Phân tích SWOT để hình thành chiến lược

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 82)

Sau khi phân tích và đánh giá môi trường hoạt động của Vietsovpetro, luận văn đã xác định được những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu. Để kiểm định những yếu tố này trước khi phân tích SWOT của Vietsovpetro, tác giả đã gửi 100 phiếu khảo sát cho CBCNV của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng với 14 câu hỏi liên quan đến đề tài đang nghiên cứu và đã nhận được trả lời của 58 người được khảo sát bao gồm 25 kỹ sư chiếm 43,10%, 21 chuyên gia chiếm 36,20% và 12 cán bộ quản lý chiếm 20,70%. Độ tuổi của những người được phỏng vấn từ 30 đến 56. Họ tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: kỹ thuật, kinh tế, tài chính. Trong số 58 người được khảo sát có 03 là phụ nữ chiếm 5,17%. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phỏng vấn trực tiếp Giám đốc và Trưởng phòng Thương mại và Dịch vụ của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng là đơn vị sẽ trực tiếp thực hiện dịch vụ khoan, Trưởng phòng cán bộ của Vietsovpetro là người liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực của Vietsovpetro và phỏng vấn một nhóm gồm 3 người là các kỹ sư và chuyên viên của phòng Tiếp thị và Dịch vụ của

Vietsovpetro đã từng tham gia và thực hiện các dự án cung cấp dịch vụ ngoài của Vietsovpetro. Trên cơ sở kết hợp các kết quả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp cùng với những thông tin và số liệu thu thập được thông qua quan sát và nghiên cứu các tài liệu nội bộ của Vietsovpetro và các tài liệu liên quan khác, tác giả đã xác định được những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Vietsovpetro (xem Phục 1 và 2).

Kết hợp những điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và nguy cơ, luận văn hình thành các chiến lược cạnh tranh cho Vietsovpetro thông qua phân tích ma trận SWOT (xem Bảng 3.1). Theo đó:

- Kết hợp các điểm mạnh với các cơ hội (SO) theo nguyên tắc phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội hình thành “chiến lược khác biệt hóa dịch vụ khoan dầu khí” và “chiến lược phí thấp trong ngành khoan dầu khí.

- Kết hợp các điểm mạnh với các thách thức (ST) theo nguyên tắc sử dụng các điểm mạnh để né tránh các nguy cơ, thác thức hình thành “chiến lược phí thấp

trong ngành khoan dầu khí” và “giải pháp phát triển nguồn nhân lực”.

- Kết hợp các điểm yếu với các cơ hội (WO) theo nguyên tắc khắc phục điểm yếu để tận dụng các cơ hội hình thành “giải pháp phát triển công nghệ và đầu

tư thiết bị; “giải pháp phát triển nguồn nhân lực” “giải pháp nâng cao hệ

thống điều hành và quản lý”.

- Kết hợp các điểm yếu với các thách thức (WT) theo nguyên tắc biết điểm yếu để né tránh các nguy cơ, thách thức hình thành “giải pháp phát triển công nghệ và đầu tư thiết bị; “giải pháp phát triển nguồn nhân lực” “giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống điều hành và quản lý”.

Bảng 3.1: Ma trận SWOT cho Vietsovpetro

PHÂN TÍCH SWOT

CƠ HỘI (O) NGUY CƠ (T)

1) Nhu cầu dịch vụ khoan và thăm dò cho ngành dầu khí ngày càng tăng.

2) Kỹ thuật và công nghệ cho dịch vụ dịch vụ khoan dầu khí ngày càng tiên tiến 3) Có sự hỗ trợ đầu tư của PVN

và phía liên bang Nga

4) Có nhiều cơ sở đào tạo chuyên môn cho ngành khoan dầu khí.

5) Môi trường kinh tế và chính trị pháp luật tương đối ổn định

1) Cạnh tranh trong lĩnh vực khoan dầu khí ở Việt nam ngày càng gay gắt.

2) Chảy máu chất xám đối với lao động có tay nghề cao.

3) Môi trường kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn những rủi ro, bất thường

4) Chi phí đầu tư trang thiết bị khoan cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn.

5) Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, luật lệ trong kinh doanh toàn cầu

ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP SO KẾT HỢP ST

1) Có uy tín được ngành lựa chọn 2) Đội ngũ người lao động có nhiều

kinh nghiệm thực tế và có khả năng làm việc sáng tạo

3) Chi phí lao động của Vietsovpetro ở mức thấp

4) Nguồn vốn lớn, tình hình tài chính lành mạnh

5) Có nhiều đơn vị thành viên hỗ trợ dịch vụ khoan dầu khí. 6) Có thương hiệu trong ngành

khoan dầu khí

S1, S2, S4, S5, S6+ O1, O2, O3, O4, O5: Chiến lược khác biệt hóa dịch vụ khoan dầu khí.

S3, S4, S6+ O1, O2, O3, O4, O5: Chiến lược phí thấp trong ngành khoan dầu khí.

S1, S3, S6 + T1, T3, T4: Chiến lược phí thấp trong ngành khoan dầu khí.

S3, S4, S6 + T2, T5: Phát triển nguồn nhân lực

ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP WO KẾT HỢP WT

1) Nhiều loại thiết bị còn lạc hậu, chưa có khả năng đáp ứng những yêu cầu đặc biệt

2) Cơ cấu tổ chức trong việc điều hành công tác dịch vụ ngoài còn chưa hợp lý.

3) Đội ngũ lao động có độ tuổi chưa phù hợp.

4) Khả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh của người lao động còn hạn chế.

5) Chính sách đãi ngộ thu hút lao động có chất lượng cao còn hạn chế

W1 + O1, O2, O3, O5: Phát triển công nghệ và đầu tư thiết bị W3, W4, W5 + O3, O4, O5: Phát triển nguồn nhân lực

W3, W4 + O1, O3, O5: Nâng cao hệ thống điều hành và quản lý

W1 + T1, T3: Phát triển công nghệ và đầu tư thiết bị

W3, W4, W5 + T1, T2, T5: Phát triển nguồn nhân lực

W2 + T1, T2, T3: Nâng cao hệ thống điều hành và quản lý

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Tổng hợp lại có 2 chiến lược là: 1) Chiến lược chi phí thấp nhất trong ngành khoan dầu khí, 2) Chiến lược khác biệt hóa dịch vụ khoan dầu khí; và 4 nhóm giải

pháp để thực hiện các chiến lược là: 1) Phát triển công nghệ và đầu tư thiết bị, 2)

Phát triển nguồn nhân lực, 3) Nâng cao hệ thống điều hành và quản lý, 4) Các giải

pháp hỗ trợ khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)