đảo thương mai, tàichính quốc tế moi tiền NH
Hiện nay ở các NHTM Việt Nam, mức độ tuân thủ này còn hạn chế, cầnphải có những biện pháp theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên kiểm traviệc thực hiên giao dịch của các cán bộ để phát hiện kịp thời các vi phạm củangười làm công tác TTQT
Tóm lại đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng TTQT tạiNHTM, tuy nhiên lại khó nhận biết, đánh giá một cách chính xác
1.2.2.4 Đảm bảo hiệu quả của dịch vụ thanh toán:
Rõ ràng rằng chất lượng của dịch vụ TTQT chính là cơ sở để NH gia tăngdoanh thu và lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cho NH Chính vì vậy, lật
Trang 31ngược lại vấn đề, có thể nhìn vào những con số về hiệu quả của NH khi cungứng dịch vụ TTQT để đánh giá chất lượng TTQT của NH đó
(i) Doanh thu từ hoạt động TTQT:
Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, NH thuđược một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của NH đối với từng nghiệp
(iv) Số vụ khiếu nại do lỗi của NH gây ra:
Chất lượng TTQT được đánh giá thông qua số vụ khiếu nại do lỗi của NHgây ra Việc khiếu nại ở đây liên quan đến các lỗi như thời gian thực hiện giaodịch chậm, không đúng quy định, chuyển nhầm điện, làm chậm chễ thanh toáncủa khách hàng
Số vụ khiếu nại càng ít chứng tỏ các giao dịch TTQT được thực hiện nhanhchóng, chính xác, an toàn, như vậy chất lượng TTQT càng cao
(v) Mở rộng thị phần:
Thị phần khách hàng càng được mở rộng, chứng tỏ chất lượng TTQT của
NH được khẳng định và tin tưởng bởi số lượng ngày càng lớn các khách hàng.(vi) Phát triển mạng lưới NH đại lý:
Các NH trong nước và nước ngoài chỉ thiết lập mối quan hệ đại lý đối vớinhững đối tác có uy tín cao mà họ tin tưởng Mạng lưới NH đại lý càng lớn,chứng tỏ NH càng có uy tín, các cán bộ NH tuân thủ các quy định trong nướccũng như nước ngoài chặt chẽ, đây chính là yếu tố quan trọng khiến các đối tác
Trang 32tôn trọng, tin tưởng và tạo dựng mối quan hệ.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTQT của NHTM
Hiện nay kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, tỷ lệ lạm phát gia tăng, đặcbiệt là giá các nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ sản xuất như xăng dầu (tăng17,7% từ 2/2011), giá điện (tăng 15,3% từ 3/2011), ngoài ra, các NH còn chạyđua lãi suất tiền gửi đẩy chi phí vay vốn tăng cao Những yếu tố này gây nhiềukhó khăn cho các doanh nghiệp XK trong công tác quản lý chi phí, việc tăng giáhàng XK so với hợp đồng ký kết trước đó là không tránh khỏi, điều này có thểdẫn đến việc thanh toán chậm hoặc không thanh toán từ phía bạn hàng Như vậy,môi trường kinh tế trong nước làm gia tăng rủi ro, cụ thể là rủi ro thị trường, làmảnh hưởng chất lượng TTQT
Vì là hoạt động mang tính quốc tế nên bên cạnh môi trường kinh tế quốcgia, môi trường kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT củacác NHTM Các điều kiện về kinh tế, tài chính thể giới bị biến động sẽ tác độngđến hoạt động kinh doanh và đầu tư của các quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các
Trang 33luồng tiền chảy ra và chảy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến hoạtđộng TTQT của các NHTM Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắtnguồn từ Mỹ năm 2008 khiến cho lượng vốn huy động từ thị trường thế giới củacác NH bị giảm sút, không những làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT mà cònảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác của NH như hoạt động kinh doanhngoại tệ, tín dụng…
1.3.1.2 Cơ chế - chính sách quản lý hoạt động XNK chưa rõ ràng gây khó khăn cho hoạt động TTQT:
Trong một nền kinh tế, bất cứ chủ thể nào cũng chịu sự quản lý chungthông qua các cơ chế, chính sách mà quốc gia đó ban hàng Mỗi một cơ chế -chính sách được ban hành ít nhiều tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội.Trong hoạt động kinh doanh XNK, chính phủ điều hành và quản lý thông quanhiều biện pháp khác nhau như hàng rào thuế quan, phi thuế quan, hạn ngạch,hàng rào về mặt kỹ thuật,… Tất cả những biện pháp đó ở mỗi thời điểm cụ thểđều tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK và gián tiếp ảnhhưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM
