CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TTQT CỦA NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 35 - 98)

3.1. Các yếu tố khách quan:

1.1.1.9. Môi trường kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động gây khó khăn cho công tác TTQT:

Môi trường kinh tế luôn luôn thay đổi và tác động liên tục đến hoạt động của các ngân hàng. Môi trường kinh tế của một nước bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như tốc độ phát triển, hệ số mở cửa nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, môi trường đầu tư nước ngoài hay mức độ hội nhập, liên kết của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính thế giới. Hoạt động của hệ thống NH nói chung và hoạt động TTQT nói riêng không thể phát triển nếu tồn tại ở một môi trường kinh tế lạc hậu, kém phát triển. Do đó, một môi trường kinh tế ổn định, có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng là điều kiện cần để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT.

Hiện nay kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, tỷ lệ lạm phát gia tăng, đặc biệt là giá các nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ sản xuất như xăng dầu (tăng 17,7% từ 2/2011), giá điện (tăng 15,3% từ 3/2011),.. ngoài ra, các NH còn chạy đua lãi suất tiền gửi đẩy chi phí vay vốn tăng cao. Những yếu tố này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp XK trong công tác quản lý chi phí, việc tăng giá hàng XK so với hợp đồng ký kết trước đó là không tránh khỏi, điều này có thể dẫn đến việc thanh toán chậm hoặc không thanh toán từ phía bạn hàng. Như vậy, môi trường kinh tế trong nước làm gia tăng rủi ro, cụ thể là rủi ro thị trường, làm

ảnh hưởng chất lượng TTQT.

Vì là hoạt động mang tính quốc tế nên bên cạnh môi trường kinh tế quốc gia, môi trường kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của các NHTM. Các điều kiện về kinh tế, tài chính thể giới bị biến động sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của các quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các luồng tiền chảy ra và chảy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 khiến cho lượng vốn huy động từ thị trường thế giới của các NH bị giảm sút, không những làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác của NH như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tín dụng…

1.1.1.10. Cơ chế - chính sách quản lý hoạt động XNK chưa rõ ràng gây khó khăn cho hoạt động TTQT:

Trong một nền kinh tế, bất cứ chủ thể nào cũng chịu sự quản lý chung thông qua các cơ chế, chính sách mà quốc gia đó ban hàng. Mỗi một cơ chế - chính sách được ban hành ít nhiều tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội. Trong hoạt động kinh doanh XNK, chính phủ điều hành và quản lý thông qua nhiều biện pháp khác nhau như hàng rào thuế quan, phi thuế quan, hạn ngạch, hàng rào về mặt kỹ thuật,… Tất cả những biện pháp đó ở mỗi thời điểm cụ thể đều tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh XNK và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM.

Chẳng hạn, việc tăng hay giảm thuế cũng như việc qui định cơ cấu và phạm vi những mặt hàng được phép XNK Nhà nước không quản lý, những mặt hàng XNK quản lý theo danh mục của Nhà nước và những mặt hàng bị cấm XNK sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động XNK của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT của các NHTM.

1.1.1.11.Tỷ giá hối đoái còn nhiều thay đổi và chưa có một lộ trình rõ ràng cho việc ổn định tỷ giá:

Khác với hoạt động thương mại nội địa chỉ sử dụng một loại đồng tiền trong thanh toán, hoạt động TTQT liên quan tới 2 chủ thể từ 2 nước khác nhau, do vậy chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị của cả 2 đồng tiền. Chính vì vậy, tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cũng như chính sách tỷ giá của một quốc gia tác động rất lớn đến hoạt động XNK nói chung và hoạt động TTQT của NHTM nói riêng.

Ví dụ , khi tỷ giá giảm, sẽ thúc đẩy NK và hạn chế XK. Bởi vì với cùng một lượng nội tệ như trước đây sẽ qui đổi được nhiều ngoại tệ hơn và do đó sẽ NK được nhiều hàng hóa hơn, ngược lại khi XK nhận được ngoại tệ, qui đổi về nội tệ thì sẽ thu được ít nội tệ hơn, lợi nhuận sẽ giảm đi và hoạt động XK sẽ bị thu hẹp.

Gần đây, chính sách tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay đổi, cụ thể là tỷ giá trần USD/VND có thể giao dịch tăng lên ở mức 20,900 VND/USD bắt đầu từ ngày 11/2/2011. Đây là đợt điều chỉnh đầu tiên trong năm 2011 và là lần thứ 4 kể từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây là lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất trong vài năm gần đây với tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng tới 9.3%. Việc giảm giá mạnh đồng Việt Nam này gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM như: thanh toán bằng đồng Việt Nam cho hàng NK giảm đi do đối tác lo sợ đồng Việt Nam vốn đã yếu sẽ còn tiếp tục giảm giá trong tương lai; với cùng 1 lượng hàng hóa xuất đi, thu về được ít ngoại tệ hơn, do đó giảm nguồn dự trữ ngoại tệ để thanh toán hàng nhập của NHTM… Hơn nữa việc tỷ giá có chiều hướng tăng theo tỷ giá chợ đen và không ổn định gây khó khăn cho công tác TTQT khi phải cân đối nguồn vốn của NH (ngoại tệ và nội tệ) để thanh toán cho khách hàng của mình, gây thiếu hụt hay dư thừa vốn ngoại tệ tại một số thời điểm.

