2.2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Vietsovpetro tổ chức theo mô hình công ty liên doanh. Đứng đầu là Hội đồng Vietsovpetro, với cơ cấu tổ chức gồm 1 Bộ máy Điều hành và 12 đơn vị trực thuộc (xem Hình 2.1). Cơ quan quản lý cao nhất là Hội đồng Vietsovpetro bao gồm 5 thành viên đại diện cho phía Việt Nam (một số bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam) và 5 thành viên đại diện cho phía Liên bang Nga (một số bộ, ngành của Chính phủ Liên bang Nga) tham gia, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các thành viên Hội đồng Vietsovpetro không phải là thành viên thường trực mà là kiêm nhiệm. Hội đồng Vietsovpetro quyết định chương trình hoạt động của Vietsovpetro trong khuôn khổ Hiệp định Liên Chính phủ, bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Hoạt động thường kỳ của Vietsovpetro do Ban Tổng giám đốc điều hành.
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Hình 2.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro
Trải qua hơn 30 năm kể từ ngày thành lập, Vietsovpetro đã xây dựng được
.
Tuy vậy, Vietsovpetro lại có cơ cấu tổ chức cồng kềnh và chưa thật sự phù hợp với môi trường cung cấp dịch vụ. Chức năng của một số bộ phận bị chồng chéo. Nhiều qui định và qui trình chưa hợp lý nên dẫn đến tốn nhiều thời gian và giảm hiệu quả trong quá trình xử lý công việc. Xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định là một yêu cầu quan trọng và cần thiết nhưng ở Vietsovpetro đa số các vấn đề đều phải được nhiều người, nhiều bộ phận tham gia xem xét trước khi lãnh đạo đưa ra một quyết định cuối cùng. Điều này làm mất nhiều thời gian và không cần thiết đôi khi bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh. Ví dụ, tại Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng có
Phía Nga Phía Việt Nam
Hội đồng Vietsovpetro
Ban Tổng giám đốc
Bộ máy Điều hành
XN Khai thác XN Khoan & Sửa
giếng XN Xây lắp & SC CCTKT dầu khí Viện NCKH và thiết kế XN Vận tải biển và
công tác lặn XN Cơ điện XN DV Cảng và cung ứng VTTB XN Khai thác các công trình khí
XN Địa vật lý XN Vận tải ô tô Trung tâm
CNTT&LL Trung tâm y tế
phòng Kỹ thuật sản xuất d9eer giải quyết các vấn kỹ thuật phát sinh trong quá trình khoan, trong khi đó, tại Bộ máy Điều hành của Vietsovpetro lại có phòng Khoan và tại Viện nghiên cứu Khoa học và Thiết kế lại cũng có phòng Khoan. Do đó, có nhiều vấn đề phải có ý kiến của 2 hoặc cả 3 bộ phận này trước khi trình Lãnh đạo Vietsovpetro quyết định (xem Hình 2.6). Thực tế thì có những vấn đề chỉ cần XN Khoan và Sửa giếng có thể tự đề xuất ý kiến cho Lãnh đạo Vietsovpetro để quyết định và phê duyệt.
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức hiện tại trong công tác dịch vụ ngoài của Vietsovpetro
Với mô hình cấu trúc như trên, Vietsovpetro phải mất nhiều thời gian để giải quyết một vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ bởi vì có nhiều người thuộc các bộ phận chức năng khác nhau, nhiều lãnh đạo thuộc các cấp khác nhau tham gia xem xét, giải quyết công việc phát sinh hoặc các yêu cầu của khách hàng. Thậm chí một vấn đề nhỏ cũng cần phải được nhiều bộ phận xem xét, cho ý kiến và ký xác nhận trước khi trình lãnh đạo quyết định. Cụ thể là: khi có công việc phát sinh về kỹ thuật, đơn vị thực hiện dịch vụ phải chuyển vấn đề này đến phòng Tiếp thị và Dịch vụ là đầu mối. Tiếp theo, phòng Tiếp thị và Dịch vụ trình lên Ban lãnh đạo để chỉ đạo cho các bộ phận chức năng liên quan xem xét và đề xuất phương án giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, các bộ phận chức năng phải phối hợp với
Ban lãnh đạo Các đơn vị chức năng và hỗ trợ công tác dịch vụ khoan Phòng Tiếp thị và Dịch vụ Đơn vị thực hiện dịch vụ Khách hàng
đơn vị thực hiện giải quyết và trình phương án cho lãnh đạo xem xét và phê duyệt. Sau khi có quyết định cuối cùng, phòng Tiếp thị và Dịch vụ mới thông báo cho khách hàng biết.
