2.3.1.1. Môi trường kinh tế
Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là các nước đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn mờ nhạt, tác động không nhỏ đến sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại cũng chưa được giải quyết triệt để như hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, nợ xấu ngân hàng đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể …
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó mức tăng trưởng của quý sau luôn cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5%; quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%) và được đánh giá cao hơn năm 2012.
Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết khá tốt mức cung tiền do đó kiểm soát được lạm phát. Tuy nhiên, so với mục tiêu tổng quát đề ra, kinh tế năm 2013 mới hoàn thành một vế là “lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012”, còn yếu tố “tăng trưởng ổn định” vẫn được đánh giá là chưa vững chắc (xem Hình 2.7).
Đơn vị tính: %
Nguồn: GSO
Hình 2.7: Đồ thị tăng trưởng kinh tế Việt nam giai đoạn 2007-2013
Kinh tế tăng trưởng ở mức thấp, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm khơi thông tín dụng nhưng các doanh nghiệp chưa thoát khỏi khó khăn. Ước tính năm 2013, cả nước có khoảng 60.737 doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng 10% nhưng quy mô vốn bình quân lại giảm đi, từ mức 6,68 tỷ đồng một doanh nghiệp năm 2012 xuống còn 5,18 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đó, dịch vụ khoan vẫn có thị trường của nó. Ở thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự mở rộng nhanh chóng của các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong đó có dịch vụ cho thuê và vận hành giàn khoan. Theo dự báo của Douglas-Westwood Ltd. và Energyfiles, chi tiêu dành cho khoan biển trên thế giới trong giai đoạn 2010-2015 sẽ tăng 32% so với giai đoạn 2004-2009, từ 278 tỷ USD lên 367 tỷ USD với số giếng tăng khoảng 7%, đạt 19,570 giếng vào năm 2015.
Xét trong khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về dịch vụ khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan ở nhiều nước như Brunei, Malaysia, Myanmar v.v… còn rất lớn, đặc biệt khi mà sản lượng tại các quốc gia đang sụt giảm thì lại càng cần phải đẩy nhanh và mạnh các hoạt động khoan, thăm dò, tìm kiếm và phát triển mỏ.
Tại Việt Nam, tình hình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng được đẩy mạnh với các chiến dịch khoan của các công ty dầu khí như Cửu Long JOC, Hoàn Vũ JOC, Hoàng Long JOC, Petronas, JVPC, BP, Vietsopetro, PVEP… Hiện nay, tại Việt nam có khoảng 8-9 giàn khoan hoạt động tại vùng biển Việt Nam, trong khi nhu cầu giai đoạn 2010-2015 vào khoảng 10-11 giàn khoan. Theo báo cáo quy hoạch phát triển dịch vụ dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2010-2015, nhu cầu dịch vụ dầu khí khoảng 10.83 tỷ USD mỗi năm. Theo kế hoạch trong 15 năm tới có khoảng 900 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí của các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam, trong đó, giai đoạn 2010-2015 là 300 giếng khoan, ước tính mỗi năm Việt Nam tiến hành khoan 50 giếng. Triển vọng phát triển lĩnh vực khoan dầu khí nói chung cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, dịch vụ khoan dầu khí trong tương lai rất lớn.
2.3.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Bắt đầu từ năm 1986, Việt nam bắt đầu bước vào công cuộc cải cách với phương trâm hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, nền chính trị - xã hội Việt Nam đã dần đi vào ổn định. Chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thể hiện được vai trò và góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội trong nước. Nếu so với các nước trong khu vực ví dụ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanma… có thể thấy rõ sự nổi trội về tính ổn định về mặt chính trị - xã hội của Việt Nam đối với các nước này. Sự ổn định về môi trường chính trị - xã hội đã góp phần củng cố lòng tin của người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Bằng chứng cụ thể chính là sự gia tăng hàng năm về các chỉ số liên quan đến tổng thu nhập quốc dân, vốn đầu tư của ngân sách nhà nước…Việc ổn
định chính trị - xã hội đã tạo thuận lợi nhất định cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, đồng thời tạo niềm tin để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn.
