soát nội bộ Phòng
2.3.3.1 Tình hình chung cho vay mua nhà,xây nhà và sửa chữa nhà ở:
Cùng với đà tăng trưởng của thành phố trong những năm qua, với nỗ lực của nhà quản lý và cán bộ nhân viên CN thì lĩnh vực cho vay này cũng không ngừng tăng trưỏng qua các năm được thể hiện qua doanh số cho vay trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay.
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2013 Tăng trưởng
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 10/09
(%) 11/10(%) 12/11(%)1.Tổng dư nợ 1.072.365 100 1.575.633 100 2.152.378 100 2.995.101 100 2.094.753 100 46,93 36,60 39,15 1.Tổng dư nợ 1.072.365 100 1.575.633 100 2.152.378 100 2.995.101 100 2.094.753 100 46,93 36,60 39,15 Mua, xây và SCN 20.252 1,89 26.873 1,71 34.464 1,60 45.492 1,52 22.812 1,09 32,69 28,24 32 2.Nợ quá hạn 8.566 100 10.523 100 12.628 100 17.427 100 11.887 100 22,85 20 38 Mua, xây và SCN 42 0,49 51 0,48 16 0,13 22 0,13 6 0,05 21,42 -68,62 37,5 3.Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 0.80 0,67 0,59 0,58 0,56 Mua, xây và SCN 0,20 0,19 0,04 0,05 0,02 (Nguồn: Phòng tín dụng)
Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tỷ trọng cho vay mua nhà còn thấp trong tổng dư nợ bình quân của CN. Năm 2009 với mức dư nợ 20.252 triệu đồng chiếm 1.89% trong tỷ trọng cho vay, và mức tỷ trọng này có xu hướng giảm đều qua các năm, mặc dù mức dư nợ cho vay tăng đều, cụ thể năm 2010 múc dư nợ là 26.873 triệu đồng chiếm 1,71% trong tỷ trọng cho vay đến tháng 6/2013 mức dư nợ đạt 22.812 triệu đồng nhưng tỷ trọng cho vay còn 1,09%.
Tỷ trọng giảm dần qua các năm là do CN có lĩnh vực kinh doanh đa dạng và rất nhiều sản phẩm dịch vụ được cung cấp như: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay tài trợ dự án, cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cho vay du học, cho thuê tài chính, bảo lãnh khoản vay, các dịch vụ thẻ tín dụng, ….Bên cạnh đó, cũng như phân tích ở trên trong quá trình áp dụng chính sách tại CN chưa có những nỗ lực trong thu hút KH trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chủ yếu KH tìm đến là do họ là KH quen của CN hoặc thông qua sự giới thiệu của những người từng giao dịch, từ cán bộ nhân viên của chính CN; Cũng như chưa có những chính sách khuyến mãi kèm theo.
Tuy vậy, nhưng dư nợ bình quân vẫn tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 tốc độ tăng là 32.69% tương ứng với mức 6.621triệu đồng, năm 2011 tăng 28.24% tương ứng với mức 7.591 triệu đồng, đến năm 2012 tiếp tục tăng lên 32% so với năm 2011. Nguyên nhân là do:
- Đầu tiên, phải nói đến những cố gắng của CN trong việc áp dụng những thế mạnh trong chính sách cho vay như thời hạn vay tối đa là 20 năm, chấp nhận nhiều hình thức bảo đảm khác nhau,… đặc biệt là thay đổi nâng mức cho vay tối đa với TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay lên 70% so với 50% như trước đó. Tiếp theo, do trong quá trình hoạt động cùng với xu thế cạnh tranh ngày càng tăng cao CN cũng không ngừng nỗ lực gia tăng các sản phẩm phục vụ KH cá nhân như chuyển tiền kiều hối, séc du lịch, các dịch vụ thẻ tín dụng, cho vay hỗ trợ du học,.. nên lượng KH cá nhân tại CN cũng khá đông đảo và phần lớn KH này khi có nhu cầu cũng thường tìm hiểu tại CN và đặt quan hệ, đôi khi cũng có sự giới thiệu cho những người khác.
- Cùng với sự điều hành thận trọng của NHNN trong việc điều chỉnh LSCB đầu năm 2009 NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 8,5% xuống 7%/năm ổn định mức lãi suất cơ bản đến cuối năm 2009 lại tăng lên 8% và sau gần 1 năm giữ ổn định ở mức 8%/năm, năm 2010 lãi suất cơ bản VND đã được NHNN điều chỉnh tăng lên 9% khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều lúc rất khó khăn do chênh lệch đầu vào với đầu ra trong hoạt động tín dụng quá thấp, theo đó là những thay đổi pháp lý quan trọng, nhiều biến động trên thị trường, nhiều khó khăn cho Ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn cố gắng phát huy vai trò của mình, nên những khó khăn đã giảm bớt và đã vượt qua được tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Bên cạnh đó, còn do những yếu tố khách quan thuận lợi từ phía bên ngoài, nền kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định đang dần có sự tăng trưởng mạnh, mức sống của người dân được năng cao, nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tăng lên dư nợ bình quân của ngân hàng hàng cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở do áp lực về nhà ở trên địa bàn hiện đang rất lớn.
Về tỷ lệ nợ quá hạn cho vay mua nhà thì càng ngày càng giảm nhưng không hẳn là kết quả tốt mà nó còn phụ thuộc vào tình hình dự trữ vốn của Ngân hàng nữa. Trong trường hợp Ngân hàng không bị ứ động vốn và đang thiếu vốn hoạt động thì việc tăng nợ xấu là không tốt, có thể gây nguy hiểm cho Ngân hàng. Trong trường hợp vốn bị ứ động, việc tăng nợ xấu bình quân lên thì có thể thu được lời từ hoạt động cho vay, giảm được chi phí vốn cho Ngân hàng. Tuy nhiên tăng tỷ lệ nợ xấu trong mức an toàn cho phép mới giảm thiểu được rủi ro cho Ngân hàng
Tóm lại, tỷ trọng dư nợ bình quân cho vay mua nhà,xây mới và SCN ở tại CN các năm qua còn thấp so với tổng dư nợ cho vay của CN, nhưng vẫn có sự tăng trưởng cho thấy hoạt động này cũng là vấn đề được quan tâm trong giai đoạn gần đây tại CN.