2.2.1.2. Nguồn nhân lực
Hiện nay Vietsovpetro có gần 8000 cán bộ công nhân viên (CBCNV).
nghiệm trong thực t
các .
, việc tuyển dụng người lao động, bố trí sắp xếp cán bộ quản lý nhiều khi còn mang yếu tố quan hệ cá nhân. Do đó, nguồn nhân lực của Vietsovpetro ở một số lĩnh vực trong tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa. Vietsovpetro chưa xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá năng lực và mức độ hoàn thành công việc của người lao động hoặc việc đánh giá được thực hiện ở một số bộ phận nhưng chỉ mang yếu tố hình thức. Chiến lược hoạt động và phát triển của Vietsovpetro chưa rõ ràng cũng đã gây khó khăn cho việc hình thành và thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực của Vietsovpetro. Trong suốt thời gian
từ 2005-2010 Vietsovpetro không tuyển dụng người lao động mới trong lĩnh vực khoan. Điều này dẫn đến chênh lệch tuổi của người lao động là khá lớn. Mặc dù, độ tuổi trung bình của người lao động thuộc Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng (là đơn vị chính trong việc cung cấp dịch vụ khoan) là 41 nhưng lực lượng lao động ở đây hoặc quá trẻ (chưa có kinh nghiệm) hoặc quá già (sắp về hưu). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan hiện nay. Tóm lại, về vấn đề tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực của Vietsovpetro vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Từ kết quả khảo sát thực tế (xem phụ lục), có thể nhận thấy các yếu điểm của Vietsovpetro sau đây: Thứ nhất, sự thỏa mãn của người lao động trong việc thăng tiến và bố trí sắp xếp công việc không cao. Mặc dù 82,76% người lao động hài lòng với mức lương của họ nhưng có đến hơn 25% người lao động không hài lòng với mức độ thăng tiến và sự hợp lý trong việc bố trí sắp xếp công việc và có hơn 8% người lao động có thể sẽ rời bỏ Vietsovpetro để chuyển đến làm việc ở các công ty khác. Thứ hai, với 15,52% số người được khảo sát không đồng ý với việc chuyển sang làm việc ở nước ngoài cho thấy mức độ cống hiến cho công việc của người lao động rất thấp. Điều này cho thấy Vietsovpetro sẽ gặp khó khăn trong trường hợp cung cấp dịch vụ khoan bên ngoài lãnh thổ Việt nam. Hơn thế nữa, niềm tin vào công việc cũng là một rào cản cao gây bất lợi cho Vietsovpetro để đạt được kết quả tốt trong kinh doanh bởi vì có đến 29,31% số người được hỏi đã trả lời không tin vào sự thành công của Vietsovpetro trong việc cung cấp dịch vụ khoan ra bên ngoài. Thứ ba, người ta vẫn thường nói rằng: hiểu mình, biết khả năng của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng là điều kiện quan trọng và cần thiết để chiến thắng trong cuộc đua giành khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Vietsovpetro có thể đã hiểu được mình nhưng theo kết quả khảo sát thì Vietsovpetro chưa hiểu nhiều về đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Khoảng 83% số người được hỏi đã trả lời sự hiểu biết thị trường và các yếu tố liên quan là điểm yếu của Vietsovpetro khi đi làm dịch vụ khoan bên ngoài.
2.2.1.3. Thiết bị và công nghệ
. Công nghệ mà Vietsovpetro áp dụng trong công việc khoan như hệ dung dịch khoan, công nghệ khoan xiên định hướng vẫn chưa được thay đổi do đó tốc độ khoan thấp, thời gian khoan và chi phí khoan giếng tăng. Điều này đồng nghĩa với Vietsovpetro không thu hút được sự quan tâm của các chủ mỏ dầu. Ngoài ra, mặc dù Vietsovpetro đã có thể thực hiện các dịch vụ nội bộ phục vụ cho tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, nhưng thật sự chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển ra vùng nước sâu, xa bờ.
