soát nội bộ Phòng
2.3.3.4. Phân tích theo chủ thể vay:
Tham gia vay vốn tại ngân hàng có rất nhiều đối tượng trong xã hội, do lĩnh vực cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phân loại KH giúp cho ngân hàng thấy được loại hình KH nào thường có nhu cầu, quan hệ vay vốn với ngân hàng nhiều nhất, loại KH nào thường có lịch sử vay vốn tốt, … để ngân hàng có thể tìm ra hướng đi tốt trong chọn lựa loại KH xây dựng quan hệ tín dụng, xác định phương thức trả nợ, cũng như xác định loại TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Thông thường, do đặc điểm về nguồn trả nợ, phương thức trả nợ và loại hình TSBĐ mà ngân hàng chia KH thành 2 nhóm: CB- CNV, không phải CB - CNV. CB- CNV là những người làm công ăn lương trong các các cơ quan tổ chức nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp tư nhân,.. có mức lương ổn định và hưởng các chế độ như bảo hiểm xã hội, công đoàn theo quy định của nhà nước, họ vay vốn tại ngân hàng và thanh toán trên phần trăm lương hàng tháng, với những đối tượng này ngân hàng thường cho vay dưới hình thức bảo lãnh của cơ quan nơi làm vịêc hoặc cho
vay tín chấp dựa vào khả năng tài chính là tiền lương ( hay còn gọi là cho vay bảo đảm không bằng TS). Thành phần không phải CB – CNV thường là cá nhân tự mở công ty, doanh nghiệp do chính họ sở hữu hoặc tham gia góp vốn, những hộ buôn bán với quy mô nhà,….Nguồn trả nợ của họ là dựa trên doanh thu do hoạt động kinh doanh, thu nhập do các hoạt động trên mang lại, kì trả nợ có thể là theo tháng, quý,....tuỳ thuộc vào tình hình buôn bán, kỳ thu hoạch mà cán bộ ngân hàng xem xét và thoả thuận.
Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo chủ thể
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2013 Tăng trưởng
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%
) Số tiền TT(%) 10/09(%) 11/10(%) 12/11(%)1.DNBQ 20.252 100 26.873 100 34.464 100 45.492 100 22.812 100 32,69 28,24 32 1.DNBQ 20.252 100 26.873 100 34.464 100 45.492 100 22.812 100 32,69 28,24 32 CB – CNV 15.792 77,98 20.476 76,19 24.323 70,58 32.545 71,54 16.021 70,23 29,66 18,79 33,8 Không phải CB - CNV 4.460 22,02 6.397 23,81 10.141 29,42 12.947 28,46 6.791 29,77 43,43 58,52 27,67 2.NQHBQ 42 100 51 100 16 100 22 100 6 100 21,42 -68,62 37,5 CB – CNV 12 28,57 15 29,41 7 43,75 4 13,6 1 0 25 -53,33 -57,14 Không phải CB - CNV 30 71,43 36 70,59 9 56,25 18 86,4 4 9 20 -75 111,11 3 TLNQHBQ(%) 0,2 0,19 0,04 0,05 0,02 CB – CNV 0,08 0,07 0,02 0,01 0,006 Không phải CB - CNV 0,67 0,56 0,09 0,14 0,05 (Nguồn: Phòng tính dụng)
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy cho vay tại CN chiếm số lượng lớn là nhóm CB - CNV và có xu hướng tăng dần. Trong năm 2009 đạt 15,792 triệu đồng chiếm 77.98%, đến năm 2010 là 20,476 triệu đồng chiếm 76.19%, đến năm 2011 thì tỷ trọng còn 70,58% nhưng số lượng vẫn tăng tương ứng 18,79%, và tăng đều các năm sau. Đây cũng là xu hướng tất nhiên, bởi vì: họ là những người có thu nhập tương đối cao và ổn định và số lượng ngày càng đông do trên địa bàn ngày xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Cũng chính vì những lý do trên mà tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm thấp hơn so với nhóm kia, cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ của các ngân hàng nói chung trên địa bàn hướng vào nhóm đối tượng này như dịch vụ trả lương qua thẻ, cho vay qua thẻ thông qua hạn mức thấu chi,.. thì mối quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển trong thời gian gần đây, nên các dịch vụ khác của ngân hàng cũng thu hút được sự chú ý đặc biệt là hoạt động cho vay mua nhà,xây mới và SCN ở và họ mạnh dạn hơn khi tìm hiểu và đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng.
Tuy nhiên, xét về tiềm năng và so sánh với các ngân hàng khác thì hiện nay dư nợ của CN đối với nhóm KH này vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân chính là do hiện nay mặc dầu đã có những biện pháp nhằm thu hút tốt hơn nhưng trong chính sách cho vay bảo đảm không bằng TS thì còn thể hiện một số hạn chế như mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng, quá thấp so với nhu cầu và giới hạn đối tượng vay chỉ đối với CB –CNV làm trong các công ty có vốn góp nhà nước. Vì vậy, do những thuận lợi mà nhóm KH này mang lại CN cũng cần có sự thay đổi trong chính sách nhằm mở rộng doanh số hơn nữa.
Đối với nhóm KH không phải là CB – CNV: Do số lượng phòng giao dịch của CN rất nhiều và nằm rải rác trên khắp địa bàn, cùng vơí sự vững mạnh trong thương hiệu và uy tín, họat động lâu đời và nhiệt tình của cán bộ nhân viên ngân hàng nên cũng thu hút được khá đông các cá nhân kinh doanh, tiểu thương, … tham gia vay vốn. Thể hiện qua mức dư nợ bình quân 6,397 triệu đồng chiếm 23.81% trong tổng dư nợ năm 2010, sang năm tiếp theo là 10,141 triệu đồng chiếm 29.42%, đến tháng 6 năm 2013 là 6.791 triệu đồng chiếm 29,77%
Đây cũng là nhóm KH mà ngân hàng hướng đến nhưng là cũng tuỳ thuộc vào tình hình nền kinh tế và lĩnh vực kinh doanh của từng người, nhóm KH này có thu nhập khá cao nhưng không đạt được mức độ ổn định như đối với nhóm CB – CNV, chịu tác động nhiều hơn từ nền kinh tế, thời tiết,... Bên cạnh đó, đặt mối quan hệ đối với nhóm KH này thông thường ngân hàng còn xem xét trên mối quan hệ tổng thể với các lợi ích khác như là họ có thể sử dụng các dịch vụ khác tại ngân hàng, duy trì tài khoản tiền gửi với số dư cao,… nên ngân hàng cũng tìm cách tiếp cận và nâng cao loại hình KH này vì khả năng họ mang lại lợi nhuận là rất lớn. Tỷ trọng nợ xấu của nhóm KH này nhìn chung là cao hơn so với CB- CNV ở mức 0.56% năm 2010 và 0.14% năm 2012 nên cho vay đối với nhóm KH này ngân hàng cũng cần chú trọng trong công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát tình hình KH thường xuyên và thường là yêu cầu về TSBĐ là rất chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro.
Tóm lại, phát triển mối quan hệ với mỗi nhóm KH trên đều là điều cần thiết trong tình hình cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. Tuy nhiên, đặc điểm về nguồn trả nợ, phương thức trả nợ và loại hình TSBĐ mà với mỗi nhóm khác nhau CN cần có những hướng khác nhau nhằm thu hút một cách hiệu quả.