Năm 2008 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là bước đi hội nhập quan trọng nhất vào “sân chơi” kinh tế thế giới. Từ một nước nền có nền kinh tế tập trung quan liêu, kế hoạch hóa, phi thị trường, qua từng thời kỳ đổi mới và hội nhập và cho đến khi trở thành thành viên WTO, môi trường Pháp luật của Việt Nam đã phải tiếp tục đổi mới sâu rộng hơn nữa để phù hợp với “luật chơi” chung của thế giới. Trong những năm qua hệ thống Pháp luật Việt Nam đã liên tục được cải tiến, đổi mới, các chính sách mới liên tục được ban hành nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự thay đổi luật pháp thường xuyên cũng đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc triển khai áp dụng.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đang được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế thế giới hiện nay do vậy đây cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm quen và nắm bắt được luật pháp quốc tế thông qua đó sẽ thuận lợi hơn trong việc hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như có thể thâm nhập vào thị trường thế giới mà không lo bị bỡ ngỡ đối với các quy định, luật pháp quốc tế.
Với điều kiện chính trị ổn định và hệ thống pháp luật tốt, Việt nam được biết đến như là một trong những nước có độ an toàn cao để đầu tư tài chính, phát triển thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ. Thực tế, những năm gần đây số lượng nhà đầu tư nước ngoài và giá trị vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam tăng lên rõ rệt. Theo số liệu thống kê thì đóng góp lớn vào tăng trưởng của Việt Nam năm qua là khối doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi xuất siêu tới 14 tỷ USD, thu hút được 21,6 tỷ USD (xem Hình 2.8). Nhân tố chính giúp thu hút được dòng vốn ngoại này chính là nguồn lao động dồi dào và nhân công giá rẻ.
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: FIA
Hình 2.8: Biểu đồ thu hút vốn FDI và giải ngân 2008-2013
Dầu khí là ngành hoạt động hoạt động trong môi trường đầy thử thách cam go và nhiều rủi ro nhưng là lĩnh vực mang lại hiệu quả cao đồng thời cũng phải đầu tư rất lớn. Vì vậy, Nhà nước đã tỏ rõ quyết tâm về việc ưu tiên phát triển ngành thông qua những chính sách ưu đãi, hỗ trợ miễn thuế đối với hàng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Điều đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh về giá.
2.3.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực dầu khí tại thị trường của Việt Nam. Bằng việc nghiên cứu các yếu tố về văn hoá - xã hội có ảnh hưởng đến các đối tác, Vietsovpetro sẽ xác định những cơ hội và nguy cơ đối với sản phẩm của chính mình nhằm đề ra được những chiến lược phù hợp. Trong tương lai hoạt động khoan của Vietsovpetro có thể mở rộng ra nước ngoài như khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Châu Mỹ…Việc này đòi hỏi Vietsovpetro phải tìm hiểu để nắm rõ về văn hoá của những khu vực
này để tạo tiền đề cho việc kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro còn mang nặng tính nhà nước nên chưa hoàn toàn hòa nhập với văn hoá của các doanh nghiệp các nước, điều này vẫn còn cản trở sự hợp tác nhanh chóng và hiệu quả.
2.3.1.4. Môi trường dân số
Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực, để bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến lược, người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hưởng này. Nói một cách khác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay, dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với khoảng 90 triệu người. Dự đoán đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản và đứng thứ tư chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Với tỷ lệ phát triển dân số cùng với một kết cấu dân số trẻ sẽ mang lại một vài xu hướng trong vấn đề tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng tăng dần theo thời gian dẫn đến các nhu cầu về tiêu dùng của người dân tăng lên. Đây cũng là một nhân tố kéo theo nhu cầu năng lượng nói chung và nhu cầu xăng dầu trên cả nước tăng nhanh.
Đặc biệt, với cấu trúc dân số vàng, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc, nếu biết tận dụng tốt, đây sẽ là lực lượng dồi dào để tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai của đất nước.
2.3.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một trong những nước nằm trên bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia còn phía đông và nam giáp biển Đông. Với diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 và khoảng 1 triệu km2
thềm lục địa, khu vực đặc quyền kinh tế bao gồm tám bể trầm tích chính là: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mathay-Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể Hoàng Sa và Trường Sa. Do đặc điểm hình thành và phát triển riêng của từng bể trầm tích nên chúng có đặc điểm cấu trúc, địa tầng trầm tích cũng như các điều kiện về hệ thống dầu khí khác nhau, do vậy tiềm năng dầu khí của mỗi bể có khác nhau.
Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên là một nguồn năng lượng quý giá được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Phần lớn trữ lượng dầu khí nằm ở ngoài khơi thềm lục địa. Theo tin vắn Petrovietnam, 2010 thì Việt Nam có khoảng 4-5 tỷ thùng trữ lượng dầu và khoảng 23 ngàn tỷ bộ khối trữ lượng khí. Còn trong một công bố khác của EIA ngày 07/02/2013 thì Biển Đông nắm giữ trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ bộ khối khí. Trữ lượng dầu khí tiềm năng này cao hơn hẳn so với trữ lượng dầu đã được chứng minh của Mexico, Angola và Azerbaijan.
Ngoài ra, Việt Nam có vị trí địa lý ở mũi đầu của khu vực Đông Nam Á, có bờ biển trải dài và có nhiều cảng biển. Thành phố Vũng Tàu là thành phố công nghiệp dầu khí - cảng, là cửa ngõ giao lưu với thế giới bằng đường biển, có trục giao thông xuyên Á thông ra biển, nối l
: Vietsovpetro có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị của Vietsovpetro
ngược với Việt Nam như: Ấn độ, các nước thuộc khu vực vịnh Thái Lan… Đây cũng là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ khoan của Vietsovpetro.
2.3.1.6. Môi trường khoa học công nghệ
Đối với ngành dầu khí, để tìm ra và khai thác, chế biến được dầu khí đương nhiên là phải có kỹ thuật thích hợp và con người phải làm chủ được kỹ thuật đó.
Ngoài những đặc điểm chung giống như các khoa học - công nghệ khác, khoa học công nghệ dầu khí còn có một số đặc thù khác, đó là tính hiện đại và đa dạng.
Ngày nay khi nguồn dầu khí đi vào khan hiếm, phải tiến hành tìm kiếm - thăm dò - khai thác ở các vùng nước cực sâu của đại dương, các vùng xa xôi, hẻo lánh như sa mạc hay các vùng băng giá, ở những độ sâu lớn hơn 5 km ... thì việc ứng dụng các công nghệ hiện đại càng xảy ra với cường độ và tốc độ ngày một cao hơn trước. Hậu quả của tính hiện đại này là chi phí đầu tư, giá thành công nghệ trở nên rất đắt đỏ nên mục tiêu đạt hiệu quả cao phải là kim chỉ nam cho đầu tư khoa học dầu khí chứ không phải là đầu tư ít nhất, rẻ nhất như trước đây vẫn thường được tiến hành.
Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực dầu khí còn phục thuộc vào những đặc điểm địa lý - địa chất và loại hình hydrocacbua đặc thù của mỗi vùng, miền. Những mỏ dầu khí ở Bắc cực, Nam cực, ở biển sâu, ở móng nứt nẻ, đá vôi, cát kết, dưới dạng dầu ngọt, dầu chua, bitumen, khí hydrat, khí than... ở từng nước không yêu cầu công nghệ giống nhau, do đó không phải ai cũng quan tâm như nhau đến từng công nghệ cụ thể.
Vì vậy, có thể nói khoa học công nghệ dầu khí là môi trường rất phức tạp, vừa là tạo cơ hội, vừa là nguy cơ cho các doanh nghiệp. Để không bị đứng trước nguy cơ bị tụt hậu, các doanh nghiệp cần phải thay đổi công nghệ, máy móc kỹ thuật để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, chính yếu tố công nghệ tiến bộ nhanh chóng làm cho các nhà sản xuất trang thiết bị phải đổi mới liên tục. Họ phải liên tục nghiên cứu và chế tạo nên các loại sản phẩm công nghệ cao để không bị lỗi thời so với đối thủ cạnh tranh.
Nhà nước Việt Nam ưu tiên phát triển công nghệ bằng cách miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, máy móc chuyên ngành dầu khí trong nước chưa sản xuất được nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ mới hiện đại để mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và tạo uy tín trên thương trường.