Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình định (Trang 88)

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CN BÌNH ĐỊNH

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ là một điều hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng bởi đây chính là bộ mặt của ngân hàng. Ngày nay khi mà các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng gần như là giống nhau thì chính yếu tố về phong cách phục vụ và thái độ của nhân viên sẽ tạo nên sự khác biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác. KH sẽ đánh giá ngân hàng thông qua thái độ làm việc của nhân

viên có chuyên nghiệp hay không, có thể tin tưởng để lựa chọn dịch vụ của ngân hàng hay không.

Chính sách tuyển dụng: Ngay từ khâu tuyển dụng ngân hàng phải sàng lọc, lựa chọn những nhân viên toàn vẹn trí đức. Hoạt động cho vay luôn đòi hỏi sự nhanh nhẹn, sáng tạo của nhân viên, hơn nữa tuyển dụng được nhân viên giỏi giúp cho ngân hàng hoạt động một cách có hiệu quả và thông suốt. Thêm vào đó nhân viên có năng lực và trình độ thì thời gian đào tạo được rút ngắn, do đó giảm được chí phí đào tạo, việc nắm bắt thông tin và công nghệ mới cũng diễn ra một cách dễ dàng.

Chính sách đào tạo: Việc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao nghiệp vụ của nhân viên là rất cần thiết. Ngân hàng cần đào tạo cán bộ tín dụng theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng viết, kỹ năng đàm phán... Bên cạnh đó là các buổi giao lưu du lịch để nâng cao tình đồng nghiệp. Việc khuyến khích cán bộ tín sử dụng thành thạo ngoại ngữ, vi tính là rất cần thiết (giúp giao tiếp với KH hoặc tra cứu thông tin chuyên ngành).

Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách một nhóm KH nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tuỳ theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết KH một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu KH, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Chính sách đãi ngộ khen thưởng: Ngân hàng cần có chế độ lương bổng phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực không chỉ của các cán bộ tin dụng mà còn của toàn nhân viên. Đặc biệt là lộ trình nâng lương hợp lý theo năng lực và đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng. Sau mỗi hợp đồng tín dụng lớn thành công, nghĩa là khoản cho vay lành mạnh, thu hồi gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cần xét thưởng nóng cho cán bộ tín dụng phụ trách. Ngoài ra, những cán bộ có mức huy động hoặc tín dụng vượt chỉ tiêu đặt ra cũng nên được xét duyệt khen thưởng. Sự

đãi ngộ và chính sách lương thưởng như vậy sẽ khuyến khích các cán bộ tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn.

Chính sách xử lý sai phạm: Bên cạnh thưởng, CN cũng cần quy định việc xử phạt cho những sai phạm trong đạo đức hành nghề của các cán bộ tín dụng với những mức xử phạt cụ thể như trừ lương, thưởng, buộc phải giải quyết hết các khoản nợ quá hạn thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc thậm chí là đình chỉ công tác, sa thải.

Sàng lọc cán bộ thường xuyên: Định kỳ, CN cần kiểm tra chất lượng cán bộ tín dụng về cả năng lực chuyên môn lẫn tư cách đạo đức, với những trường hợp vi phạm nhiều lần, ban lãnh đạo cần xem xét có nên để cá nhân đó tiếp tục công việc nữa hay không. Điều này khiến cho các nhân viên luôn có ý thức tự trau dồi bản thân và hoàn thiện mình, tránh bị khiển trách hoặc sa thải.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình định (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w