Nhận các cơ hội và nguy cơ

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 77)

2.3.3.1. Cơ hội

1) Nhu cầu dịch vụ khoan và thăm dò cho ngành dầu khí ngày càng tăng.

Tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam còn tương đối nhiều. Đây là cơ hội để ngành dầu khí Việt nam đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác. Trong những năm gần đây, việc thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực châu Á như India, Myanmar, Indonesia… phát triển nhanh và các công ty điều hành chung (JOC) của Petrovietnam cũng nhanh chóng mở rộng việc thăm dò và khai thác trong lãnh thổ Việt nam. Petrovietnam cũng đã đẩy mạnh việc đầu tư trong lĩnh vực hoạt động dầu khí ở nước ngoài. Tất cả những điều này đã làm cho nhu cầu giàn khoan và các dịch vụ phụ trợ tăng lên rõ rệt. Từ đó, Vietsovpetro có thêm những cơ hội tốt để cung cấp dịch vụ khoan của mình cho các JOC, Petrovietnam và các công ty bên ngoài.

2) Kỹ thuật và công nghệ cho dịch vụ khoan dầu khí ngày càng tiên tiến.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã kéo theo kỹ thuật và công nghệ cho dịch vụ khoan dầu khí càng phát triển. Với đường lối hội nhập kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước sẽ cho phép Vietsovpetro được tiếp cận, sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo cơ hội để phát triển.

3) Có sự hỗ trợ đầu tư của Petrovietnam và phía Liên bang Nga.Với vai trò

đầu tư, hỗ trợ của Petrovietnam nói riêng và Nhà nước nói chung cũng như của Gazprom (công ty đại diện cho phía Nga) để phát triển. Petrovietnam đã chú trọng và tối đa sử dụng nguồn lực và khả năng trong ngành cùng với việc đưa ra những chính sách ưu tiên sử dụng nguồn lực và khả năng nội bộ ngành. Đây là một trong những cơ hội tốt để Vietsovpetro cung cấp dịch vụ cho các công ty trực thuộc Petrovietnam.

4) Có nhiều cơ sở đào tạo chuyên môn cho ngành khoan dầu khí. Hiện nay

nhiều trung tâm đào tạo chuyên môn quốc tế và trong nước đã được phép hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và cấp các chứng chỉ hành nghề quốc tế. Điều này đã tạo cơ hội cho Vietsovpetro nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình để đảm bảo điều kiện và đáp ứng yêu cầu của các đối tác trong khi làm dịch vụ ngoài.

5) Môi trường kinh tế và chính trị pháp luật tương đối ổn định. Hệ thống

chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các cải cách kinh tế của Nhà nước sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Vietsovpetro. Chính phủ có nhiều hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dầu khí và đưa ra những chính sách ưu tiên về thuế nhập khẩu hàng hóa, thiết bị đối với Vietsovpetro. Yếu tố này được xem như là một cơ hội lớn và quan trọng để Vietsovpetro nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và làm mạnh hơn khả năng cạnh tranh của mình.

2.3.3.2. Nguy cơ

1) Cạnh tranh trong lĩnh vực khoan dầu khí ở Việt nam ngày càng gay gắt.

Hiện tại, PV Drilling có 03 giàn khoan mới và đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, PV Drilling được xem là một trong những công ty cạnh tranh lớn và trực tiếp của Vietsovpetro trong nội bộ Petrovietnam. Ngoài ra, còn có 2 nhà thầu khoan lớn khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khoan này là SeaDrill và Transocean. Đây là 2 đối thủ cạnh tranh lớn, là rào cản cao và khó khăn cho Vietsovpetro thâm nhập vào thị trường dịch vụ khoan trong nước và trong khu vực. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh trong lĩnh vực khoan dầu khí thuộc khu vực châu Á, nhiều nhà thầu khoan cung cấp dịch vụ khoan và các dịch vụ phụ trợ

khác đã mở rộng hoạt động kinh doanh của họ đến thị trường Việt nam và khu vực Đông Nam Á như là: Schlumberger, Haliburton, Baker Hughes, … Đây là mối nguy đối với Vietsovpetro khi thực hiện cung cấp các dịch vụ phụ trợ trong lĩnh vực khoan dầu khí.

2) Chảy máu chất xám đối với lao động có tay nghề cao. Với mức chi phí

nhân công ở Việt nam thấp so với một số nước trong khu vực và thế giới nên các công ty quốc tế khi đến Việt nam cung cấp dịch vụ họ sẽ đề xuất mức lương cao hơn mức lương đang áp dụng tại Vietsovpetro để thu hút những người có kinh nghiệm và tay nghề cao. Các công ty nước ngoài khi áp dụng chính sách này sẽ có lợi hơn so với phương án điều động nguồn nhân lực của họ từ nước ngoài đến Việt nam để thực hiện dịch vụ. Đây là một mối nguy cho Vietsovpetro trong việc giữ và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt.

3) Môi trường kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn những rủi ro, bất thường. Hiện nay

lãi suất ngân hàng, lạm phát, tỷ giá hối đoái đồng đô la Mỹ trên thị trường còn nhiều biến động và diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm dầu khí nói chung và dịch vụ khoan cho ngành dầu khí nói riêng.

4) Chi phí đầu tư trang thiết bị cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn. Nhìn chung chi

phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cho ngành dầu khí nói chung và đầu tư trang bị cho dịch vụ khoan dầu khí nói riêng đòi hỏi vốn lớn. Đây là một thách thức đối với Vietsovpetro để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

5) Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, luật lệ trong kinh doanh toàn cầu.

Đây cũng là những mối nguy cản trở sự thành công của Vietsovpetro trong quá trình thực hiện dịch vụ khoan và các dịch vụ phụ trợ khác khi làm dịch vụ ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)