Chẳng hạn, việc tăng hay giảm thuế cũng như việc qui định cơ cấu và phạm
vi những mặt hàng được phép XNK Nhà nước không quản lý, những mặt hàngXNK quản lý theo danh mục của Nhà nước và những mặt hàng bị cấm XNK sẽ
có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động XNK của các doanh nghiệp, trên
cơ sở đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT của các NHTM
1.3.1.3 Tỷ giá hối đoái còn nhiều thay đổi và chưa có một lộ trình rõ ràng cho việc ổn định tỷ giá:
Khác với hoạt động thương mại nội địa chỉ sử dụng một loại đồng tiềntrong thanh toán, hoạt động TTQT liên quan tới 2 chủ thể từ 2 nước khác nhau,
do vậy chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị của cả 2 đồng tiền Chính vì vậy,
tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cũng như chính sách tỷ giá của mộtquốc gia tác động rất lớn đến hoạt động XNK nói chung và hoạt động TTQT của
Trang 34Gần đây, chính sách tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay đổi, cụ thể là tỷ giátrần USD/VND có thể giao dịch tăng lên ở mức 20,900 VND/USD bắt đầu từngày 11/2/2011 Đây là đợt điều chỉnh đầu tiên trong năm 2011 và là lần thứ 4
kể từ năm 2009 đến nay Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây là lần điều chỉnh tỷ giámạnh nhất trong vài năm gần đây với tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăngtới 9.3% Việc giảm giá mạnh đồng Việt Nam này gây nhiều ảnh hưởng đến hoạtđộng TTQT của các NHTM như: thanh toán bằng đồng Việt Nam cho hàng NKgiảm đi do đối tác lo sợ đồng Việt Nam vốn đã yếu sẽ còn tiếp tục giảm giátrong tương lai; với cùng 1 lượng hàng hóa xuất đi, thu về được ít ngoại tệ hơn,
do đó giảm nguồn dự trữ ngoại tệ để thanh toán hàng nhập của NHTM… Hơnnữa việc tỷ giá có chiều hướng tăng theo tỷ giá chợ đen và không ổn định gâykhó khăn cho công tác TTQT khi phải cân đối nguồn vốn của NH (ngoại tệ vànội tệ) để thanh toán cho khách hàng của mình, gây thiếu hụt hay dư thừa vốnngoại tệ tại một số thời điểm
1.3.1.4 Sự cạnh tranh giữa các NH trong và ngoài nước vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến hoạt động TTQT:
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các NH đang trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết,đặc biệt là trong hoạt động TTQT – một hoạt động mà đem lại cho các NHTMnhiều lợi ích khác nhau Không chỉ phải cạnh tranh với các NH nội địa, hiện nay,các NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với các NH nước ngoài Đây là điều khábất lợi vì dù sao các NH nước ngoài vẫn luôn là các tổ chức kinh tế có tiềm lực tàichính mạnh, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng cao…
Các NH đang thực hiện cạnh tranh bằng nhiều công cụ khác nhau như cạnh
Trang 35tranh bằng giá, cạnh tranh thông qua hoạt động quảng cáo, cạnh tranh bằng sảnphẩm dịch vụ, cạnh tranh qua hệ thống mạng lưới phục vụ, cạnh tranh dựa vào
uy tín,… Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các NHTM buộc phải cónhững nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh NHnói chung và hoạt động TTQT nói riêng để từ đó có thể đáp ứng một cách tốthơn nữa nhu cầu của khách hàng nhằm gia tăng thị phần, doanh thu cũng nhưhình ảnh và uy tín cho NH mình
Tuy nhiên, mặt trái của cạnh tranh, đó là các NHTM tìm mọi cách để lôikéo thêm khách hàng sử dụng dịch vụ của mình Nếu chỉ chăm chăm tăng qui
mô về số lượng để mở rộng thị phần sẽ dẫn đến bỏ qua yếu tố chất lượng, ví dụnhư sơ sài trong quá trình thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản ký quỹ,…gây rủi ro cho NH, từ đó làm giảm chất lượng hoạt động TTQT
Sau đây, tác giả xin đơn cử một ví dụ cụ thể như sau:
Tháng 12/1999, Công ty NK Bình Minh yêu cầu 1 NH (NHPH) mở L/Ccam kết thanh toán cho hợp đồng NK tàu biển với trị giá 300.000USD Tronghợp đồng thương mại có điều khoản chỉ rõ việc thanh toán phải được thực hiệnkhi Người thụ hưởng xuất trình được “biên bản giao nhận tàu (DeliveryCertificate hoặc Protocol)” được ký kết xác nhận bởi Nguyên đơn và đại diệncủa Người thụ hưởng L/C ở Việt Nam Biên bản giao nhận tàu là một chứng từrất quan trọng vì nó là căn cứ thanh toán gần như duy nhất và có tính quyết địnhđối với việc mua bán các phượng tiện vận tải như tàu biển, máy bay
