Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 100)

Trên cơ sở hệ thống cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp ở chương 1 và kết quả phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của Vietsovpetro ở chương 2, chương 3 luận văn đã nêu ra định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020. Từ đó phân tích SWOT để hình thành chiến lược cạnh tranh và lựa chọn chiến lược cạnh tranh qua ma trận QSPM. Theo đó có 2 chiến lược mà Vietsovpetro cần theo đuổi là: 1) Chiến lược chi phí thấp trong ngành khoan dầu khí; 2) Chiến lược khác biệt hóa dịch vụ khoan dầu khí. Các giải pháp để thực hiện chiến lược được nhóm thành 4 nhóm cơ bản đó là: 1) Phát triển thiết bị và công nghệ; 2) Phát triển nguồn nhân lực; 3) Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và điều hành và 4) Một số giải pháp hỗ trợ khác khác. Bên cạnh đó, chương 3 luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Nhà nước Việt Nam và và các bên tham gia liên doanh (Petrovietnam và Zarubezhneft) để hỗ trợ Vietsovpetro thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình.

KẾT LUẬN

Trong tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện nay, việc hoạch định chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan cho Vietsovpetro đến năm 2020 là hết sức cần thiết để Vietsovpetro không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, phát triển nhanh, bền vững và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược cạnh tranh trong

doanh nghiệp qua các nội dung khái quát về cạnh tranh; nghiên cứu về chiến lược và các loại chiến lược cạnh tranh; nghiên cứu về quy trình hoạch định chiến lược và các công cụ để hoạch định chiến lược cạnh tranh làm cơ sở lý luận và khung lý thuyết để phân tích môi trường hoạt động của Vietsovpetro và hoạch định chiến lược cho Vietsovpetro.

Thứ hai, phân tích môi trường kinh doanh của Vietsovpetro qua các yếu tố

môi trường bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô, môi trường ngành). Qua đó rút ra được 6 điểm mạnh cần phát huy và 5 điểm yếu cần cải thiện, cũng như 5 cơ hội cần tận dụng và 5 nguy cơ, thách thức cần né tránh đối với Vietsovpetro trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan dầu khí của mình.

Thứ ba, phân tích SWOT để hình thành chiến lược cạnh tranh và lựa chọn

chiến lược cạnh tranh qua ma trận QSPM. Theo đó có 2 chiến lược mà Vietsovpetro cần theo đuổi là: 1) Chiến lược chi phí thấp trong ngành khoan dầu khí; 2) Chiến lược khác biệt hóa dịch vụ khoan dầu khí. Trên cơ sở đó đề ra 4 nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược là: 1) Phát triển thiết bị và công nghệ; 2) Phát triển nguồn nhân lực; 3) Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và điều hành và 4) Một số giải pháp hỗ trợ khác.

Thứ tư, chương 3 luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Nhà nước Việt Nam và và các bên tham gia liên doanh (Petrovietnam và Zarubezhneft) để hỗ trợ Vietsovpetro thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình.

Với những kết quả trên đây, luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đề ra và có thể coi là một tài liệu quan trọng để Vietsovpetro tham khảo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

1. Báo cáo thường niên 2011-2013 của Vietsovpetro.

2. Các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất của XNK&SG từ 2000-2013.

3. Dương Ngọc Dũng - Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter, NXB Tổng hợp TP. HCM.

4. Fred R.david (2006), “Khái luận về Quản trị Chiến Lược”, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

5. Michael E. Porter (1985), “Lợi thế cạnh tranh”, NXb Trẻ. 6. Michael E. Porter (2009) “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Trẻ.

7. Nguyễn Đồng Khôi – Đồng Thị Thanh Phương (2007), “quản trị chiến lược” NXB Thống kê.

8. Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh”, NXB Lao động – Hà Nội.

9. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), “Thị trường chiến lược, cơ cấu: Canh tranh về giá trị gia tăng, Định vị và phát triển doanh nghiệp”, NXB TP. HCM.

