soát nội bộ Phòng
2.3.3.5 Phân tích theo hình thức đảm bảo:
Cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở là hình thức cho vay với mức độ rủi ro cao nhất trong nhóm cho vay tiêu dùng, nên thông thường để hạn chế rủi ro xảy ra ngân hàng thường yêu cầu người vay phải có bảo đảm bằng TS cho món vay và chỉ cho vay bao nhiêu phần trăm trên giá trị TSBĐ mà thôi, nhưng vì mục tiêu lợi nhuận đôi khi ngân hàng cũng xem xét cho vay đối với hình thức bảo đảm không bằng tài sản nếu xét thấy trong phạm vi chấp nhận được so với mục tiêu đề ra.
Bảng 2.8: Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo.
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2013 Tăng trưởng
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 10/09
(%) 11/10(%) 12/11(%)1.DNBQ 20.252 100.00 26.873 100 34.464 100 45.492 100 22.812 100 32,69 28,24 32 1.DNBQ 20.252 100.00 26.873 100 34.464 100 45.492 100 22.812 100 32,69 28,24 32 BĐ bằng TS 18.974 93,69 25.815 96,06 33.432 97 43.681 96,02 21.899 96 36,05 29,50 30,65 BĐ không bằng TS 1.278 6,31 1.058 3,94 1.032 3 1.812 3,98 913 4 -17,21 -2,46 75,58 2.NQHBQ 42 100 51 100 16 100 22 100 6 100 21,42 -68,62 37,5 BĐ bằng TS 38 90,48 45 88,23 9 56,25 18 13,6 2 33,33 18,42 -80 100 BĐ không bằng TS 4 9,52 6 11,77 7 43,75 5 86,4 4 66,67 50 16,67 -28,57 3.TLNQHBQ(%) 0,21 0,19 0,04 0,05 0,02 BĐ bằng TS 0,20 0,17 0,03 0,04 0,009 BĐ không bằng TS 0,31 0,56 0,68 0,2 0,04 (Nguồn: Phòng tín dụng)
Hiện nay, tại CN cũng áp dụng 2 hình thức cho vay trên nhưng mức cho vay bảo đảm không bằng TS cũng chỉ giới hạn trong mức dưới 20.000 triệu đồng. Vì tính chất rủi ro khác nhau như vậy, nên ngân hàng cần phải cân nhắc tỷ lệ cho vay giữa hai hình thức sao cho đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Phân tích tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm trong thời gian vừa qua sẽ giúp nhận ra rằng tỷ lệ cho vay như vậy đã phù hợp hay chưa, nên điều chỉnh hay không và điều chỉnh theo hướng nào.
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy nghiệp vụ cho vay mua nhà của CN ngày càng gia tăng về số lượng, cũng như chất lượng :
Cho vay với hình thức BĐ bằng TS tỷ trọng cao và ngày càng tăng. Năm 2009 dư nợ bình quân đạt 18.974 triệu đồng chiếm 93.69% đến năm 2010 là 25.815 triệu đồng với tốc độ tăng 36.05% so với năm 2009, tăng đều qua các năm, đến năm 2012 tăng 30,65% tương đương tăng thêm 10.249 triệu đồng với năm 2011. Vì cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở là loại hình cho vay nhiều rủi ro nên ngân hàng rất chú trọng trong hình thức bảo đảm, chủ yếu là dưới hình thức này nhằm hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất xảy ra do người vay bị ràng buộc nên có trách nhiệm cao hơn, việc quản lý giấy tờ thế chấp bằng tài sản trực tiếp cũng có nhiều quy định pháp lý chặt chẽ hơn. Và trên thực tế tình hình cho vay của CN trong hình thức này tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm cũng không cao, và có xu hướng giảm dần, năm 2009 là 0,20%, đến tháng 6/2013 còn 0,009%. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định đánh giá TSBĐ, do thận trọng và hạn chế rủi ro nên CN thường đưa ra mức cho vay tối đa thấp hơn so với mức 70% nên nhiều trường hợp KH đến xin vay nhưng do mức cho vay thấp hơn so với quy định sau khi thẩm định lại đã phải rút hồ sơ không vay nữa vì không đủ nguồn vốn đối ứng phục vụ nhu cầu.
Cho vay theo hình thức BĐ không bằng TS tại CN trên thực tế thì chỉ cho vay tín chấp trực tiếp không cần bảo lãnh cơ quan đối với các đối tác lâu năm và có lương trả qua hệ thống của ngân hàng, còn đối với CB –CNV khác nằm trong chính sách cho vay thì CN thường yêu cầu có sự bảo lãnh của cơ quan nơi người vay công tác. Hình thức này chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần, dư nợ bình quân qua các năm đều dưới 12%. Do với mức cho vay tối đa như vậy thì chủ yếu người vay