Trang 36Tuy nhiên, công ty Bình Minh đã không yêu cầu người bán cấp chứng từBiên bản giao nhận tàu trong Đơn yêu cầu phất hành L/C, và do đó điều kiện nàycũng không được đưa vào trong L/C
Trên thực tế, khi bên XK ở Mỹ xuất trình đầy đủ chứng từ theo qui định củaL/C, theo UCP 600, “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thứcthanh toán mà việc thanh toán cho Người thụ hưởng L/C được tiến hành căn cứ vào
bộ chứng từ giao hàng (shiping documents) của họ xuất trình đến Ngân hàng pháthành L/C có phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C hay khong, mà khôngdựa vào thực tế giao nhậ
hàng hóa tại cảng đến quy định ” Do đó, NHPH phải thanh toán đầy đủ vàđúng hạn cho bên XK Đến thời hạn giao hàng, tàu vẫn chưa cập cảng, được biết,con tàu đã bị Tòa án hàng hải bangFlorida bắt giữ
Tóm lại, nếu L/C yêu cầu người bán Mỹ xuất trình Biên bản giao nhận tàu
đã được hai bên mua bán tàu ký xác nhận mới thanh toán số tiền 300.000USDthì tổn thất này sẽ không xảy ra Đây là một sai sót nghiêm trọng và NHPH phảichịu một phần trách nhiệm vì đã không đọc kỹ Hợp đồng mua tàu để tư vấn chokhách hàng của mình bổ sung Biên bản giao nhận tàu vào Đơn phát hành L/C
Như vậy một chi tiết vô cùng quan trọng có tính quyết định đã bị bỏ sót chỉ
vì năng lực chuyên môn hạn chế của cán bộ TTQT, gây tổn thất cho khách hàng
và cho NH
Hoạt động TTQT là một hoạt động mang tính phức tạp, chứa đựng nhiềurủi ro, cũng vì vậy nếu muốn phát triển, hoạt động này đòi hỏi các cán bộ làmTTQT phải có trình độn nghiệp vụ vững vàng, có sự am hiểu sâu rộng về TTQT
để đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và đạt hiệuquả cao, tránh được những sai sót có thể ảnh hưởng đến hoạt động TTQT nóiriêng và uy tín của NH nói ch
Trang 37QT
Các NHTM không thể lường trước hết được những mưu mô, thủ đoạn củabọn lừa đảo, do vậy, cách tốt nhất để hạn chế rủi ro này là đảm bảo tốt công tácthẩm định khách hàng, tránh rủi ro đạo đức của người NK, XK Ngoài ra, ý thứctrách nhiệm của nhân viên NH cũng là nhân tố quan trọng trong việc hạn chế giatăng rủi ro TTQT Bằng kinh nghiệm của mình, các tham vấn viên sẽ tư vấnđược cho khách hàng những cách thức để hạn chế rủi ro bị lừa đảo bởi bạn hàngcủa
Trang 38ma…
Ở vị trí người mua trong nước, việc thiếu hiểu biết về đối tác cũng gây rủi
ro lớn Cần phải làm việc với đối tác mà mình thực sự tin tưởng, có uy tín Theoqui định của UCP, việc TT L/C căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hànghóa, dịch vụ Đây là một kẽ hở khiến cho người bán nước ngoài tiến hành lừađảo chiểm đoạt khoản thanh toán trong khi thực chất hàng kém chất lượng, haythực tế không có
bị giảm uy tín của mình trên trường quốc tế thì rất khó khăn trong việc mở L/C.L/C họ mở ra sẽ bị từ chối, bị yêu cầu xác nhận, chi phí sẽ rất tốn kém và họ sẽmất khách hàng mở L/C, dẫn đến mất khách hàng trong các dịch vụ khác nhưkhách hàng vay, mở tài khoản, và chất lượng TTQT vì thế bị đánh gi
tế , khả năng nhập, kết xuất, lưu trữ dữ liệu thấp, mức độ kiểm soát và bảo mật kémthì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượ
Trang 39 TTQT
Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: Các nghiệp vụ hỗ trợ như mua bán ngoại tệ, bảolãnh ngân hàng, tài trợ XNK rõ ràng góp phần không nhỏ vào chất lượng TTQTcủa NHTM Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi nhu cầu mua, bán ngoại tệphục vụ cho việc nhập hàng, xuất hàng của mình được đáp ứng nhanh chóng vớithủ tục nhanh gọn và tỷ giá chấp nhận được Hoặc khi khách hàng đã ký đượchợp đồng với đối tác nước ngoài nhưng chưa có đủ tiền thanh toán, thiếu vốn đểsản xuất hàng, đổi tác yêu cầu bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng
mà nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thông qua các nghiệp vụ bảo lãnh, tàitrợ XNK Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện giao dịch, tiếtkiệm thời
hoạt động này
Chính những lý luận cơ bản trên là nền tảng rất quan trọng cho việc phântích thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và NamPhát triển Việt –c
hánh Hà ội.
C HƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG Đ
Trang 40TƯ VNAMÀ PHÁT TRIỂN
lần đổi tên như sau:
NgânNam hàng Kiến thiết Việt