Ngoài những giải pháp chính để thực hiện chiến lược cạnh tranh nêu trên, còn một số vấn đề khác sau đây cũng cần được quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt kết quả trong quá trình thực hiện chiến lược:
Thứ nhất, nâng cao năng lực và công tác quản trị tài chính nhằm nâng cao
đảm bảo nguồn lực cho các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chính tập trung vào những vấn đề cơ bản như sau:
Một là, nâng cao chất lượng công tác hoạch định tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu chiến lược, mô hình quản lý, điều kiện hiện tại và các yếu tố dự đoán trong tương lai, Vietsovpetro cần xây dựng kế hoạch tài chính theo hướng linh hoạt hơn, có tính đến các yếu tố quản trị rủi ro cả trong ngắn hạn và dài hạn. Về kế hoạch tài chính dài hạn cần phải kết nối, phản ánh được toàn bộ mọi hoạt động của Vietsovpetro, bao gồm hoạt động tại Lô 09-1, hoạt động cung cấp dịch vụ cho bên ngoài và các hoạt động dầu khí tại các lô khác. Trong đó, điều quan trọng là phải tiên liệu được một cách khoa học, chính xác các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí dự kiến ở mỗi một lĩnh vực hoạt động, để từ đó xác định được mô hình phát triển phù hợp trong tương lai, giúp quản trị tài chính xây dựng tối ưu kế hoạch dòng tiền tổng thể, nhu cầu vốn hoạt động và khả năng tìm kiếm nguồn vốn tài trợ.
Hai là, cải tiến các quy trình thực hiện quyết định tài chính phù hợp với kế hoạch ngắn và dài hạn đã hoạch định. Trong đó cần chú ý đến việc phân tích các yếu tố tác động lên quy trình thực hiện quyết định cả bên trong và bên ngoài Vietsovpetro nhằm đầu tư hiệu quả hơn. Đặc biệt, Vietsovpetro cần chủ động tiếp cận với thị trường vốn và các định chế tài chính, xây dựng các phương án huy động vốn linh hoạt phục vụ cho nhu cầu hoạt động và đầu tư trên cơ sở phát huy tối đa năng lực tài chính nội tại để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
Ba là, tăng cường công tác giám sát tài chính cả về mặt cơ chế giám sát và tiêu chí giám sát. Cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra nội bộ, đưa hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính vào công tác thanh tra, xây dựng quy trình thanh tra và cơ chế phản hồi nhanh chóng để kịp thời khắc phục những hạn chế, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.
Thứ hai, nhiều công ty quốc tế đến Việt nam để cung cấp dịch vụ trong lĩnh
rất cao và lợi nhuận của họ cũng bị giảm đáng kể. Việc sử dụng nguồn nhân lực của nước sở tại đang là vấn đề được các công ty này quan tâm. Vietsovpetro cần tận dụng triệt để cơ hội này để phát triển dịch vụ cho thuê nhân lực hoặc một số thiết bị phụ trợ khác cần thiết cho việc thực hiện dịch vụ của các công ty nước ngoài tại Việt nam. Thực hiện chiến lược này không chỉ có thể mang lại cho Vietsovpetro nguồn doanh thu lớn mà còn tạo cơ hội cho Vietsovpetro tiếp cận với thiết bị và công nghệ mới cũng như học tập được phong cách, văn hóa làm việc của các công ty quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc kinh nghiệm làm việc của người lao động sẽ được nâng cao, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn, giá thành sản phẩm dịch vụ được hạ xuống và kết quả cuối cùng là chiến lược cạnh tranh dẫn đạo chi phí thấp có thể thành công.
Thứ ba, chiến lược liên minh, liên kết cũng là một giải pháp tốt để Vietsovpetro chọn lựa bởi vì ngày càng nhiều các dự án lớn được giao cho các công ty quốc tế và Vietsovpetro có thể làm nhà thầu phụ của các các công ty này để thực hiện một phần công việc của dự án phù hợp với khả năng của mình và đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của công việc. Đây là chiến lược mà Vietsovpetro có thể thực hiện hiệu quả nên cần phải quan tâm thực hiện và phát triển càng sớm càng tốt. Giải pháp này làm giảm bớt số lượng đối thủ cạnh tranh và áp lực cạnh tranh để Vietsovpetro thực hiện tốt chiến lược cạnh tranh của mình.
Thứ tư, giảm thiểu chi phí và nâng cao tính cạnh tranh với sản xuất tinh gọn là một nhóm phương pháp, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn là giải pháp quan trọng và thiết yếu cho việc áp dụng chiến lược cạnh tranh dẫn đạo chi phí thấp. Vietsovpetro cần phải cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc thông qua việc bố trí sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của mỗi người, số lượng nhân công không dư thừa so với nhu cầu của công việc. Ngoài ra, việc thiết lập hệ thống nhà cung cấp đáng tin cậy bằng việc ký các hợp đồng nguyên tắc dài hạn với các nhà sản xuất để đảm bảo nguồn vật tư, phụ
tùng cho bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và giảm chi phí lưu kho và giá trị hàng tồn kho cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng cạnh tranh của Vietsovpetro.
Tóm lại, Vietsovpetro cần tăng cường kết hợp với các nhà thầu nước ngoài
để trở thành nhà thầu phụ hoặc liên kết để cùng thực hiện các dự án dịch vụ nhằm nâng cao kinh nghiệm, giảm đối thủ cạnh tranh, áp lực cạnh tranh và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, Vietsovpetro cũng cần quan tâm đến việc giảm chi phí sản xuất thông qua việc bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực và trình độ mỗi người cũng như số lượng nhân công không dư thừa so với nhu cầu của công việc. Một vấn đề khác cũng có thể mang lại sức mạnh cạnh tranh cho Vietsovpetro và khả năng thành công trong vấn đề cung cấp dịch vụ khoan là xây dựng một hệ thống các nhà cung cấp giúp Vietsovpetro luôn trong tình trạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm được chi phí lưu kho và giá trị hàng tồn kho.