Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 73)

2.3.2.1. Nguy cơ xâm nhập từ các nhà cạnh tranh tiềm ẩn

(tr

.

trên

, Ấn Độ, bắc Malaysia, vùng vịnh Thái Lan và các nước trong khu vực đang phát triển mạnh, trong khi các công ty dịch vụ dầu khí tại các nước sở tại chưa thể đảm đương hết công việc. Rất nhiều loại hình dịch vụ dầu khí có nhu cầu được cung cấp tại đây như dịch vụ khoan xiên, dung dịch khoan, đo địa vật lý giếng khoan, bơm t

. Điều này cho thấy rằng Vietsovpetro phải đối mặt với nhiều mối nguy cơ từ lực lượng mới gia nhập thị trường.

2.3.2.2. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn. Riêng trong thị trường Việt nam hiện nay đã có 3 nhà thầu đang cung cấp dịch vụ khoan

đó là PV Drilling, SeaDrill và Transocean. Đây là 3 nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do đó, Vietsovpetro phải đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh từ phía các nhà thầu nêu trên.

2.3.2.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Việc khoan các giếng khoan dầu khí cũng như các dịch vụ liên quan là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Ta biết rằng, phần lớn các mỏ dầu thô thường nằm ở độ sâu khoảng từ 200-7000 mét, bị chôn vùi dưới lớp đất đá dày. Cùng với sự trợ giúp của các thiết bị máy móc, những nhà nghiên cứu địa chấn có thể phân tích thông tin để tìm ra những mỏ dầu tiềm năng. Nhưng trên hết, để phát hiện ra một mỏ dầu, người ta vẫn phải tiến hành những mũi khoan thăm dò. Để làm việc này, những công ty khai thác dầu sử dụng những giàn khoan di động. Có những giàn khoan được gắn trực tiếp vào tàu, tuy nhiên phần lớn những giàn khoan này phải được vận chuyển đến từ những tàu chuyên chở khác. Một giếng khoan dầu thường phải được đào sâu hàng dặm vào trong lòng đất, tuy nhiên mỗi một mũi khoan lại thường chỉ dài khoảng 9-10 mét, do đó, phải mất đến hàng tuần, thậm chí ròng rã cả tháng trời để khoan tới mỏ dầu. Và mỗi một mét khoan sâu xuống, nhiều vấn đề khác lại nảy sinh. Và quá trình khoan thường diễn ra qua nhiều giai đoạn. Mũi khoan đầu tiên, với đường kính khoảng 50 cm, sẽ đi sâu xuống từ vài nghìn đến vài chục nghìn mét. Sau khi đã xuống đến một độ sâu nhất định, người ta sẽ tháo những mũi khoan này ra, và gửi xuống một đoạn ống kim loại rỗng với vai trò như một ống dẫn. Ống dẫn này sẽ cố định vào lỗ khoan, giúp ngăn chặn rò rỉ dầu ra biển và giúp cho giếng dầu không sụp xuống. Tiếp theo, những mũi khoan với đường kính khoảng 30 cm sẽ khoan sâu hơn xuống, và sau đó quy trình lại được lặp lại: các mũi khoan được tháo ra, và những ống dẫn được lắp vào. Cứ như vậy, những mũi khoan nhỏ hơn, khoan được sâu hơn sẽ tiếp tục thay thế và khoan sâu xuống, những đường ống bảo vệ liên tục được lắp ráp vào và cứ thế cho đến khi những mũi khoan chạm xuống đến mỏ dầu. Cho đến thời điểm hiện tại, con người vẫn tiến hành khoan theo phương pháp

nêu trên. Nói một cách, cho đến nay, kỹ thuật khoan và các dịch vụ hỗ trợ cho công tác khoan vẫn chưa có những sản phẩm dịch vụ thay thế khác.

Tuy khoan dầu là một dịch vụ phức tạp, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ cao và vốn đầu tư lớn và chịu nhiều rủi ro, nhưng dầu và khí là nguồn năng lượng chính trong đời sống của con người trong khi việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác còn quá thấp nên con người vẫn phải tiếp tục khoan để tìm kiếm những mỏ dầu khí mới để phục vụ cho đời sống và sản xuất của họ. Như vậy, đối với dịch vụ khoan, Vietsovpetro không phải chịu áp lực nào từ sản phẩm dịch vụ thay thế. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Vietsovpetro cũng có được lợi thế này.