1.1.1.12. Sự cạnh tranh giữa các NH trong và ngoài nước vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến hoạt động TTQT:

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các NH đang trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong hoạt động TTQT – một hoạt động mà đem lại cho các NHTM

nhiều lợi ích khác nhau. Không chỉ phải cạnh tranh với các NH nội địa, hiện nay, các NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với các NH nước ngoài. Đây là điều khá bất lợi vì dù sao các NH nước ngoài vẫn luôn là các tổ chức kinh tế có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng cao…

Các NH đang thực hiện cạnh tranh bằng nhiều công cụ khác nhau như cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh thông qua hoạt động quảng cáo, cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh qua hệ thống mạng lưới phục vụ, cạnh tranh dựa vào uy tín,… Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các NHTM buộc phải có những nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động TTQT nói riêng để từ đó có thể đáp ứng một cách tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng nhằm gia tăng thị phần, doanh thu cũng như hình ảnh và uy tín cho NH mình.

Tuy nhiên, mặt trái của cạnh tranh, đó là các NHTM tìm mọi cách để lôi kéo thêm khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Nếu chỉ chăm chăm tăng qui mô về số lượng để mở rộng thị phần sẽ dẫn đến bỏ qua yếu tố chất lượng, ví dụ như sơ sài trong quá trình thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản ký quỹ,… gây rủi ro cho NH, từ đó làm giảm chất lượng hoạt động TTQT.

3.2. Các yếu tố chủ quan:

1.1.1.13.Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các bên tham gia còn hạn chế làm giảm chất lượng TTQT:

Sự hạn chế về năng lực quản lý của NH cũng như sự non kém chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ là nhân tố hạn chế chất lượng thanh toán bởi nó làm gia tăng rủi ro cho NHTM. Chính năng lực và trình độ quản lý yếu kém đã dẫn đến rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp của người NK, XK và theo đó là rủi ro thanh toán của NHTM.

Sau đây, tác giả xin đơn cử một ví dụ cụ thể như sau:

Tháng 12/1999, Công ty NK Bình Minh yêu cầu 1 NH (NHPH) mở L/C cam kết thanh toán cho hợp đồng NK tàu biển với trị giá 300.000USD. Trong

hợp đồng thương mại có điều khoản chỉ rõ việc thanh toán phải được thực hiện khi Người thụ hưởng xuất trình được “biên bản giao nhận tàu (Delivery Certificate hoặc Protocol)” được ký kết xác nhận bởi Nguyên đơn và đại diện của Người thụ hưởng L/C ở Việt Nam. Biên bản giao nhận tàu là một chứng từ rất quan trọng vì nó là căn cứ thanh toán gần như duy nhất và có tính quyết định đối với việc mua bán các phượng tiện vận tải như tàu biển, máy bay.

Tuy nhiên, công ty Bình Minh đã không yêu cầu người bán cấp chứng từ Biên bản giao nhận tàu trong Đơn yêu cầu phất hành L/C, và do đó điều kiện này cũng không được đưa vào trong L/C.

Trên thực tế, khi bên XK ở Mỹ xuất trình đầy đủ chứng từ theo qui định của L/C, theo UCP 600, “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà việc thanh toán cho Người thụ hưởng L/C được tiến hành căn cứ vào bộ chứng từ giao hàng (shiping documents) của họ xuất trình đến Ngân hàng phát hành L/C có phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C hay khong, mà không

dựa vào thực tế giao nhậ

hàng hóa tại cảng đến quy định ” Do đó, NHPH phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên XK. Đến thời hạn giao hàng, tàu vẫn chưa cập cảng, được biết, con tàu đã bị Tòa án hàng hải bangFlorida bắt giữ

Tóm lại, nếu L/C yêu cầu người bán Mỹ xuất trình Biên bản giao nhận tàu đã được hai bên mua bán tàu ký xác nhận mới thanh toán số tiền 300.000USD thì tổn thất này sẽ không xảy ra. Đây là một sai sót nghiêm trọng và NHPH phải chịu một phần trách nhiệm vì đã không đọc kỹ Hợp đồng mua tàu để tư vấn cho khách hàng của mình bổ sung Biên bản giao nhận tàu vào Đơn phát hành L/C.

Như vậy một chi tiết vô cùng quan trọng có tính quyết định đã bị bỏ sót chỉ vì năng lực chuyên môn hạn chế của cán bộ TTQT, gây tổn thất cho khách hàng và cho NH

Hoạt động TTQT là một hoạt động mang tính phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, cũng vì vậy nếu muốn phát triển, hoạt động này đòi hỏi các cán bộ làm TTQT phải có trình độn nghiệp vụ vững vàng, có sự am hiểu sâu rộng về TTQT để đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, tránh được những sai sót có thể ảnh hưởng đến hoạt động TTQT nói riêng và uy tín của NH nói ch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.1.14.g.