10. Vũ Trọng Lâm (2006), “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB chính trị quốc gia, Hà nội – 2006.

11. Chính phủ (2006), “Quyết định 386/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”.

12. Chính Phủ (2007), “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.

13. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2007), “Nghị quyết số 09-NQ/TW

ngày 09/2/2007

Internet và website:

15. http://www. pvn.vn: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam 16. http://www.vietsov.com.vn: LD Việt Nga Vietsovpetro 17. http://www.gso.gov.vn: Tổng cục thống kê

PHỤ LỤC 1:

CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Kính chào anh/chị. Tôi tên là: Võ Khánh Hường đang làm việc tại Phòng kế toán của Trung tâm Y tế Vietsovpetro. Tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài “Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020”. Để có thêm các ý kiến làm cơ cở cho việc hoàn thiện luận văn của mình, tôi rất mong anh/chị giúp tôi trả lời các câu hỏi khảo sát sau đây và chuyển lại cho tôi theo đường công văn nội bộ của Vietsovpetro đến địa chỉ “Võ Khánh Hường, Phòng kế toán của

Trung tâm Y tế Vietsovpetro”. Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và hỗ trợ của

anh/chị.

1. Câu hỏi khảo sát:

1. Anh/chị làm gì?

Công nhân Kỹ sư Chuyên gia Quản lý 2. Độ tuổi của anh/chị?

<35 35-55 >55

3. Giới tính của anh/chị?

Nam Nữ

4. Anh/chị có hài lòng với công việc và mức lương hiện tại không?

Có Không

5. Anh/chị có chọn Vietsovpetro để làm việc lâu dài không?

Có Không Không biết

6. Theo anh/chị, vấn đề bố trí công việc và phát triển con người ở Vietsovvpetro có hợp lý không?

Có Không

7. Anh/chị có sẵn sàng làm việc ở nước khác khi được yêu cầu hay không?

Có Không Không biết

8. Anh/chị chọn giải pháp nào cho vấn đề dư thừa công suất giàn khoan trong tương lai?

Làm dịch vụ khoan

9. Theo anh/chị, điểm yếu của Vietsovperto trong cạnh tranh khi làm dịch vụ khoan là gì?

Kinh nghiệm Sản phẩm Hiểu biết thị trường

10. Yếu tố nào là quan trọng nhất mà Vietsovpetro cần giải quyết để nâng cao khả năng cạnh tranh?

Nguồn nhân lực Thiết bị và công nghệ Điều hành

11. Vietsovpetro cần làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? Tuyển mới Đào tạo và phát triển Sắp xếp lại

12. Vietsovpetro cần làm gì để nâng cao chất lượng thiết bị và công nghệ? Thay mới Cải tiến nâng cấp Thuê

13. Theo anh/chị, Vietsovpetro nên chọn loại hình dịch vụ nào sau đây?

Cho thuê giàn khoan Làm dịch vụ khoan Khoan và các dịch vụ liên quan

14. Anh/chị có tin vào sự thành công của Vietsovpetro trong việc phát triển dịch vụ khoan?

2. Kết quả khảo sát:

No. Câu hỏi Trả lời

1 Anh/chị làm gì? Kỹ sư: 25 (43.10%) Chuyên gia: 21 (36.20%) Người quản lý: 12 (20.70%) 2 Độ tuổi của anh/chị? <35: 4

(6,89%)

35-55: 48 (82,77%)

>55: 6 (10,34%) 3 Giới tính của anh/chị? Nam: 55

(94,83%)

Nữ: 03 (5,17%)

- 4 Anh/chị có hài lòng với công việc

và mức lương hiện tại không? (82.76%) Có: 48

Không: 10 (17.24%)

Không biết: 0 5 Anh/chị có chọn Vietsovpetro để

làm việc lâu dài không? (68.97%) Có: 40

Không: 05 (8.62%)

Không biết: 13 (22.41%) 6 Theo anh/chị, vấn đề bố trí công

việc và phát triển con người ở Vietsovvpetro có hợp lý không? Có: 43 (74.14%) Không: 15 25.86%) - 7 Anh/chị có sẵn sàng làm việc ở nước khác khi được yêu cầu hay không? Có: 30 (51.72%) Không: 09 (15.52%) Không biết: 19 (32.76%) 8 Anh/chị chọn giải pháp nào cho

vấn đề dư thừa công suất giàn khoan trong tương lai?

