Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 42)

Ma trận điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược. Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ có một số chiến lược được lựa chọn.

Để xây dựng ma trận SWOT trước tiên ta cần phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và các nguy cơ trên các ô tương ứng. Sau đó phối hợp các yếu tố trên để tạo chiến lược và tiến hành so sánh mô tả một cách có hệ thống từng cặp tương ứng của các yếu tố.

- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Các chiến lược này sử dụng điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội từ môi trường bên ngoài.

- Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): Các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): Là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Cuối cùng các chiến lược được hình thành từ việc kết hợp SO, ST, WO, WT, đưa ra chiến lược tổng quát theo nguyên tắc chung là khai thác điểm mạnh, cải thiện điểm yếu để tận dụng các cơ hội và né tránh các mối đe dọa (xem Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Mô hình Ma trận SWOT

Ma Trận SWOT O: Lichủ yếu ệt kê những cơ hội T: Lichủ yếu ệt kê những đe dọa S: Liệt kê những

điểm mạnh chủ yếu S-O: Các chihợp điểm mạnh để tận ến lược kết dụng cơ hội: 1. 2. 3. S-T: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế và né tránh đe dọa: 1. 2. 3. W: liệt kê những

điểm yếu chủ yếu W-O: Các chihợp để khắc phục điểm yếu ến lược kết để tận dụng cơ hội: 1. 2. 3. W-T: các chiến lược kết hợp khắc phục điểm yếu để giảm bớt đe dọa: 1.

2. 3.

Ưu điểm của mô hình SWOT là giúp cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin cần thiết cho việc hoạch định chiến lược của mình khi có các thông tin về những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tác động đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những chiến lược đúng đắn cho công ty. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.

Mô hình này cũng có nhược điểm là: Việc nghiên cứu những ưu nhược điểm của bản thân doanh nghiệp và môi trường bên ngoài hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí, công sức và một phương pháp thu thập và xử lí thông tin thật hiệu quả để không bị sa vào ý kiến chủ quan hay gượng ép.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 42)