Theo thống kê từ các công ty, Vietsovpetro đang sở hữu 4 giàn khoan. Ba trong số đó chỉ khoan được ở vùng biển có độ sâu của nước là nhỏ hơn 90m nhưng mức độ cạnh tranh trong dịch vụ khoan thuộc vùng này rất cao. Trong khi đó, vùng có mức độ cạnh tranh thấp hơn là khoan ở độ sâu của nước lớn hơn 90m thì Vietsovpetro chỉ có 1 giàn khoan. Đây là một điểm yếu của Vietsovpetro vì nhu cầu khoan ở vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 90m ngày càng ít nhưng Vietsovpetro lại không có nhiều khả năng để cung cấp dịch vụ khoan ở vùng biển sâu lớn hơn 90m (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.2: Số lượng giàn khoan của một số công ty cung cấp dịch vụ khoan đang hoạt động tại khu vực đông nam Á
Công ty khoan Số lượng giàn khoan Độ sâu (D) D < 90m 90m < D < 120m D > 120m Vietsovpetro 4 3 1 0 PV Drilling 4 3 1 Sea Drill 9 9 Transocean 8 8 Nguồn: Tổng hợp từ các công ty 2.2.1.4. Tình hình tài chính Với v điều lệ ,
, Viets .
.
2.2.1.5. Hoạt động marketing
Marketing là yếu tố quan trọng trong việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, của khách hàng cũng như các điểm mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh. Những thông tin này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Vietsovpetro và tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây là lĩnh vực mà Vietsovpetro còn có nhiều yếu kém và hoạt động chưa hiệu quả. Vietsovpetro cần phải chú trọng nhiều hơn đến lĩnh vực này.
Hiện tại, Vietsovpetro có phòng Tiếp thị và Dịch vụ nhưng vấn đề tiếp thị vẫn còn kém hiệu quả, chưa có những bước đột phá và sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh của Vietsovpetro trong tình hình mới phù hợp với việc cung cấp dịch vụ. Với chức năng tiếp thị và dịch vụ nhưng phòng Dịch vụ và Tiếp thị lại trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu cung cấp dịch vụ và mua sắm vật tư thiết bị cho những gói thầu cung cấp dịch vụ ngoài. Trong khi biên chế của phòng này không đủ để thực hiện các công việc mà phải phụ thuộc vào sự phối hợp và hỗ trợ từ phía các đơn vị trực thuộc của Vietsovpetro. Nếu phòng Tiếp thị và Dịch vụ chỉ thực hiện chức năng quản lý, giám sát và phòng Thương mại của Vietsovpetro hoặc phòng Thương mại và Dịch vụ của các đơn vị trực thuộc là đơn vị chính thực hiện các gói thầu cung cấp dịch vụ thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và phòng Tiếp thị Dịch vụ cũng sẽ thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ chính của mình là nghiên cứu thị trường tạo điều kiện thuận lợi để Vietsovpetro thành công trong chiến lược cung cấp dịch vụ ngoài.
2.2.1.6. Hoạt động nghiên cứu – phát triển
Vietsovpetro luôn chú trọng đến việc khuyến khích tính sáng tạo, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học và sản xuất. Vietsovpetro có Hội đồng khoa học kỹ thuật và Hội đồng sáng kiến sáng chế hợp lý hóa sản xuất. Mỗi năm có hàng chục đề tài khoa học và hàng trăm sáng kiến sáng chế của người lao động. Có những đề tài khoa học và sáng kiến được xác nhận cấp quốc gia và đạt giải cấp quốc tế trong khu vực. Các hoạt động này đã mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cao, tiết kiệm được nhân lực và vật lực trong sản xuất, tăng tốc độ khoan, tăng khả năng thu hồi dầu. Những sáng kiến sau khi áp dụng vào thực tiễn được Hội đồng khoa học và Hội đồng sáng kiến, sáng chế hợp lý hóa sản xuất tính toán, xác định hiệu quả kinh tế để khuyến khích vật chất cho các tác giả.
2.2.1.7. Hoạt động thông tin
Vietsovpetro đã ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý vật tư, tài chính nhằm nâng cao hiệu quả trong vấn đề quản lý hàng tồn kho và sử dụng tài chính. Tuy nhiên, do sự đa dạng và phức tạp của các loại vật tư cũng như có nhiều loại vật tư được mua và sử dụng ở nhiều đơn vị thành viên của Vietsovpetro nhưng lại chưa thống nhất về mã vật tư nên đôi khi các thông tin vẫn chưa được chính xác và đầy đủ để làm cơ sở cho các quyết định.
Đến thời điểm hiện tại, Vietsovpetro vẫn chưa có cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình trong một số lĩnh vực dịch vụ bao gồm dịch vụ khoan. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho Vietsovpetro khi tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ ngoài.