Làm dịch vụ: 38 (65.52%)

Tăng cường khoan thăm dò để tìm kiếm những vùng mỏ

mới: 20 (34.48%) 9 Theo anh/chị, điểm yếu của

Vietsovperto trong cạnh tranh khi làm dịch vụ khoan là gì? Kinh nghiệm: 02 (3.45%) Sản phẩm: 08 (13.79%) Hiểu biết thị trường: 48 (82.76%) 10 Yếu tố nào là quan trọng nhất mà

Vietsovpetro cần giải quyết để nâng cao khả năng cạnh tranh?

Nguồn nhân lực: 18 (31.03%) Thiết bị công nghệ: 22 (37.94%) Điều hành: 18 (31.03%) 11 Vietsovpetro cần làm gì để nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực? Tuyển mới: 15 (25.86%) Đào tạo phát triển: 26 (44.83%) Sắp xếp lại: 17 (29.31%) 12 Vietsovpetro cần làm gì để nâng

cao chất lượng thiết bị và công nghệ?

Thay mới: 30 (51.72%)

Cải tiến nâng cấp: 11 (18.97%)

Thuê: 17 (29.31%) 13 Theo anh/chị, Vietsovpetro nên

chọn loại hình dịch vụ nào sau đây? Cho thuê giàn khoan: 22 (37.93%) Làm dịch vụ khoan: 26 (44.83%) Khoan và các dịch vụ liên quan:10 (17.24%) 14 Anh/chị có tin vào sự thành công

của Vietsovpetro trong việc phát triển dịch vụ khoan? Có 38 (65.52%) Không 03 (5.17%) Không biết 17 (29.31%)

PHỤ LỤC 2:

NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Để có thông tin và cơ sở cho việc phân tích những yếu tố thuận lợi và khó khăn của Vietsovpetro trong việc cung cấp dịch vụ khoan nhằm đưa ra nhưng giải pháp hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh của Vietsovpetro trong thị trường cung cấp dịch vụ khoan và các dịch vụ phụ trợ liên quan, tác giả đã thực hiện việc lấy ý kiến và tư vấn của một số cán bộ quản lý trong Vietsovpetro theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn và kết quả đạt được như sau:

1. Phỏng vấn ông Lê Quang Nhạc: Giám đốc Xí nghiệp khoan và sửa giếng, đã tốt nghiệp trường Đại học dầu khí Ba Cu thuộc nước Cộng hòa A-déc-bai-zan.

1.1. Câu hỏi: Thưa ông, Ông vui lòng cho biết sự ảnh hưởng của việc khoan đến sản lượng dầu khai thác hàng năm của Vietsovpetro và ngược lại?

Trả lời: Việc khoan và khai thác dầu ảnh có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau. Số lượng mét khoan và giếng khoan càng tăng thì cơ hội tăng sản lượng dầu khai thác cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi sản lượng dầu khai thác giảm thì công việc khoan có thể xảy ra theo hai hướng khác biệt tùy thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Thông thường, khi sản lượng dầu khai thác giảm, ngoài việc áp dụng nhưng biện pháp công nghệ tiên tiến để gia tăng sản lượng khai thác và hệ số thu hồi dầu, thì doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác khoan thăm dò để tìm kiếm những mỏ dầu tiềm năng mới. Nhưng khi việc đầu tư cho công tác khoan thăm dò không mang lại hiệu quả thì doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược hoạt động sang một hướng mới. Chẳng hạn như cho thuê giàn khoan hoặc đi khoan thuê.

1.2. Câu hỏi: Với việc sụt giảm sản lượng dầu khai thác của Vietsovpetro như hiện nay, theo ông, Vietsovpetro nên tập trung và tăng cường khoan để phát hiện những mỏ dầu tiềm năng mới hay cho thuê giàn khoan hoặc đi khoan thuê?

Trả lời: Theo tôi, Vietsovpetro nên thực hiện đồng thời cả hai nhiêm vụ.

Đó là tiếp tục đầu tư khoan thăm dò song song với việc tìm kiếm đối tác để cung cấp dịch vụ khoan thuê. Không nên chỉ cho thuê giàn khoan vì làm như vậy sẽ tạo ra sự dư thừa nhân lực dẫn đến thất nghiệp và những khó khăn, thậm chí là những hậu quả khác.