2.3.2.4. Áp lực từ phía khách hàng

Do hạn chế về số lượng của khách hàng có nhu cầu đối với hình thức dịch vụ này cũng như do giá trị của các hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan thường là rất lớn nên khách hàng sẽ có những lợi thế nhất định trong quá trình đàm phán, thương thảo các điều kiện cụ thể trong hợp đồng. Mặc dù các công ty có nhu cầu sử dụng dịch vụ này rất khó có thể liên kết lại tạo thành một lực lượng mạnh để gây ra những áp lực cho những người đi làm dịch vụ khoan, tuy nhiên, họ vẫn có thể đặt Vietsovpetro vào thế bất lợi trong những trường hợp nhất định làm giảm hiệu quả và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là khi họ nhận thấy rằng Vietsovpetro là một nhà cung cấp dịch vụ còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong một thị trường có tính cạnh tranh cao này.

2.3.2.5. Áp lực của người cung ứng

Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp muốn đứng vững, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận thì phải đảm bảo đáp ứng về nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và các dịch vụ đầu vào phục vụ quá trình sản xuất đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, kịp thời về thời gian. Muốn vậy doanh nghiệp phải có nguồn đầu vào ổn định, hợp lý từ các nhà cung ứng.

Để không bị rơi vào tình trạng bất hợp lý, lúc thì dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng, tồn kho, lúc thì thiếu nguồn hàng, nguồn vốn khan hiếm, doanh nghiệp phải nghiên cứu phân tích quá trình quản trị mua hàng và dự trữ sao cho hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Vì chủng loại thiết bị trong công tác khoan rất đa dạng và phức tạp cũng như số lượng và giá trị mua sắm mỗi năm để đáp ứng cho việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ nên Vietsovpetro có những lợi thế nhất định trong việc mua sắm nhờ tạo được áp lực của người mua đối với những nhà cung cấp. Tuy vậy, cũng có không ít những khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Vietsovpetro đối với việc đầu tư mới một số thiết bị đặc biệt. Những loại phụ tùng và thiết bị thông dụng thuộc về điện, cơ khí, tự động hóa có thể mua được từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nên Vietsovpetro không bị rơi vào thế khó khăn và bị động trong vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo thiết bị trong tình trạng tốt, sẵn sàng phục vụ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh. Đôi khi, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp còn tạo ra cơ hội tốt để Vietsovpetro mua được hàng hóa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và thời gian sử dụng. Song đối với những loại thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật khoan mà chỉ có một số ít nhà sản xuất và cung cấp thì Vietsovpetro thường bất lợi trong việc đầu tư mới để nâng cao chất lượng hệ thống thiết bị và công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình hoặc phải mua với giá cao hoặc không mua được vì chính những nhà sản xuất là đối thủ cạnh tranh trong thị trường cung cấp dịch vụ. Vì muốn độc quyền về công nghệ và thiết bị để chiếm ưu thế cạnh tranh tuyệt đối nên các nhà sản xuất này không bán những sản phẩm có tính ưu việt của mình. Ví dụ như, trong công nghệ khoan xiên, Vietsovpetro đang sử dụng loại thiết bị có hệ thống đo trong khi khoan là MWD (Measurement While Drilling). Loại thiết bị này đã cũ và có năng suất không cao dẫn đến giá thành cao và lợi thế cạnh tranh thấp. Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh sử dụng thiết bị có hệ thống xoay định hướng trong khi khoan RSS (Rotary Steerable System) với độ chính xác và công suất cao. Vietsovpetro không thể trang bị được thiết bị RSS này vì chỉ có

Schumbereger và Baker Hughes sản xuất được loại thiết bị và đây cũng chính là 2 đối thủ cạnh tranh của Vietsovpetro và các nhà sản xuất này không bán sản phẩm của họ trên thị trường.

Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài của Vietsovpetro trên đây, có thể nói rằng mặc dù môi trường bên ngoài của Vietsovpetro bao gồm cả những yếu tố có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhưng những cơ hội tốt, tiềm năng để đầu tư và thu lợi nhuận vẫn đang hấp dẫn các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 73)