Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình định (Trang 28)

Nhân tố thuộc về KH

Yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết đinh đến hoạt động cho vay là yếu tố KH.

Đạo đức người vay, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của KH vay vốn. Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay vì rằng ngay cả khi người vay có thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậm chí đưa ra các điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ có thiện chí trả nợ. Đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm của KH trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của KH và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng.

Khả năng tài chính là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của KH. Phần lớn các món vay được quy định nguồn hoàn trả là thu nhập thường xuyên của KH trong tương lai. Khoản thu nhập này có ảnh hưởng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của KH và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay của KH, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu KH có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chi tiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thông thường hay thiết yếu…Với những người vay này, họ sẵn sàng thanh toán tiền cho ngân hàng và khoản tín dụng trở nên an toàn hơn.

Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng mức độ an toàn cho khoản tín dụng của ngân hàng. Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu KH không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và mất chi phí khác liên quan… Vì vậy, tài sản đảm bảo là

một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NHTMVăn hóa đi vay của người đi vay cũng là một yếu tố khá quan trọng. Văn hóa đó thể hiện ở năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm.

Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội

Trong môi trường kinh tế xã hội có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD. Ngân hàng phải phân tích, nắm bắt được các yếu tố này để đưa ra những định hướng phù hợp.

Sự tăng trưởng về dân số: Tăng trưởng dân số là làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó nhu cầu về nhà ở tăng lên. Lượng cầu về nhà ở là một đại lượng tỷ lệ thuận với yếu tố dân số, đặc biệt khi dân số càng tăng cao sẽ gây ra những đột biến về cầu nhà ở của người dân. Như vậy, sự tăng trưởng dân số là yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà của NHTM.

Dự kiến quy hoạch: Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp và tăng mức độ thu hút đầu tư bên ngoài vào các đô thị sẽ làm tăng mức cầu về mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở. Việc thực hiện các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng tại các đô thị hiện hữu hoặc tại các khu đô thị mới có thể tác động nhanh chóng làm tăng mức cầu về mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của người dân.

Ngoài ra, việc tăng nhanh tốc độ đô thị hoá là một yếu tố vừa tác động đến cả yếu tố cung cũng như cầu về mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM.

Thị trường: Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng hóa, trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho ngươi sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng vì người sản xuất vay vốn của Ngân hàng.

Thiên tai: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn của Ngân hàng gặp phải những rủi ro như: nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh…, không được thu hoạch nên không có vốn trả nợ vốn vay gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô và tính chất của cầu về nhà ở đó là trình độ phát triển sản xuất, sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tác động của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế v.v..

Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý

Mọi thành phần tồn tại trong nền kinh tế thị trường đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. hoạt động cho vay mua nhà cũng tuân theo quy định của nhà nước và luật của các tổ chức tín dụng, luật dân sự và những quy định khác. Nếu những văn bản pháp luật quy định không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích tham gia quan hệ tín dụng.

Ngược lại sực chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả.

Nhân tố các chính sách của Chính phủ

Các chủ trương và chính của Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay mua nhà. Các chính sách mà Chính phủ đưa ra nhằm điều chỉnh thị trường trong một thời kỳ, điều chỉnh về cung cầu thị trường trong một thời kỳ, điều chỉnh về cung cầu thị trường bất động sản, các chính sách đưa ra làm giảm nhiệt hoặc hâm nóng thị trường bất động sản, như luật đất đai, thuế đất, đưa ra các chính sách về làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu đất, cấp sổ đỏ.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w