1.3. Câu hỏi: Thưa ông, là một lãnh đạo của Xí nghiệp khoan và sửa giếng, ông nhận thấy những thuận lợi và khó khăn nào khi chúng ta thực hiện cung cấp dịch vụ khoan?

Trả lời: Gần 35 năm, chúng ta đã khoan hơn 500 giếng khoan các loại

với hơn 2 triệu mét khoan thuộc các vùng mỏ có cấu tạo địa chất khác nhau nên chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đây là một thuận lợi đáng kể. Khó khăn là nhiều thiết bị và công nghệ thuộc thế hệ cũ và lạc hậu nên hiệu quả thi công giếng khoan thấp. Ngoài ra, rất nhiều lực lượng kỹ sư và công nhân mới tuyển dụng còn yếu về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cũng là một khó khăn cần được quan tâm và giải quyết. 1.4. Câu hỏi: Ông có những giải pháp nào để khắc phục những điểm bất lợi

mà ông vừa nêu?

Trả lời: Cần phải đầu tư mới thiết bị và công nghệ nhưng tất nhiên phải

tính đến hiệu quả kinh tế. Vấn đề này đôi khi cũng khó thực hiện vì có một số thiết bị không thể mua được do các nhà sản xuất không bán ra thị trường với lý do họ cũng là nhưng nhà cung cấp dịch vụ và muốn độc quyền trong lĩnh vực này. Vấn đề con người thì cần phải đào tạo. Ngoài việc đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp thì phương pháp đào tạo tại chỗ truyền đạt kinh

nghiệm và hướng dẫn trực tiếp của người nhiều kinh nghiệm cho người ít kinh nghiệm hơn, người mới cho người cũ cũng rất hiệu quả về kinh tế và chất lượng cao.

2. Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Đức: Trưởng phòng Thương mại và Dịch vụ Xí nghiệp khoan và Sửa giếng, đã tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp kinh tế tài chính St. Peterburg thuộc nước Cộng hòa Liên bang Nga.

2.1. Câu hỏi: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về khả năng thành công trong việc cung cấp dịch khoan của Vietsovpetro trong tương lai?

Trả lời: Tôi hoàn toàn tin vào sự thành công của Vietsovpetro trong lĩnh

vực cung cấp dịch vụ khoan cho các đối tác bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đánh giá khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có bước chuẩn bị ngay từ bây giờ bởi vì cung cấp dịch vụ là một hoạt động kinh doanh phức tạp trên thị trường. Mà nói đến thị trường chúng ta phải nói đến qui luật cung cầu, sự cạnh tranh. Muốn thành công thì phải chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng.

2.2. Câu hỏi: Ông vui lòng cho biết cơ sở của nhận định nêu trên?

Trả lời: Xét về kinh nghiệm trong việc làm dịch vụ thì chúng ta chưa có

nhưng kinh nghiệm trong chuyên môn kỹ thuật khoan thì chúng ta đã tích lũy được nhiều sau hơn 30 năm hoạt động. Mà kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công. Đúng như câu nói “trăm hay không bằng tay quen”. Một số giàn khoan và nhiều thiết bị của chúng ta đã khấu hao rất nhiều. Đây là một lợi thế để Vietsovpetro cạnh tranh về giá. Tuy nhiều thiết bị mà Vietsovpetro đang sử dụng thuộc thế hệ cũ nhưng nhờ vào nguồn tài chính hùng mạnh nên Vietsovpetro có thể nâng cấp hệ thống thiết bị và công nghệ của mình.

2.3. Câu hỏi: Như ông đã nói là chất lượng sản phẩm dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ. Vậy Vietsovpetro cần làm gì để đạt được điều này?

Trả lời: Đạt được mục tiêu này là một thành công lớn, không chỉ

Vietsovpetro mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng kỳ vọng. Vietsovpetro cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây: Cần phải xác định cung cấp dịch vụ khoan cũng là một nhiệm vụ chính và quan trọng như nhiệm vụ thăm dò khai thác dầu khí. Không được xem việc cung cấp dịch vụ khoan chỉ là tận dụng sự nhàn rỗi của các nguồn lực. Đối với con người cần phải

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)