Đạo đức, ý thức trách nhiệm của các bên tham gia càng cao thì chất lượng hoạt động TTQT cũng được đảm

o:

Mặt trái của kinh tế thị trường và sự mở cửa của nền kinh tế là xuất hiện ngày càng nhiều những doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài làm ăn phi pháp, lợi dũng kẽ hở của các qui định, luật lệ, thông lệ… hòng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của đối tác làm ăn cũng như của NHTM, gây rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ… làm giảm chất lượng

QT.

Các NHTM không thể lường trước hết được những mưu mô, thủ đoạn của bọn lừa đảo, do vậy, cách tốt nhất để hạn chế rủi ro này là đảm bảo tốt công tác thẩm định khách hàng, tránh rủi ro đạo đức của người NK, XK. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm của nhân viên NH cũng là nhân tố quan trọng trong việc hạn chế gia tăng rủi ro TTQT. Bằng kinh nghiệm của mình, các tham vấn viên sẽ tư vấn được cho khách hàng những cách thức để hạn chế rủi ro bị lừa đảo bởi bạn hàng của

1.1.1.15.ình.

Thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân làm giảm chất lượng TTQT của

HTM:

Tình trạng thiếu thông tin, thông tin không chính xác, không đầy đủ về đối tác là nguyên nhân dẫn đến rủi ro đạo đức, rủi ro hàng hóa, rủi ro quố

Ở vị trí người bán trong nước: sẽ gặp rủi ro trong quan hệ mua bán nếu không nắm được thông tin về chính sách uản l ý XNK ở nươc người mua, nếu hàng hóa người bán cung cấp nằm trong danh mục cấm NK của nước người mua thì việc giao dịch hàng hóa không thể xảy ra dẫn đến TT cũng gặp trục trặc; thiếu thông tin về đối tác cũng là thiếu sót dẫn đến rủi roc ho DN, trong trường hợp công ty người mua không có uy tín hay thậm chí là công

ma…

Ở vị trí người mua trong nước, việc thiếu hiểu biết về đối tác cũng gây rủi ro lớn. Cần phải làm việc với đối tác mà mình thực sự tin tưởng, có uy tín. Theo qui định của UCP, việc TT L/C căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ. Đây là một kẽ hở khiến cho người bán nước ngoài tiến hành lừa đảo chiểm đoạt khoản thanh toán trong khi thực chất hàng kém chất lượng, hay thực tế không có

1.1.1.16.àng.

Uy tín của NHTM không cao có thể làm giảm chất lượng

TQT:

Uy tín của NH phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên NH, uy tín của NH trong việc thực hiện những cam kết của mình, lịch sử cũng như tình hình tài chính c

NH.

Nếu một NH thường xuyên không thực hiện đúng các cam kết của mình, trình độ nghiệp vụ nhân viên non kém, vốn NH nhỏ bé thì sẽ gặp khó khăn trong công tác thanh toán, đặc biệt trong thanh toán L/C. Nếu NH vì một lí do nào đó bị giảm uy tín của mình trên trường quốc tế thì rất khó khăn trong việc mở L/C. L/C họ mở ra sẽ bị từ chối, bị yêu cầu xác nhận, chi phí sẽ rất tốn kém và họ sẽ mất khách hàng mở L/C, dẫn đến mất khách hàng trong các dịch vụ khác như khách hàng vay, mở tài khoản, và chất lượng TTQT vì thế bị đánh gi

1.1.1.17.thấp. Các yếu tố chủ qua

•khác:

Nền tảng công nghệ thông tin: Đây là cơ sở để TTQT có thể thực hiện được nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật. Một hệ thống công nghệ thông tin mà khả năng kết nối chậm, các chương trình không được chuẩn hóa theo thông lệ uốc tế , khả năng nhập, kết xuất, lưu trữ dữ liệu thấp, mức độ kiểm soát và bảo mật kém thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượ

• TTQT.

Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: Các nghiệp vụ hỗ trợ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng, tài trợ XNK rõ ràng góp phần không nhỏ vào chất lượng TTQT của NHTM. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi nhu cầu mua, bán ngoại tệ phục vụ cho việc nhập hàng, xuất hàng của mình được đáp ứng nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn và tỷ giá chấp nhận được. Hoặc khi khách hàng đã ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài nhưng chưa có đủ tiền thanh toán, thiếu vốn để sản xuất hàng, đổi tác yêu cầu bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thông qua các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ XNK. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện giao dịch, tiết kiệm thời

an và chi phí. K

luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản về hoạt động TTQT tại NHTM; đồng thời đưa ra những nội dung cụ thể và chỉ tiêu đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 35 - 98)