soát nội bộ Phòng
2.4.3. Những rủi ro tiềm ẩn.
Từ quá trình phân tích thực trạng cho vay của CN, ta có thể kết luận rằng cho đến thời điểm này chưa có hợp đồng tín dụng nào xảy ra tình trạng nợ khó đòi. Mặc dù trong những năm qua Ngân hàng vẫn còn nợ quá hạn, nhưng các khoản nợ này không đáng kể và đã được sự đồng ý của Ngân hàng khi gia hạn nợ cho số KH vay đang gặp khó khăn, nên đến thời điểm hiện tại chưa có rủi ro xảy ra là điều dễ hiểu, nhưng điều này không có nghĩa là xác xuất xảy ra rủi ro hoàn toàn không đối với nghiệp vụ CVTD tiêu dùng của CN nói chung và cho vay mua nhà nói riêng, có những rủi ro khách quan hoàn toàn bất ngờ có thể xảy ra gây thiệt hại cho Ngân hàng. Chính vì thế có thể dự đoán những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra:
- Rủi ro về khả năng trả nợ của KH vay: có thể vì lý do khách quan như giảm thu nhập, thất nghiệp do doanh nghiệp người đó làm việc khó khăn trong kinh doanh nên đã không trả được lương cho người lao động hay doanh nghiệp đó đang trong tình trạng giảm biên chế.
- Có thể những rủi ro không dự đoán trước được như ốm đau, tai nạn… làm cho KH lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính như sự sụt giảm hay mất hẳn thu nhập.
- Những rủi ro xuất phát từ phía chủ quan của người vay, trường hợp KH cố tình không trả nợ, hay họ thay đổi chỗ làm việc…Đây là một trong những rủi ro gây thiệt hại nhiều nhất cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả của món vay không thể hiện ở chỗ có thu hồi được hay không mà là cách thức thu hồi như thế nào để ít phải tốn kém chi phí nhất, vì vậy tùy tính chất của những rủi ro mà Ngân hàng có những cách thức thu hồi hợp lý.
- Những rủi ro do việc biến động của các bất động sản mà KH thế chấp. tại thời điểm mà KH thế chấp thì tài sản thế chấp có giá cao, nhưng đến khi Ngân hàng phát mãi tài sản để thu hồi nợ trong những trường hợp KH không còn khả năng trả nợ thì lại giảm giá, điều này sẽ dẫn đến việc CN không thu hồi đủ số nợ mà KH đã vay.
CHƯƠNG 3